">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Dương Khuê (1839 - 1902) là người làng Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây. Đậu cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, sau đậu tiến sĩ nên còn được gọi là Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Dương Khuê là người có nhân cách, là một ông quan thanh liêm, chính trực. Ông còn là một nhà thơ lớn của thế kỷ XIX. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là hai người bạn tâm đầu ý hợp, cùng có tấm lòng với dân tộc, nhưng họ lại đi hai con đường khác nhau, Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn còn Dương Khuê tiếp tục làm quan…

Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán với nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên là “Khóc bạn”, nay quen gọi là “Khóc Dương Khuê”. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của  nhà thơ về nhân tình thế thái.
 

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Bài thơ có thể chia thành ba đoạn:

+ Hai câu đầu: đau xót khi nghe tin bạn mất.

+ Từ câu 3 đến câu 22: Nhớ lại những kỷ niệm giữa hai người và thể hiện tâm trạng thời cuộc của nhà thơ.

+ Phần còn lại: Nỗi đau mất bạn và tâm sự cô đơn vì thiếu tri kỷ.

Bố cục này đã thể hiện một cách chân thực mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tác giả trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ.
 

2. Hai câu thơ mở đầu đã diễn tả rất tinh tế nỗi đau mất bạn của nhà thơ. Cách gọi “bác” vừa đúng mực, vừa rất thân mật. Để giảm nhẹ nỗi đau, để tự an ủi mình và thể hiện sự trân trọng đối với người bạn vong niên, nhà thơ đã dùng từ “thôi” để chỉ sự ra đi vĩnh viễn của người bạn già. Nhà thơ đã dùng cách nói giảm để thể hiện nỗi đau của mình. Còn nỗi đau mất bạn cũng được diễn tả hình ảnh “Nước mây man mác…”. Nỗi buồn đau thấm cả vào cảnh vật. Nỗi đau của người già thâm trầm kín đáo nhưng sâu sắc. Những từ “man mác”, “ngậm ngùi” đã thể hiệ được sắc thái tinh tế ấy trong cách thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đau đớn nhưng không ồn ào mà da diết.  
 

3. Khi khóc bạn, nhà thơ ôn lại kỉ niệm gắn bó giữa hai người. Kỉ niệm được nhắc lại bắt đầu từ khi họ gặp nhau và cho đó là “duyên trời”. Cách diễn đạt này của tác giả đã khẳng định một lần nữa tình bạn sâu sắc của hai người. Họ đã cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng “chơi nơi dặm khách”, “rượu ngon cùng nhấp”, cùng “bàn soạn câu văn”. Không chỉ có những kỷ niệm ngọt ngào, họ cũng đều cùng là nạn nhân của thời thế. Vì thế, tin người bạn mất đã làm nhân vật trữ tình vô cùng xúc động. Nỗi niềm ấy được nhà thơ thể hiện một cách chân thực:

Bác già tôi cũng già rồi

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là

Ba từ thôi thể hiện rõ nỗi xót xa đau đớn, sự hụt hẫng của người bạn già. Câu thơ vừa là nỗi khóc bạn vừa là nỗi thương mình. 
 

4. Đoạn từ câu 19 đến câu 28 vẫn trực tiếp thể hiện niềm thương tiếc người tri âm tri kỉ. Đó là hồi ức về lần gặp cuối cùng giữa hai người. Tính chất bất ngờ của tin bạn mất lại được nhắc lại :

Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời

Sự ra đi của ngươì bạn già lại được dùng bằng một cách nói khác đoạn trên “vội về ngay”. Về là về với tiên tổ. Cũng là một cách nói giảm nhưng xmang sắc thái biểu cảm khác.

Không phải chỉ là thương cho người ra đi đã phải sớm từ giã cuộc đời mà còn là thương mình, thương cho người ở lại đã mất đi một tri âm. Vẫn mang trong lòng nỗi u uất thời thế nên trong lời khóc bạn, trong nỗi đau mất tri kỷ có cả nỗi đau thời thế:

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng chi đã mải lên tiên.

Giữa họ, trong những ngày không gặp nhau khi mỗi người đi một con đường, vẫn chung nỗi đau thế sự. Xác nhận “chán đời là phải” là sự thể hiện một cách kín đáo và thâm trầm của nhà Nho về thời thế. Thời thế hỗn loạn, những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống đang bị phá huỷ đã khiến những nhà nho có nhân cách và biết tự trọng như Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy “chán đời”. 
 

5. Tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng. Mất đi người tri âm, người ở lại sẽ rơi vào cô đơn, sẽ không còn người để giãi bày tâm sự. Lời khóc bạn của người già khác với nỗi đau của người trẻ tuổi. Đây là nỗi đau nuốt nước mất vào trong. Tình cảm chân thành của một người bạn già đã được thể hiện thật chân thành và sâu sắc.

23 tháng 10 2019

Thể thơ: Song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đáp án cần chọn là: C

7 tháng 9 2016

Câu 1: Điểm nhìn của tác giả

   Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

   Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.

Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu

- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:

  • Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.

  • Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...

- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …

   Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. "Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo"… đúng là thanh sơ.

Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn

- Miêu tả trực tiếp:

   + Nước "trong veo", sóng "gợn tí", mây "lơ lửng", lá "khẽ đưa vèo" các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.

   + Đặc biệt câu kết "cá đâu đớp động dưới chân bèo".

   Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.

   Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Câu 4:

   Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.

Câu 5:

   Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

   Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.

1 tháng 9 2016

bn vào địa chỉ này nhé : http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-tu-tinh-ho-xuan-huong.html    và    http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-thu-dieu-nguyen-khuyen.html

10 tháng 3 2017

- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời

⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.

22 tháng 2 2016

Câu 1. Trong bài, từ “ ngất ngưởng” được sử dụng 4 lần.

- “Ngất ngưởng” tại triều: ông là một vị quan trí dũng có thừa nhưng chỉ để “ làm nên tay ngất ngưởng”. Sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là coi việc làm quan như bị trói buộc hay giam trong lồng, cũi…

- “ngất ngưởng” khi “ Đô môn giải tổ” : sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận. Ông muốn là một người sống tự nhiên, không cao siêu như tiên, như Phật nhưng cũng không phải sống cuộc sống dung tục tầm thường.

- Ngất ngưởng => thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.

Câu 2: NCT cho rằng làm quan bị gò bó nhưng ông vẫn ra làm quan vì:

- Ông có tư tưởng giúp nước cứu đời

- Kiêu hãnh, tự hào về sự có mặt của mình trên cõi đời

- “nợ công danh” ( Phạm Ngũ Lão” : NCT từng nói “ Làm trai đứng ở trong trời đất / Phải có danh gì với nuí sông” => khẳng định vai trò lớn lao mình phải đảm nhiệm,gánh vác trong cuộc đời.

=> Những việc đó cho thấy sự tự tin, tự ý thức, đề cao cái tôi cá nhân của NCT.

Câu 3: NCT cho mình là ngất ngưởng. Vì :

- Ông có tài năng khác người. Ông ra làm quan nhưng chỉ coi đó như một việc đùa, thoải mái suy nghĩ, nói năng…

- Có lúc ông phóng túng nhưng không trần tục để rồi Bụt cũng phải “ nực cười tay ngất ngưởng”.

- NCT đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng. Vì:

+ Với tư cách là một nhà nho, ông đã nhập thế tích cực, trải qua nhiều cương vị làm quan khác nhau, có mặt ở nhiều nơi trên đất nước, có những công lao đáng tự hào mà vẫn giữ đúng nghĩa vua tôi.

+ Mặt khác, ông cũng giữ được bản lĩnh cá nhân, giữ được cá tính của mình.

 

Câu 4: Thể hát nói có nhiều nét tự do, nhất là so với thơ Đường:

- TRong một bài thường có 11 câu nhưng ngoại lệ khá nhiều ( bài này 19 câu)

- Số chữ mỗi câu không hạn định

- Vần linh hoạt, không khắt khe về đối bằng trắc như thơ Đường

=> TÍnh chất tự do, phù hợp với cách diễn đạt những cảm xúc mới mẻ, khoáng đạt, phóng túng.

 

 

22 tháng 2 2016

I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:

- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc

- Thực: Nỗi khổ của người dân

- Luận: Tội ác của giặc xâm lược

- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc

Từ tan chợ thể hiện cuộc sống  của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.

Câu 2. Nỗi khổ của người dân

Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.

Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược

Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.

Câu 4. Thái độ của tác giả

Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

22 tháng 2 2016

Đề bài: Soạn bài vi hành của Nguyễn Ái Quốc văn lớp 11
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là búp sen xanh của làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghê An
–    Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan
–    Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng
–    Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và trở thành một vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam ta.
–    Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài viết được Hồ Chí Minh viết trong một dịp vua Khải Định đến Pháp để dự một cuộc họp quan trong. Nói là dự nhưng vị vua này chỉ sang để nhầm che mắt thiên hạ mà thôi. Chính vì thế Bác đã viết bài Vi hành bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp để tố cáo bộ mặt xấu xa của thực dân và vua bù nhìn

b.    Tình huống truyện

–    Tạo tình huống đặc sắc bất ngờ. Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt nên đã đưa ra những phán xét về con người này. Và qua những nhận xét đó để tố cáo bộ mặt giả dối của tên vua Khải Định
c.    Mâu thuẫn trào phúng: đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Hình tượng nhân vật Khải Định

–    Ngoại hình:
•    Mặt mũi : da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch -> vô duyên
•    Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện
•    Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm
–    Hành vi: lấm lét lén lút vi hành
->    Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn. Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đôi với hoàng đế Khải Đinh. Từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.

2.    Sự tố cáo của tác phẩm

–    Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm
–    Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn
–    Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước
–    Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp

3.    Nghệ thuật trào phúng qua sự nhầm lẫn

–    Nhầm lẫn 1: đôi trai gái nhầm tác giả là Khải Định
–    Nhầm lẫn 2: người dân Pháp nhầm những ai da vàng là Khải Định
–    Nhầm lẫn 3: chính phủ Pháp nhầm những người việt Nam trên đất nước Pháp là Khải Định
->    Đó phải chăng là một sự ngu dốt của chính phủ Pháp

III.    Tổng kết

–    Với nghệ thuật châm biếm đặc sắc cùng những tình huống nhầm lẫn đáng ngờ tác giả mỉa mai mà qua đó tố cáo vạch trần bộ mặt giả tao ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định. Đồng thời vạch trần tố cáo chính sách của thực dân Pháp

–    Với nghệ thuật châm biếm đặc sắc cùng những tình huống nhầm lẫn đáng ngờ tác giả mỉa mai mà qua đó tố cáo vạch trần bộ mặt giả tao ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định. Đồng thời vạch trần tố cáo chính sách của thực dân Pháp

2 tháng 3 2016

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 :

Trong truyện ngắn " Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn cao và quản ngục, trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là "tên đại nghịch", cầm đàu nổi loại nay bị bắt, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thường. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm, nhơ bẩn, tác giả đã tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ

Tình huống truyện độc đáo thể hiện ở mối quan hệ éo le; đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong tình thế đối nghịch : tử tù và quản ngục. Chính tình huống này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của  viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.

Câu 2 :

Trong "Chữ người tử tù", ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện ở ba phẩm chất

- Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông " đẹp và vuông lắm". Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà

- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt. Ông là một kẻ " đại nghịch" đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện ở thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và tù ngục.

- Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp ( viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẽ những lời gan ruột, chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả

Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có thiên lương. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục và thậm chí còn biết sợ cái việc " chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Có thể nói đó là hai mặt thống nhất  của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.

Câu 3 :

Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng được coi là một nhân vật độc đáo

- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã - thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ, khi mới " biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", ông đã có cái sở nguyện " một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối da ông Huấn Cao viết"

- Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động " biệt đãi" của ông đối với Huấn Cao - một kẻ tử tù đại nghịch

- Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kình đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng " biệt nhỡn liên tài", là người biết trân trọng những giá trị văn hóa.

- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một " tấm lòng trong thiên hạ", tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là " một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản dàn mà nhạc luật đều hỗn độn"

- Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ " thiên lương", biết trân trọng giá trị văn hóa và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp

Câu 4 :

Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện nổi bật và tập trung nhất trong đêm ông cho chữ viên quản ngục. Bằng khả năng sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sắc sảo, Nguyễn Tuân đã rất dụng công để khắc tạo lên một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", trong đó, nổi bật là vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ  hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao

Có thể nói cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì :

- Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ươt, hôi hám của nhà tù. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác ngự trị

- Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Trong cảnh này, người tù thì nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại thì lại khúm núm, run run bên cạnh người tù đang bị gông xiềng kia

- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lại tù nhân

Thì ra, giữa trốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với với cái ác,.. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng

Câu 5 :

Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bởi thế mà họ đều rất ấn tượng.

Nhân vật rất giàu tính cách, rất ngang tàng, rất tài năng nhưng cái tâm cũng luôn trong sáng. Đó là những biểu tượng về cái đẹp, là những con người hoàn mĩ

Trong truyện, đáng chú ý nhất là đoạn miên tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chứ. Đoạn văn này thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện mà còn ở khả năng sử dụng bút pháp đối lập tạo dựng cảnh. Chính nhờ thủ pháp này mà cảnh tượng hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ của nó.

 

5 tháng 11 2021

5 tháng 11 2021

giúp tôi với