">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

CÔ TÔ

              (Nguyễn Tuân)

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).


- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo)

19 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời(truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo(truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ýKhi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).

- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo).

- Không gian cảnh vật lúc mặt trời lên có gì đổi khác?

20 tháng 2 2016

c hok sry

2 tháng 10 2016

1.Lập dàn bài cho đề văn:

   a, Tự giới thiệu bản thân:                           

       Mở bài:

       -Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.

       -Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...

       -Cảm xúc:  Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.

      Thân bài:

       -Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)

       -Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.

        +Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.

        +Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.

        +Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).

        +Và người thứ 4 chính là mình.

       -Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.

        +Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát

        +Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những                   chiếc găng tay xinh xắn.

        +(Bạn có thể thay thế phần này).

       -Sở thích và nguyện vọng:

        +Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe               nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo                 khó).

      Kết bài:

       -Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành           cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

                                                                            THE END             

25 tháng 8 2017

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a. Mở bài:

- Bạn ấy tên là gì ?

- Quê quan địa chỉ ở đâu ?

- Lời chào và lý do kể

b. Thân bài:

- Lý do thích chơi với bạn ấy ?

- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?

- Ngoại hình của bạn như thế nào ?

- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?

- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?

c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn

DL
23 tháng 12 2024

wow

22 tháng 2 2016

oe zô điên

22 tháng 2 2016

                                                                                                        SỌ DỪA

                                                                                                   (Truyện cổ tích)

 

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,...).

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu(1)...

2. Truyện cổ tích được chia làm ba loại:

- Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.

- Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ...

- Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường. Thứ nhất, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to. Thứ hai, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thứ ba, tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".

Truyện kể về sự ra đời của Sọ Dừa, loại nhân vật ngay từ khi ra đời đã mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.

2. Những chi tiết thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa: chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, tự tin (chăn bò, giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và lo đủ sính lễ theo điều kiện phú ông đặt ra), thông minh (thi đỗ Trạng nguyên), có tài dự đoán tương lai chính xác (khi đi xứ, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn vợ phải luôn giắt trong người).

Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng (tròn như sọ dừa) đối lập với phẩm chất bên trong (thông minh, tài giỏi). Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.

3. Cô Út lấy Sọ Dừa vì: cô nhận biết được thực chất vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".

Khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn (đâm chết cá, khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống ăn qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu). Có thể nói: đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.

4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí... trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.

5. Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân. Truyện còn đề cao lòng nhân ái: "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

Truyện khẳng định niềm tin vào sự chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với những bất công, khẳng định sự chiến thắng của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.

Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

2. Lời kể:

- Lời dẫn chuyện diễn cảm, chú ý các chỗ ngắt giọng khi thay đổi tình huống và chọn giọng phù hợp với đặc điểm và biểu hiện của các nhân vật.

- Lời Sọ Dừa khi thấy mẹ muốn vứt mình đi: "Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi tội nghiệp" - kể bằng giọng van nài, cầu khẩn.

- Giọng than phiền của người mẹ, giọng kẻ cả, mỉa mai của phú ông khi ra lời thách cưới, giọng trịch thượng, tỏ vẻ khinh miệt của phú ông khi muốn tìm cách nuốt lời hứa với Sọ Dừa.

 

 


(1) Theo tác giả Chu Xuân Diên:

- Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ, do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội có ý nghĩa ma thuật. Song truyện cổ tích phát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp nên chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về cuộc sống xã hội muôn màu muôn vẻ với những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.

– Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.

– Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân, và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ ((Từ điển văn học, tập II, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

Bàn về chức năng của truyện cổ tích, Gorki đã cho rằng:

"Trên đời nàykhông có cái gì là không có tác dụng giáo dục, cũng không làm gì có những truyện cổ tích không chứa đựng những yếu tố "răn dạy", những yếu tố giáo dục. Trong các truyện cổ tích, điều trước tiên có tác dụng giáo dục là "sự hư cấu" – cái khả năng kì diệu của trí óc chúng ta có thể nhìn xa về phía trước sự kiện. Trí tưởng tượng phóng túng của những người kể truyện cổ tích đã biết đến những "tấm thảm biết bay' hàng chục thế kỉ trước khi loài người phát minh ra máy bay, đã tiên đoán những tốc độ di chuyển kì diệu trong không gian từ rất lâu trước khi có máy hơi nước, máy nổ và máy điện (Gorki bàn về văn học, tập I, NXB Văn học, H., 1970).

22 tháng 2 2016

oe zô điên

20 tháng 8 2017

Tham khảo

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc. Thứ năm, Roisắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.



22 tháng 2 2016

I.VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.

Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại (ví dụ như nhân vật Hê-ra-kléx trong thần thoại Hi Lạp).

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.

Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.

3. Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

4*. Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cưới được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lí. Tiếng đàn khiến cho quân mười tám nước chư hầu không cần phải đánh cũng thất bại, tiếng đàn khi ấy tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa.

5. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc, những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế,...

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

2. Lời kể:

Căn cứ vào tình tiết truyện, giọng kể thể hiện sự hấp dẫn bất ngờ.

- Mở đầu các đoạn, kể bằng giọng trầm.

- Giọng sôi nổi, mạnh mẽ và dồn dập khi thể hiện không khí của cuộc giao tranh, tả cảnh Thạch Sanh đánh chằn tinh, Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa...

- Đoạn kể công chúa nghe tiếng đàn khỏi câm, Lí Thông bị kết tội, được Thạch Sanh tha nhưng lại bị sét đánh chết cần kể bằng giọng hào hứng, vui vẻ vì công lí đã được thực hiện.

- Khi thuật lại những lời Lí Thông nói với Thạch Sanh cần thay đổi giọng điệu để diễn tả sự xảo trá, giả dối trong lời nói của Lí Thông.

 

3*. Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.

26 tháng 2 2017

Soạn bài: Thạch Sanh

Tóm tắt:

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1:

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh rất khác thường. Chàng là thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh. Sau đó, Thạch Sanh lại được các vị thần xuống truyền cho võ nghệ và các phép thần thông.

Sự ra đời và lớn lên như vậy của Thạch Sanh đã cho thấy nhân dân rất thông cảm với hoàn cảnh nghèo khổ và mồ côi của chàng. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

Câu 2:

Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua nhiều thử thách: đi canh miếu và giết chết chằn tinh, xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa rồi lại bị Lí Thông lừa nhốt trong hang, hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ khiến Thạch Sanh bị bắt nhốt trong ngục.

Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.

Câu 3:

Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông thể hiện ở các chi tiết: về tính cách, Thạch Sanh vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm trong khi Lí Thông lừa lọc, xảo trá, vụ lợi (kết nghĩa với Thạch Sanh chỉ để lợi dụng) và vô cùng độc ác; về hành động, Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.

Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.

Câu 4: Chi tiết thần kỳ :

(1): Tiếng đàn

  • Giải oan cho mình và nên duyên với công chúa.

  • Khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.

- Ý nghĩa :

  • Giải thoát cho Thạch Sanh khỏi cảnh tù tội và cứu được công chúa, tiếng đàn tượng trưng cho công lý.

  • Khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa.

(2): Niêu cơm đất

  • Đãi hàng binh.

  • Ăn mãi không hết.

- Ý nghĩa:

  • Sự chân tình một mạc của lòng người.

  • Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh không bao giờ vơi cạn.

Câu 5:

Truyện kết thúc: Lý Thông chết, Thạch Sanh hạnh phúc là cái kết có hậu trong hầu hết các truyện cổ tích. Qua cách kết thúc câu chuyện, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

22 tháng 2 2016

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

TREO BIỂN

(Truyện cười)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội(1).

2. Kho tàng truyện cười của nước ta rất phong phú với những câu chuyện nổi tiếng như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai Tú Xuất... Đối tượng chủ yếu của những câu chuyện này là giai cấp thống trị tham lam, kênh kiệu nhưng dốt nát. Tiếng cười khi đó trở thành vũ khí sắc bén của nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị.

Ngoài ra còn có một loại truyện cười khác mà đối tượng của nó chính là những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu vẫn còn rơi rớt trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Khi đó, tiếng cười có tác dụng khiến cho con người trở nên minh mẫn, sáng suốt, sống lành mạnh và khoẻ khoắn hơn.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nội dung tấm biển nhà hàng đã treo lên có bốn yếu tố:

- "ở đây": chỉ địa điểm.

- "Có bán": chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

- "Cá": chỉ mặt hàng đang kinh doanh.

- "Tươi": chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phân biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn).

2. Có bốn người góp ý về tấm biển:

- Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi" (Nhà này xưa nay quen bán cá ươn?)

Ý kiến này không thoả đáng. Như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô), nên chữ tươi là cần thiết.

- Người thứ hai bình phẩm hai chữ "ở đây" (Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá).

Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong nghệ thuật quảng cáo, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng (Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).

- Người thứ ba bàn về hai chữ "có bán".

Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ ). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ , tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).

- Người cuối cùng bàn về chữ "cá".

Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

3. Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được (bán, cá, tươi ). Tiếng cười bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

4. Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một cửa hàng bán cá đề biển: "ở đây có bán cá tươi". Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ "Ở đây có bán cá tươi", đến "Ở đây có bán cá", rồi "Có bán cá". Còn một chữ "Cá" cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

2. Lời kể:

Cần chú ý thể hiện: giọng "nửa đùa nửa thật" của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất đi một phần tấm biển; cuối cùng cất nốt tấm biển lẽ ra nó có thể giúp cho công việc bán cá sẽ thuận lợi hơn.

3. Nếu cần treo một cái biển để quảng cáo bán hàng, nhà hàng nọ có thể chỉ cần trương lên hai chữ Bán cá là được. Hai chữ này vừa giới thiệu được hình thức kinh doanh lại vừa ngầm xác định luôn địa điểm, vùa đảm bảo tính hàm xúc cô đọng lại vừa tránh được những góp ý rườm rà của người khác. Cái biển cũ mà nhà hàng treo lên vốn nó đã không chặt chẽ, vì thế mà người chủ nhà hàng này mới gặp phải những rắc rối như đã biết. Cái biển Ở đây có bán cá tươi có nhiều yếu tố dư không cần thiết, bởi vậy những người đi đường mới tham gia góp ý. Song nếu tiếp thu những ý kiến đã nêu của những người đi đường để sửa vào cái biển nọ thì lại làm cho nó càng tối nghĩa hơn.

Từ câu chuyện này, có thể rút ra bài học, khi sử dụng từ ngữ cần suy nghĩ cho kĩ càng để có thể lựa chọn được cách diễn đạt tối ưu, tránh những phiền hà không mong muốn.

 


(1) Về truyện cười dân gian, tác giả Chu Xuân Diên cho rằng:

Truyện cười dân gian "còn gọi là truyện tiếu lâm (có nghĩa là rừng cười), là một trong những thể loại tự sự tiêu biểu cho dòng văn hài hước dân gian, bao hàm những loại truyện khác nhau về tính chất của đối tượng phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước. Ở truyện cười dân gian Việt Nam, đó là các loại truyện trào phúng. Trong loại truyện khôi hài, cái hài hước nằm trong những hiện tượng trái tự nhiên. Nhưng những hiện tượng trái tự nhiên này mang tính hài hước chỉ ở mức độ gây nên những phản ứng về mặt tư duy lô gích chứ chưa phải là những phản ứng về mặt đạo đức – xã hội... Trong loại truyện trào phúng, cái hài hước nằm trong những con người có những thói xấu đi ngược lại những quan điểm đạo đức – xã hội của nhân dân, như thói lười biéng, xu nịnh, hách dịch v.v... Truyện trào phúng do đó mang nhiều ý nghĩa xã hội và có giá trị thẩm mĩ tích cực hơn so với truyện khôi hài...

Truyện cười dân gian là một biểu hiện của tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo và tinh thần đấu tranh chống cái xấu của nhân dân lao động. Song trong truyện cười dân gian, cũng thấy biểu hiện cả tính không thuần nhất và những hạn chế về tư tưởng nghệ thuật của người nông dân thời xưa (Từ điển văn học, tập II, Sđd).

 

 

(Ví dụ: A! Đây rồi. Cầy tơ bảy món).

- Người thứ ba bàn về hai chữ "có bán".

Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua) Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (hãy đến mua) hay là mua cá (mang cá đến mà bán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều (so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá).

- Người cuối cùng bàn về chữ "cá".

Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

3. Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được (bán, cá, tươi ). Tiếng cười bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

4. Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Ở đây là tính chất thụ động, ba phải "mười bảy cũng ừ, mười tư cũng gật" của nhà hàng. Treo biển lên để quảng cáo là một công việc rất có ý nghĩa nhưng chính người chủ cửa hàng bán cá cũng không nhận thức được ý nghĩa đó, không có chủ kiến của mình, rốt cuộc treo lên rồi lại cất đi chỉ vì những ý kiến vô thưởng vô phạt. Việc làm khi đó vừa tốn công, phí sức lại vừa đáng chê cười.

Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Một cửa hàng bán cá đề biển: "ở đây có bán cá tươi". Cứ nghe người đi qua bình phẩm, nhà hàng lại cất bớt đi một hai chữ, từ "Ở đây có bán cá tươi", đến "Ở đây có bán cá", rồi "Có bán cá". Còn một chữ "Cá" cuối cùng, thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng bèn cất nốt cả tấm biển.

2. Lời kể:

Cần chú ý thể hiện: giọng "nửa đùa nửa thật" của những người đến góp ý và giọng hài hước, mỉa mai khi thuật chuyện nhà hàng cứ mỗi khi thấy người ta góp ý thì lại cất đi một phần tấm biển; cuối cùng cất nốt tấm biển lẽ ra nó có thể giúp cho công việc bán cá sẽ thuận lợi hơn.

3. Nếu cần treo một cái biển để quảng cáo bán hàng, nhà hàng nọ có thể chỉ cần trương lên hai chữ Bán cá là được. Hai chữ này vừa giới thiệu được hình thức kinh doanh lại vừa ngầm xác định luôn địa điểm, vùa đảm bảo tính hàm xúc cô đọng lại vừa tránh được những góp ý rườm rà của người khác. Cái biển cũ mà nhà hàng treo lên vốn nó đã không chặt chẽ, vì thế mà người chủ nhà hàng này mới gặp phải những rắc rối như đã biết. Cái biển Ở đây có bán cá tươi có nhiều yếu tố dư không cần thiết, bởi vậy những người đi đường mới tham gia góp ý. Song nếu tiếp thu những ý kiến đã nêu của những người đi đường để sửa vào cái biển nọ thì lại làm cho nó càng tối nghĩa hơn. 

Từ câu chuyện này, có thể rút ra bài học, khi sử dụng từ ngữ cần suy nghĩ cho kĩ càng để có thể lựa chọn được cách diễn đạt tối ưu, tránh những phiền hà không mong muốn.

 

 

5 tháng 11 2019

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Nội dung của tấm biển có 4 yếu tố:

- “Ở đây”: vị trí, địa điểm.

- “có bán”: hoạt động của cửa hàng.

- “cá”: loại mặt hàng được bán.

- “tươi”: chất lượng của mặt hàng.

Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có 4 người góp ý về cái biển, các ý kiến đều thiên về lối bắt bẻ chữ nghĩa không có cơ sở khoa học.

- Ý kiến (1): bình phẩm chữ “tươi” – chữ nói lên chất lượng mặt hàng – điều mà khách hàng quan tâm.

- Ý kiến (2): bỏ chữ “ở đây” nghe có vẻ hợp lí nhưng nó tạo sự chú ý của khách.

- Ý kiến (3): bỏ chữ “có bán” – hai từ rất quan trọng thể hiện tính chất của kinh doanh là bán chứ không phải mua.

- Ý kiến (4): bỏ chữ “cá” – rất vô lí vì mặt hàng để bán là thứ quan trọng nhất trong quảng cáo để người mua biết.

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Các chi tiết gây cười: cắt bỏ dần dần đến khi tưởng không còn ai bắt bẻ, cuối cùng lại cất nốt tấm biển. Sự thiếu chính kiến của ông chủ cửa hàng, tốn công sức và thời gian.

- Cái cười bộc lộ rõ nhất khi cửa hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc của mình, mất chủ kiến.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa truyện: Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kỹ khi nghe những ý kiến khác. Đưa ra bài học cho mỗi người.

6 tháng 1 2017

1. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên thể hiện tài quan sát và miêu tả tinh tế của nhà văn Tô Hoài. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất (lời nhân vât Dế Mèn) biến hoá sinh động và hấp dẫn người đọc.

Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến … “có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ”. Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … “mang vạ vào mình đấy”: Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

+ Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn.

2. Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu… to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc…, Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu… dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).

Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm…) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) như đôi càng mẫm bóng bằng đôi càng mập bóng, đôi càng to bóng…, ngắn hủn hoẳn bằng ngắn củn, ngắn tủn, ngắn cũn cỡn…, đi đứng oai vệ bằng đi đứng chững chạc, đi đứng đàng hoàng, đi đứng oai lắm… sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế.

3. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.

4. Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

5. Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người. Các truyện cổ tích về loài vật, các truyện ngụ ngôn (của Ê-Dốp, La-Phông-Ten,…), truyện Cuộc phiêu lưu của Gulliver,…là những truyện có cách viết giống như Dế Mèn phiêu lưu kí.

Chúc bạn học tốt!


10 tháng 2 2017

a. Tóm tắt đoạn trích

Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn này có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ... "có thể sắp đứng đầu trong thiên hạ"): Đoạn này miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ... "mang vạ vào mình đấy"): Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.

- Đoạn 3 (còn lại): sự ân hận của Dế Mèn.

Câu 2:

a. Chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:

- Dế Mèn có một ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

- Vẻ dữ tợn: lại thêm đầu to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc….

- Điệu bộ, cử chỉ: ra dáng con nhà võ, thích phô trương sức mạnh, co cẳng đạp phành phạch để thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

- Tình nết hung hăng, hống hách: Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…).

b. Tác giả vừa miêu tả ngoại hình vừa miêu tả hành động để bộc lộ tính cách của Dế Mèn: kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăngngộ nhận. Trong đoạn văn, các tính từ miêu tả hình dáng (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp ...); tính từ miêu tả tính cách (bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai oai vệ, tợn, giỏi, ghê gớm ...) được thể hiện đặc sắc. Nếu thay thế một số từ của tác giả bằng các từ đồng nghĩa (hoặc gần nghĩa) sự diễn đạt sẽ thiếu chính xác và thiếu tinh tế.

Câu 3: Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt bộc lộ rõ tính cách của Dế Mèn.

- Nhìn Dế Choắt bằng con mắt khinh thường giễu cợt:

+ Đặt tên cho người bạn đồng lứa là Choắt.

+ Miêu tả Choắt rất xấu xí (người dài lêu nghêu, cánh ngắn ngủn, càng bè bè, mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ).

- Nói năng với Choắt bằng giọng kẻ cả, trịch thượng:

+ Gọi "Chú mày" dù cùng tuổi.

+ Lên mặt dạy đời: "Chú mày có lớn mà chẳng có khôn".

- Cư xử ích kỉ lỗ mãng:

+ Choắt không thông ngách với Mèn thì Mèn mắng nhiếc.

+ Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt.

+ Bỏ ra về không chút bận lòng.

Câu 4:

Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !".

Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !".

Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi "nằm im thin thít". Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám "mon men bò lên". Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Câu 5:

Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.

Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người. Thí dụ: Dế Mèn trịnh trọng và khoan thai đưa chân vuốt râu; Dế tưởng mình là tay ghê gớm đứng đầu thiên hạ; Mèn hối hận với lỗi của mình gây nên cái chết cho Choắt …

Những câu chuyện như Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho Mèo; Con hổ có nghĩa ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.

II. Luyện tập

Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.

Bạn có thể tham khảo đoạn văn sau:

Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay, cũng may mà thoát nạn nhưng nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên.

Thấy hay để lại bình luận động viên nhé ^^^^

22 tháng 2 2016

 

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

I. VỀ THỂ LOẠI

1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).

3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

 

 


(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng"(Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).

 

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.  

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

2. Tóm tắt: 

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.

- Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.

- Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.

- Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.

22 tháng 2 2016

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

truyen thuyet con rong chau tien

Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng “huyền ảo hoá” các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được “lịch sử hoá” để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng… đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

loading...
Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
 

(1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luận Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.

Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.

Tóm tắt:
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.

Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
– Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.

– Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.