Hướng dẫn soạn bài " Khóc Dương Khuê" - Nguyễn Khuyến
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thể thơ: Song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 1: Điểm nhìn của tác giả
Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu
- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...
- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …
Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. "Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo"… đúng là thanh sơ.
Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
- Miêu tả trực tiếp:
+ Nước "trong veo", sóng "gợn tí", mây "lơ lửng", lá "khẽ đưa vèo" các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.
+ Đặc biệt câu kết "cá đâu đớp động dưới chân bèo".
Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.
Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4:
Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.
Câu 5:
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.
bn vào địa chỉ này nhé : http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-tu-tinh-ho-xuan-huong.html và http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-thu-dieu-nguyen-khuyen.html
- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó
- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời
⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Chị gia nhập thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Chị là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Hiện nay là biên tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt nam
2. Tác phẩm
Truyện "Những ngôi sao xa xôi" thuộc những tác phẩm đầu tay của chị viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của chúng ta đang vào giai đoạn ác liệt nhất.
Bằng ngôn ngữ hồn nhiên, sinh động, trẻ trung, nhạy cảm với tấm lòng trân trọng, tác giả ca ngợi tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên trọng điểm của Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
II. Trả lời câu hỏi :
1. Tóm tắt : Ba nữ thanh niên xung phong Phương Định (tôi), Nho, chị Thao được phân công trinh sát mặt đường với nhiệm vụ quan sát địch ném bom, đếm bom, đánh dấu vị trị bom chưa nổ, phá bom và tính toán khối lượng đất đá phải san lấp. Ba người, mỗi người một đặc điểm, một tính nết nhưng đều giống nhau ở tinh thần dũng cảm, chịu đựng gian khổ, đối mặt với cái chết. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Hai người lo lắng, săn sóc. Nhưng công việc vẫn tiếp tục. Ba cô gái vẫn bám trụ trên trọng điểm.
Truyện được trần thuật từ nhân vật Phương Định. Việc lựa chọn như vậy thuận lợi để tác giả miên tả, thể hiện cảm xúc trực tiếp của nhân vật chính, người tham gia câu chuyện. Đồng thời cho người đọc cảm giác được tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật, chứng kiến những gian khổ, nguy hiểm trong cuộc sống và chiến đấu của họ.
2. Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là :
- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.
- Họ đều là các cô gái còn trẻ,c ó tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội
- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản gị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa
- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui con trẻ
Mỗi người trong họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích mơ mộng hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.
3. Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người cương quyết , táo bạo
Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất : Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ?
Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn.
Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố
Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ : hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ
4. Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động.
5. Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao ( Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.
Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.
Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập
Đề bài: Soạn bài nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh văn 10
I. tìm hiểu chung
1. tác giả
- Vương Xương Linh (608 – 756), tự là Chiếu Bá.
– Quê ở Thiểm Tây trung Quốc.
– Ông nổi tiếng là một nhà thơ thiên về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ông không những sử dụng thành thạo thể thơ này trong những sáng tác của mình mà ông còn đạt được nhiều thành công đối với nó.
– Ông để lại 180 bài thơ và một số tập văn.
– Nội dung thơ ông phong phú: có những bài thơ nói về tình cảm bạn bè trong sáng, khi lại là khúc oán của người cung nữ, đề cập đến cuộc sống của những người lính biên cương.
– Phong cách thơ: trong trẻo tinh tế.
2. Tác phẩm
a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
b. Bố cục: 2 phần.
– Phần 1: hai câu thơ đầu: thể hiện được cô gái phòng khuê vẫn còn vô tư trong sáng.
– Phần 2: cô gái nhận ra hối hận đã để chồng đi kiếm tước hầu.
c. Nhan đề: nỗi oán là nỗi oán hận, day dứt trong lòng, người phòng khuê là chỉ những cô gái có chồng đi lính xa xôi.
-> Nhan đề có nghĩa là nỗi oán hận, hối hận của người con gái khi để chồng đi lính kiếm tước hầu.
II. Phân tích
1. Cô gái phòng khuê vẫn trong sáng vô tư không biết sầu.
– Chồng đi lính kiếm tước hầu nhưng cô gái chẳng biết sầu là gì hoạt động hằng ngày của cô vẫn diễn ra bình thường như khi chồng còn ở nhà vậy.
– Cô vẫn không biết sầu là gì mặc dù thiếu bóng người chồng.
– Cô vẫn hàng ngày trang điểm má phấn hồng son dạo lên lầu.
-> Đây quả là một cô gái vô tư không lo nghĩ gì nhiều, cô vẫn còn rất trẻ và suy nghĩ còn chưa được trưởng thành. Cô hãy còn vui vẻ nhưng chỉ là vui vẻ một mình.
soan bai noi oan nguoi khue phong
2. Sự hối hận của cô gái
- Đây quả là một bước chuyển biến tâm trạng rõ rệt của cô gái ấy.
– Cô trang điểm bước lên lầu nhưng để ai ngắm cô kia chứ, bỗng chốc cô nhận ra việc cô để chông đi kiếm hầu tước là sai.
– Cô nhìn thấy ngọn liễu xanh kia thì chợt nghĩ đến bản thân mình, khi này cô vẫn còn trẻ tươi xanh như thế kia, đẹp như thế kia.
– Thế nhưng cô nhận ra để người chồng đi lính là đẩy chồng mình vào biết bao nhiêu khó khăn gian khổ thậm chí nó còn đánh đổi cả tính mạng để lấy được hầu tước.
– Lỡ như có chuyện gì xảy ra thì nàng trẻ như liễu xanh mà không có ai để ngắm, không có ai khen ngợi vẻ đẹp của nàng, thậm chí nàng còn trở thành một người góa bụa.
-> Chính vì lí do ấy mà cô gái vô tư bỗng chốc trở thành một cô gái biết sầu, hối hận khi cho chồng đi lính.
III. Tổng kết
- Nội dung: bài thơ thể hiện được sự chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng đi lính kiếm hầu tước. Cô oán hận chiến tranh khiến chồng cô phải đi lính, cô càng oán hận khi bản thân mình quá vô tư không nghĩ xa mà lại để chồng đi lính.
– Nghệ thuật: tả tình tinh tế, ngắn gọn, hàm súc.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Dương Khuê (1839 - 1902) là người làng Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, sau đậu tiến sĩ nên còn được gọi là Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Dương Khuê là người có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực. Ông còn là một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là hai người bạn tâm đầu ý hợp, cùng có tấm lòng với dân tộc, nhưng họ lại đi hai con đường khác nhau, Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn còn Dương Khuê tiếp tục làm quan…
Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán với nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên là “Khóc bạn”, nay quen gọi là “Khóc Dương Khuê”. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của nhà thơ về nhân tình thế thái.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:
+ Hai câu đầu: đau xót khi nghe tin bạn mất.
+ Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
+ Phần còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.
Bố cục này đã thể hiện một cách chân thực mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tác giả trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ.
2. Hai câu thơ mở đầu đã diễn tả rất tinh tế nỗi đau mất bạn của nhà thơ. Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình. Còn nỗi đau mất bạn cũng được diễn tả hình ảnh “Nước mây man mác…”. Nỗi buồn đau thấm cả vào cảnh vật. Nỗi đau của người già thâm trầm kín đáo nhưng sâu sắc. Những từ “man mác”, “ngậm ngùi” đã thể hiệ được sắc thái tinh tế ấy trong cách thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đau đớn nhưng không ồn ào mà da diết.
3. Khi khóc bạn, nhà thơ ôn lại kỉ niệm gắn bó giữa hai người. Kỉ niệm được nhắc lại bắt đầu từ khi họ gặp nhau và cho đó là “duyên trời”. Cách diễn đạt này của tác giả đã khẳng định một lần nữa tình bạn sâu sắc của hai người. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng “chơi nơi dặm khách”, “rượu ngon cùng nhấp”, cùng “bàn soạn câu văn”. Không chỉ có những kỷ niệm ngọt ngào, họ cũng đều cùng là nạn nhân của thời thế. Vì thế, tin người bạn mất đã làm nhân vật trữ tình vô cùng xúc động. Nỗi niềm ấy được nhà thơ thể hiện một cách chân thực:
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là
Ba từ thôi thể hiện rõ nỗi xót xa đau đớn, sự hụt hẫng của người bạn già. Câu thơ vừa là nỗi khóc bạn vừa là nỗi thương mình.
4. Đoạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tính chất bất ngờ của tin bạn mất lại được nhắc lại :
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
Sự ra đi của ngươì bạn già lại được dùng bằng một cách nói khác đoạn trên “vội về ngay”. Về là về với tiên tổ. Cũng là một cách nói giảm nhưng xmang sắc thái biểu cảm khác.
Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.
Giữa họ, trong những ngày không gặp nhau khi mỗi người đi một con đường, vẫn chung nỗi đau thế sự. Xác nhận “chán đời là phải” là sự thể hiện một cách kín đáo và thâm trầm của nhà Nho về thời thế. Thời thế hỗn loạn, những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống đang bị phá huỷ đã khiến những nhà nho có nhân cách và biết tự trọng như Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy “chán đời”.
5. Tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng. Mất đi người tri âm, người ở lại sẽ rơi vào cô đơn, sẽ không còn người để giãi bày tâm sự. Lời khóc bạn của người già khác với nỗi đau của người trẻ tuổi. Đây là nỗi đau nuốt nước mất vào trong. Tình cảm chân thành của một người bạn già đã được thể hiện thật chân thành và sâu sắc.