K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC PHẨM

Đi đường cũng là một bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Bác viết bài thơ này để ghi lại cảm hứng lúc đi đường khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, các chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.

2. Bài thơ này thể hiện rất rõ kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật, bám theo trình tự kết cấu này sẽ nắm được mạch triển khai tứ thơ:

- Câu đầu - câu khai (khởi), mở ra ý thơ : nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đang trên hành trình gian nan (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan).

- Câu tiếp - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai : khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở trên hành trình mà người đi phải vượt qua (Trùng san chi ngoại hựu trùng san).

- Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này rất quan trọng trong việc bộc lộ tứ thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này : Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót (Trùng san đăng đáo cao phong hậu).

- Câu 4 - câu hợp, quan hệ chặt chẽ với câu chuyển thành một cặp câu thể hiện rõ ý chuyển và thâu tóm lại ý tứ của toàn bài : Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt (Vạn lí dư đồ cố miện gian).

Tình cảm, cảm xúc, các hình tượng nghệ thuật của bài thơ vận động theo kết cấu này. Như thế, cấu thứ ba như là một cái bản lề tạo ra bước ngoặt về ý cho cả bài thơ.

3. Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ  (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả rất lớn trong việc tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Việc lặp lại hai chữ tẩu lộ đã làm nổi bật ý thơ đường đi thật khó khăn gian khổ. Việc lặp lại các chữ trùng sanhựu trùng sancũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp, chồng chất khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần ở phía sau.

4. Câu thơ thứ hai:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san.

(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng).

khắc hoạ cái khó khăn chồng chất của người đi đường (vừa đi hết lớp núi này lại gặp ngay lớp núi khác).  Các dãy núi nối tiếp cứ như bất tận, triền miên. Nhân vật trữ tình như đang cảm nhận một cách rõ ràng hơn cái khó khăn của đường đi nói chung và của con đường cách mạng nói riêng, để từ đó suy ngẫm về tinh thần của người chiến sĩ trước gian nan.

Đến câu thơ cuối:

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non).

Con người từ tư thế bị đày đoạ tưởng như không thể nào vượt qua nổi bỗng trở thành một du khách ung dung say ngắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

Ngoài nghĩa miêu tả, câu thơ thứ hai và câu thơ cuối còn mang nghĩa khác. Những con đường núi gian nan hiểm trở kia gợi ra hình ảnh con đường cách mạng đầy gian nan thử thách, đầy những hi sinh. Và niềm vui ở câu thơ cuối đâu chỉ là niềm vui của con người đã vượt qua bao dãy núi. Nó còn là niềm vui, niềm hạnh phúc của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng thành công sau bao gian khó, hi sinh.

5. Bài thơ không thuộc loại tả cảnh hay tự sự (kể chuyện). Bài thơ thiên về triết lí (triết lí ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). Đi đường, vì thế có hai lớp nghĩa: nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời. Qua bài thơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nêu ra một chân lí: con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ, nhưng nếu kiên trì và bền bỉ, thì nhất định sẽ đạt tới thành công.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chú ý cách ngắt nhịp và sử dụng thanh điệu ở câu 2:

Trùng san chi ngoại / hựu trùng san

Cả câu thơ chỉ có hai thanh trắc (ngoại, hựu) nhưng lại nằm ngay ở điểm nhấn quan trọng: chỗ ngắt nhịp. Do đó câu thơ như bị kéo trĩu xuống trước khi trở lại trạng thái thăng bằng. Chi tiết này rất gợi hình, gợi cảm. Đọc lên có thể hình dung ra ngay một con đường rừng với những đoạn đèo dốc thăm thẳm.

Câu thơ dịch cũng thể hiện được ít nhiều ấn tượng đó:

Núi cao / rồi lại / núi cao / trập trùng

 

Nhịp 2/2/2/2 cùng với cách sử dụng thanh điệu đặc biệt (trong mỗi nhịp đều có một thanh trắc đi với một thanh bằng) đã diễn tả phần nào những gian khổ của người tù trên đường đi đày.

21 tháng 2 2016

 

I. VỀ TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc.

2. Tác phẩm

Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm vàngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

2. Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

3. Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

4. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,…Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

5*. Nhận xét của Hoài Thanh: “Thơ Bác đầy trăng” là có ý chỉ thơ Bác có nhiều bài viết về trăng. Hơn nữa còn có nhiều bài miêu tả trăng rất đẹp và ấn tượng, ví dụ:

- Các bài như: Ngắm trăng (vọng nguyệt), Trung thu, Đêm thu (Thu dạ), … là những bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù.

- Các bài như: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp),…là những bài Bác viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt giống như các cuộc ngắm trăng khác trong những bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Song có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng; trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),…Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Đọc bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện những suy nghĩ lắng sâu của tác giả.

15 tháng 1 2019

Câu 1: Về các câu thơ dịch:

- Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?". Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

- Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ "nhòm" và "ngắm" trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Đó là do đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Câu 3: Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người

8 tháng 1 2019

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

8 tháng 1 2019

Hướng dẫn soạn bài:

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

- Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

- Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

+ "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

+ "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

+ "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

→ Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

+ Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

+ "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)::

Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

- Giống nhau:

+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.

- Khác nhau:

+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".

+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

2 tháng 3 2016

Câu 1 

Bố cục : 3 phần

- Đặt vấn đề (Từ đầu đến "Không ai chối cãi được") : Mục đích lí tưởng chiến đấu của dân tộc ngày này

- Giải quyết vấn đề : (Từ " Thế mà" đến "Dân tộc đó phải được độc lập") : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp " lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta" : vi phạm chân lí của thời đại

- Kết thúc vấn đề : (Đoạn còn lại) ; Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của dân tộc Việt nam đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập

Tuyên ngôn thường có ba phần :

- Nêu nguyên lí chung

- Chứng minh nguyên lí ấy

- Tuyên ngôn

Tính Logic chặt chẽ của lập luận đã được thể hiện ở chỗ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận dẫn đến những dẫn chứng thực tế cần chứng minh để đi đến mục đích là phần tuyên ngôn luận điểm kết luận của văn bản

Câu 2 : 

Nêu căn cứ vào lời mở đầu của bản Tuyên ngôn ( "Hỡi  đồng bào cả nước") và lời tuyên bố ở cuối bản Tuyên ngôn (" Chúng tôi, chính phủ lâm thời nước Việt nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng ..." thì Tuyên ngôn độc lập viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

Thực ra không đơn giản như vậy. Cần thấy rằng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn thì ở phía Nam, quân viễn chinh Pháp nấp sau lưng quân đội Anh ( có nhiệm vụ tước vũ khí quân đội Nhật) đã tiến vào Đông Dương. Còn ở phía bắc, quân đội Tưởng giới Thạch cũng chuẩn bị vượt biên giới nước ta, sau lưng chúng là Đế quốc Mĩ. Đó là những ngày hết sức căng thẳng. Hồ Chủ Tích biết rõ mâu thuẫn giữa Anh, Mĩ và Pháp với Liên Xô; Anh, Mĩ có thể sẽ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. Nhằm chuẩn bị cho cuộc tái xâm lược đó, Pháp đã sớm tung luận điệu tuyên truyền trước dư luận thế giới rằng việc chúng trở lại Đông Dương là hợp tình, hợp lí. Bởi Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp. Pháp có công lao khai hóa, xây dựng đất nước này. Pháp thuộc phe đồng minh chống phát xít nay phát xít Nhật bại trận, đầu hàng thì Đông Dương trở về tay Pháp là một lẽ đương nhiên.

Như vậy, đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập hướng tới không những là đồng bào ta mà còn là nhân dân thế giới, trước hết là Mĩ, Anh và Pháp. Do đó, bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc mà còn bao hàm cuộc đấu tranh luận để bác bỏ luận điệu xảo quyệt của kẻ địch trước dư luận quốc tế.

Điều này giải thích vì sao bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn nguyên văn bản Tuyên Ngôn độc lập của Mĩ và bản " Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền "  của Cách mạng Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí MInh đã sử dụng thủ pháp "lấy gậy ông đập lưng ông". Bọn đế quốc Mĩ, thực dân Pháp lẽ nào lại dám bác bỏ những danh ngôn tổ tiên họ.

Ngoài ta, việc trích dẫn ấy còn thể hiện niềm tự hào dân tộc : đặt ba cuộc cách mạng, ba nền độc lập và ba bản tuyên ngôn lên ngang hàng với nhau.

Câu 3 : 

Trong phần thứ hai của "Tuyên Ngôn độc lập" , để khẳng định quyền độc lập tự do của Việt nam ta, tác giả đã sử dụng một hệ thống lâpk luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.

Trước hết là hệ thống lí lẽ bác bỏ luận điện của bọn đế quốc thực dân

Chúng thường khoe khoang công lao khai hóa đối với Đông Dương. bản "Tuyên ngôn độc lập" chỉ rõ trong 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp đã thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ và chia rẽ ba Kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng thuốc phiện, rượu cồn, vơ vét tận xương tủy, cuối cùng đã gây ra nạn đói khiến hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.

Chúng kể công "bảo hộ" thì bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó là tội "trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật"

Thực dân Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng và chúng có quyền trở lại thì bản tuyên ngôn đã vạch rõ sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng đồng minh thì nhân dân ta nổi dậy giành lấy chính quyền, lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. 

Để khẳng định điều vừa nói, tác giả đã đưa ra những lí lẽ mạnh mẽ và vững chắc.

Bản Tuyên ngôn cũng cho ta thấy dù thực dân Pháp đê hè, tàn bạo nhưng nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan dung, nhân đạo với kẻ thù đã thất thế : sau cuộc biến động ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên giới, lại cứu cho người Pháp ra khỏi trại giam của Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ

Từ những lập luận ấy, tác giả khẳng định một dân tộc đã hứng chịu bao cơ cực, lầm than dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh hùng quật khởi chiến đấu cho độc lập, đã đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít Nhật lại nhân đạo, bác ái như đã nói, dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do

Câu 4 :

Bản tuyên ngôn độc lập tiêu biểu cho khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam. Ý chí, khát vọng đó đã bộc lộ trong văn bản nhưng rõ rệt nhất là ở phần cuối. đặc biệt là ở hai đoạn văn "Một dân tộc gan góc.........phải được độc lập"; " Nước Việt nam có quyền ...........giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"

Giọng văn hùng hồn, đanh thép, đầy sức thuyết phục ấy là của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, bộc lộ một tấm lòng yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của một con người mang nặng khát vọng độc lập, tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập ấy

Chính tấm lòng của vị Cha già dân tộc đã làm nên chất văn cho tác phẩm, khiến Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn bản chính luận, mẫu mực mà còn là một áng văn gây xúc động mãnh liệt lòng người.

 

 

 

22 tháng 2 2016

Bài thứ nhất

I- Gợi ý

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

II – Giá trị tác phẩm

Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…

Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.

Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.

Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới… Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay…". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại – một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.

Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..".

Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.

 

Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi… cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.

Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị "hiền triết" của non sông đất Việt:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh
cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Bài văn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới.

22 tháng 2 2016

Bài 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.

2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

- Giản dị mà không kham khổ;

- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:

- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;

- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;

- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.

- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Viết về "phong cách Hồ Chí Minh", tác giả đưa ra luận điểm then chốt : Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về những chặng đường hoạt động cách mạng, ngôn ngữ và về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

Cần chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi, trang trọng, chú ý nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề:

- "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhièu nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây".

- "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

 

- "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ… là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

14 tháng 1 2019

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

* Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

* Câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Câu 2: Bố cục của bài văn:

Phần 1: Từ đầu đến “cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.

Phần 2: Tiếp đến “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.

Phần 3: Còn lại; Nhiệm vụ của chúng ta.

* Lập dàn ý:

- Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta.

- Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.

- Chứng minh luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” .

- Nhiệm vụ của Đảng.

Câu 3: Chứng minh nhận định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử xa xưa qua các thời đại: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…

- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dẫn chứng được chia ra: theo các lứa tuổi, người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài,…

- Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện để minh chứng nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 4: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh:

- Tinh thần yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính…hòm.

Câu 5: Đọc đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”:

a. Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

b. Các dẫn chứng trong đoạn được sắp xếp theo mô hình: từ…đến và theo trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp.

c. Mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng mang ý nghĩa bao quát tất cả mọi người tuy tuổi tác khác nhau, khu vực cư trú, miền xuôi – ngược… tức là toàn thể nhân dân Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn và rất xứng đáng với những người đi trước.

Câu 6: Nghệ thuật nghị luận bài này có đặc điểm nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo thứ tự thời gian.Nhưng các dẫn chứng yêu nước thời nay được sắp xếp theo các bình diện.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gần gũi, dễ hiểu gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Học thuộc lòng đoạn văn: từ đầu đến “anh hùng”.

Câu 2: Viết đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “từ…đến”.

Gợi ý:

Viết về lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, có sử dụng “từ…đến”.



15 tháng 1 2019

1. Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài văn là “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Vấn đề nghị luận trong bài dược thâu tóm ở đầu câu đó là : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”

2. Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Trả lời:
Bố cục của bài văn gồm 3 phần.
Dàn ý theo trình tự lập luận trong bài là:

  • Mở bài là từ đầu đến “ kẻ cướp nước”: đoạn văn nêu lên vấn đề, khẳng định là nhân dân ta có tinh thần yêu nước rất nồng nàn, to lớn và đó là tinh thần to lớn góp phần chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Thân bài từ tiếp theo đến “ lòng nồng nàn yêu nước”: đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta qua các hình ảnh và hành động cụ thể.
  • Kết bài là đoạn còn lại: nhân dân ta có tinh thần yêu nước nhưng nhà nước và đ-ảng phải có những chính sách và biện pháp để nhân dân ta phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn này.


3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng là:

  • Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
  • Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ
  • Từ những kiều bào ở nước ngoài
  • Những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm
  • Từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi
  • Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận
  • Những phụ nữ
  • Các bà mẹ chiến sĩ
  • Từ những nam nữ công nhân và nông dân
  • Đồng bào điền chủ

Những dẫn chứng đó được sắp xếp một cách hợp lí và chặt chẽ theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, lưới tuổi từ già đến trẻ, từ không gian,…

4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Trả lời:
Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh:

  • Các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình
  • Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý

Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy:

  • Làm rõ nên trạng thái yêu nước
  • Thể hiện được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta


5. Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a) Câu mở đọạn, Câu kết đoạn
b) Dần chứng được sắp xếp như thế nào?
c) Các sự việc còn con người được liên kết như thế nào?
Trả lời:
a) Câu mở đọạn:” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước".
Câu kết đoạn: “Những cử chí cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
b) Các dẫn chứng được sắp xếp theo một trình từ nhất định, rõ rang: theo tuổi tác, theo địa phương, theo tầng lớp, theo giai cấp,…
c) Các sự việc còn con người được liên kết theo mô hình “từ”….”đến”

6. Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (Bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh).
Trả lời:
Nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật là:

  • Bố cục rõ rang
  • Dẫn chứng toàn diện, rõ rang cụ thể, cách chọn lọc dẫn chứng theo mô hình liên kết
  • Hình ảnh so sánh đặc sắc, làm nổi bật hình ảnh so sánh và mục đích so sánh.
25 tháng 2 2016

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là búp sen xanh của làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghê An
–    Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan
–    Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng
–    Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và trở thành một vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam ta.
–    Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị

2.    Tác phẩm:

a.    Hoàn cảnh ra đời
–    Bài thơ được viết trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ là một bức tranh xinh xắn về miền sơn cước đồng thời toát lên ở đó vẻ đẹp của một con người cách mạng với tinh thần lạc quan vượt qua mọi gian khổ của cuộc chuyển lao, vẫn ung dung ngắm cảnh. Bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép nhưng vẫn lấp lánh chất thép
b.    Vị trí xuất xứ: nằm trong tập thơ Nhật Kí Trong tù của Hồ Chí Minh

II.    Phân tích
1.    Hai câu thơ đầu:

Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ
–    Cảnh:
•    “Chim mỏi” -> đây chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh cánh chim trong thơ xưa đều xuất hiện vào khung cảnh buổi chiều
•    Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới
•    ở câu hai phần dịch không sát với bản chính “cô vân” gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là “chòm mây” không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình

->  cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, đó là mộ buổi chiều với mây trôi bảng lảng, cánh chim trở buổi chiều về, những hành động đang đi vào trạng thái tĩnh.
–    Tình 
•    Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên
•    Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao  cô đơn
•    Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng “ Chim bầy vút bay hết- mây lẻ đi một mình”
•    Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng  đó chính là tinh thần thép của Bác.

soan bai chieu toi ho chi minh

2.    Hai câu thơ cuối

–    Cảnh:
•    “sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
+ trong thơ cổ dưới áng chim chiều mây nổi thì xuất hiện con người đó là những đạo sĩ, ẩn sĩ lánh đời
+ Trong thơ lãng mạn: xuất hiện những con người là mỹ nhân tuyệt đẹp
+ Trong thơ bác lại chính là người lao động
•    Hoạt động gắn liền với cô gái ấy chính là hoạt động say ngô tối, cái chữ tối bộc lộ sự chăm chỉ cần mẫn của con người. đây là một hình ảnh tuyêt đẹp về cuộc đời người thiếu nữ vất vả đáng quý đáng yêu
•    Điệp vòng “ma bao túc” cho thấy công việc diễn ra thường xuyên hàng ngày
•    Từ “hồng” như làm sáng cả bài thơ, nhãn tự của bài thơ, có tác dụng mang lại tươi sáng niềm ước vọng cho ngày mai
–    Tình:
•    Nhà thơ phải là người yêu cuộc sống lắm mới có thể làm cảm nhận được cái đẹp trong công việc lao động thường ngày
•    Không những thế còn phải có một trái tim nhân hậu và một sự lạc quan tin vào tương lai tươi sáng hơn

III.    Tổng kết

–    Nhà thơ Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một bức tranh miền sơn cước khi về tối. Cảnh tượng thiên nhiên hiện lên bàng bạc ánh chiều, sự vật hiện tượng đang chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nhưng riêng có Người và cô gái xay ngô tối kia vẫn đang hoạt động. đó là một tinh thần lạc quan đáng khen ở Người

26 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 - 5 - 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Thuở nhỏ, người học chữ Hán trong già đình, rồi học ở trường Quốc học Huế. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1911) người từng có một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) với tên gọi Nguyễn Tất Thành.

Từ năm 1919, Nguyễn Ái Quốc (tên hoạt động của Bác lúc đó) tham gia nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2/1941, Người trở về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Cách mạng thành công, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hòa. Từ đó, người luôn đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Người qua đời ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

2. Tác phẩm

Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập Nhật kí trong tù. Nó được Bác sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942 trên con đường từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Đó là một buổi chiều tối, dù đã trải qua một ngày gian lao vất vả nhưng Bác vẫn còn tiếp tục bị bọn lính áp giải trên đường và trước mắt là một đêm trong nhà giam chật hẹp, bẩn thỉu.

Bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: nhà thơ không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật khách quan. Qua bức tranh cảnh vật ta thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ - chiễn sĩ: lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm.

II. Trả lời câu hỏi

1. Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu của bài thơ

Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với một tù nhân như Bác đấy cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như thế dễ gây tâm trạng mệt mỏi chán chường. Vậy mà ở đây cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên. Trời về chiều lại đi giữa nơi đường núi, như một lẽ tự nhiên, người tù ngước lên cao để đón chút ánh sáng cuối cùng của ngày, đó cũng chính là lúc người bắt gặp cánh chim mỏi mệt đang tìm bay về tổ, bắt gặp chùm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Bài thơ không gợi tả màu sắc mà người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối thật âm u, không hề gợi âm thanh mà nghe thật vắng vẻ, quạnh hiu.

Câu thơ thứ hai trong bản dịch không thể hiện được hết ý của câu thơ trong nguyên tác. Câu này phải hiểu đúng là: "Chòm mây lẻ loi lững lờ qua qua lưng chừng trời". Câu thơ gợi nhớ thơ Thôi Hiệu "Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay" -  Hoàng Hạc Lâu và thơ Nguyễn Khuyến "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt" -  Thu điếu, chỉ có điều, trong thơ Bác không phải là áng mây trằng ngàn năm vẫn bay gợi sự vĩnh hằng, hay tầng mây lơ lửng gợi sự không vĩnh viễn mà mang bao nỗi khắc khoải, mơ hồ của con người trước cõi hư không. Phải có một tâm hồn thật ung dung thu thái thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây thong thả giữa bầu trời bao la. Hơn thế, chòm mây như có hồn người, như mang tâm trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ, lờ lững trôi giữa không gian rộng lớn của trời chiều.

2. Bức tranh đời sống trong hai câu thơ cuối

Nếu như trong hai câu thơ đầu cảnh vật mang tính ước lệ cổ điển thì hình ảnh ở trong hai câu thơ cuối lại được gợi tả một cách cụ thể, sinh động như một bức tranh hiện thực. Và chính nét vẽ đời thường này đã làm cho bài thơ thêm dáng vẻ hiện đại, hơn thế, trong sự đối sánh với hình ảnh cánh chim và chòm mây ở trên, hình ảnh cô gái xay ngô, hình ảnh con người nổi bật lên như là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.

Bức tranh trong hai câu thơ cuối vẽ cảnh người thiếu nữ xóm núi trong lao động. Trong hoàn cảnh đầy tâm trạng, Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Câu thơ cho thấy sự quan tâm và tình yêu thương của Bác với những người lao động nghèo. Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, sống động và chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng quý, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u,heo hút - nó đưa lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống, chút niềm vui hạnh phúc và hạnh phúc trong lao động của con người.

Hai câu thơ cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khỏe khắn, đó là do sự vắt dòng giữa cụm từ "ma bao túc" ở câu 3 với "bao túc ma hoàn" ở câu 4. Hình ảnh cô gái và bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình, ngô xay xong, bếp lửa đỏ hồng lại tượng trưng cho công việc, sự nghỉ ngơi và sum họp - thấp thoáng trong những hình ảnh ấy như có một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của người đang lưu lạc xa nhà, xa quê hương đất nước. 

3. Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ

- Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển vừa có nét hiện đại. Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.

- Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm. Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ  khỏe khoắn. ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng , có thể làm sáng lên cả bài thơ, ví như chữ hồng trong câu thơ cuối chẳng hạn.

22 tháng 2 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Nam Cao (1917 - 1951) là một trong những cây bút viết truyện ngắn rất thành công của dòng văn học hiện thực phê phán thời kì trước Cách mạng.

Chí Phèo là tác phẩm thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Nhân vật Chí Phèo thể hiện tấn bi kịch tinh thần lớn nhất của con người, đó là bi kịch bị tha hoá.  Những thế lực tàn bạo đã tước đoạt của người nông dân chất phác hiền lành những khát vong và ước mơ về một cuộc sống lương thiện, biến họ thành kẻ lưu manh. Và khi lương tâm thức tỉnh, họ đã phải tự kết thúc đời mình khi nhận ra rằng mình không còn con đường trở  về với cuộc sống lương thiện. Giá tri hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm đều được tập trung ở nhân vật Chí Phèo. Tác phẩm phản ánh hai mâu thuẫn gay gắt và tiêu biểu nhất trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là: Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau và mâu thuẫn giữa bọn cường hào ác bá và người nông dân. Nhân vật đều đạt đến trình độ điển hình.

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt đoạn trích

Chí Phèo vốn không cha không mẹ, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Rồi đến làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Bá Kiến ghen tuông nên đã đẩy anh vào tù. Bảy tám năm sau, Chí ra tù và trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn.

Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫn.

2. ý nghĩa tiếng chửi của Chí phèo ở đoạn mở đầu tác phẩm.

Tác phẩm được mở đầu bằng tiếng chửi với nội dung có vẻ bất thường nhưng rất tỉnh táo đã tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật trong cách viết của Nam Cao. Nhà văn để nhân vật xuất hiện trong tâm trạng điển hình nhất. Vừa gây sự tò mò cho người đọc, vừa làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.

Nội dung của lời chửi có lớp lang, chứng tỏ người chửi vẫn đang rất có ý thức về việc làm của mình. Chửi từ đối tượng lớn nhất, chúng nhất và trừu tượng nhất (trời, đời, cả làng Vũ Đại) đến cụ thể nhất xác định rõ nhất (đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn). Tiếng chửi thể hiện sự bức bối, tâm trạng đầy bi kịch của Chí. Chí cất tiếng chửi để người ta đáp lại mình nhưng không ai đáp lại cả, bởi họ không chấp hoặc không muốn dây với một thằng say rượu, một kẻ lưu manh, một thằng cố cùng liều thân như anh. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với con người dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất. Nhưng cũng không được đáp lại. Không có ai đáp lời nên Chí càng uất ức. Lời chửi vùa thể huện được đỉnh cao tấn bi kịch cô đơn, bị từ chối quyền làm người của Chí vừa dẫn dắt câu chuyện đến tình huống giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân và số phận bất hạnh của Chí.

3. Các nhân vật Bá Kiến, Thị Nở đều có ý nghĩa đặc biệt đối với số pahạn và tính cách của Chí Phèo.

Mối quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến thể hiện quá trình bị tha hóa của Chí Phèo. Từ anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù và khi trở về thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Mối quan hệ Chí Phèo – Thị Nở thể hiện quá trình hoàn lương của Chí. Sự chăm sóc của Thị Nở đánh thức bản chất lương thiện vốn có trong Chí. Nó cũng chứng minh rằng những bản chất tốt đẹp của người lao động trong con người Chí không thể bị hủy diệt mà nó chỉ bị khuất lấp đi đằng sau cái vẻ bất cần đời của một con người bị xã hội dồn vào bước đường cùng mà thôi. Sau khi bị Thị Nở tù chối, Chí thà chết chứ không chịu quay lại cuộc sống của một kẻ lưu manh.

4. Tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp với Thị Nở

Sau cuộc gặp gỡ, Chí bị ốm rồi được Thị Nở chăm sóc. Lần đầu tiên, từ nhữung ngày ở tù về, Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và lần đầu tiên sau những cớn say triền miên, kể từ ngày ở tù về hắn nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường. Và khao khát được sống lương thiện đã trỗi dậy trong anh. Chí bắt đầu nghĩ về đời mình về những ngày đã qua và những ngày sắp tới. Anh cảm nhận rõ sự cô độc và bất hạnh của đời mình. Chi mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình. Bát cháo hành đã đánh thức phần ngườitốt đẹp còn sót lại trong Chí. Chí ngạc nhiên rồi cảm động (thấy mắt hình như ươn ướt), rồi bâng khuâng, vui buồn lẫn lộn. Và nhất là anh thấy ăn năn. Chí hóa hức, sốt ruột, cuống cuồng khi thấy Thị Nở về nhà qua lâu. Tâm trạng chờ đợi ấy thể hiện khao khát mãnh liệt được trở về cuộc sống lương thiện của người bình thường. Nhưng tất cả đã sụp đổ với sự trở lại và lời từ chối của Thị Nở.

Nhà văn đã nhập thân vào nhân vật, sử dụng nhiều kiểu giọng diệu trần thuật khác nhau để miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp của Chí. Nhưng giây phút hạnh phúc và đầy hy vọng của Chí rất ngắn ngủi. Vì thành kiến mà bà cô Thị Nở không cho Thị Nở giao du và lấy Chí.

Nhà văn đã miêu tả một lần uống rượu đặc biệt nhất trong cuộc đời Chí, Chí lại lôi rượu ra uống nhưng càng uống hắn lại càng tỉnh “hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ  thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Đó là hương vị của tình yêu, của niềm hạnh phúc, niềm hạnh phúc ấy lần đầu tiên Chí được hưởng cho nên nó khó phai mờ trong tâm trí của anh. Sự tỉnh táo khiến cho Chí thấy tiếc hạnh phúc mà mình đã có và nhận ra sự thực cay đắng, chua chát trong lời bà cô Thị Nở. Phản ứng của bà cô Thị Nở là đại diện cho những định kiến xã hội đối với những con người đã vô tình hay cố ý gây là lỗi lầm. Chí đã bị lưu manh hoá và xã hội lương thiện đã không thể chấp nhận anh. Cái chết của Chí một lần nữa chỉ ra con đường cùng và kết cục bi thảm của nhận vật.

Khi xách dao đến giết Bá Kiến và tự sát chứng tỏ anh hoàn toàn tỉnh táo. Đây là lời tố cáo quyết liệt của nhà văn đối với xã hội có những kẻ cầm quyền như Bá Kiến. Bọn người thâm hiểm, tham lam và tàn độc ấy đã cướp đi của con người bản chất lương thiện. Cướp đi của người khác bất cứ thứ gì cũng là tội ác, nhưng cướp đi của con người hạnh phúc, ước mơ, bản chất lương thiện là tội ác dã man nhất, nó dã man hơn cả tội giết người.

5. Đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật

Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

6. So sánh hai truyện ngắn Lão Hạc và Chí Phèo để thấy nội dung hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm của Nam Cao

Cả hai tác phẩm đều khai thác đề tài số phận người nông dân nghèo ở nông thôn Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến.  Qua số phận cùng cực của họ, nhà văn đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Giá trị nhân đạo được thể hiện ở sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với bi kịch của người nghèo và phát hiện ngợi ca  những phẩm chất tốt đẹp vững bề của người lương thiện trong mỗi  nhân vật.

Song ở mỗi tác phẩm nhà văn lại có những sáng tạo riêng trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo. Với nhân vật lão Hạc, nhà văn để nhân vật của mình vào một cuộc lựa chọn giữa cái chết và sống. Lão Hạc đã chọn cái chết để giữ được cho con trai mảnh vườn. Lão Hạc là một người nông dân có bản chất lương thiện và tấm lòng nhân hậu.

 

Chí Phèo khốn cùng hơn lão Hạc nhiều. Anh bất hạnh từ khi sinh ra cho đến lúc tự chấm dứt cuộc đời mình. Anh bị tha hóa, lưu manh hóa rồi bị từ chối quyền làm người. Cuộc đời của Chí là chuỗi bi kịch nhưng dù bị vui dập tàn nhẫn đến đau, bản chất lương thiện trong anh vẫn không hề bị huỷ diệt. Cuộc gặp gỡ, bát cháo hành của Thị Nở và những thanh âm trong trẻo của cuộc sống đời thường đã đánh thức bản chất lương thiện trong Chí. Qua tấn bi kịch của Chí, nhà văn đã thể hiện niềm tin và tình yêu thương của mình đối với những người nông dân nghèo. 

III. TƯ LIỆU THAM KHẢO

" … Nam Cao đã diễn tả với một sức mạnh lạ thường quá trình lưu manh hóa của một số quần chúng cơ bản trong hoàn cảnh bị đè nén, áp bức, bóc lột của xã hội cũ. Nhân vật Nam Cao thường trải qua chuyển biến. Trong truyện Tư cách mõ Nam Cao viết: “Người ta tưởng ông trời sinh hắn ra như thế để mà làm mõ… Không!... Mới chỉ cách đây ba năm hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không. Anh chỉ chăm chăm chú chú làm để nuôi vợ nuôi con”. Chí Phèo hiện ra chỉ biết chửi rủa, kêu làng, vu vạ, cướp bóc, đâm chém, nhưng có một thời hắn là người “hiền lành như đất”, Lí Kiến phải lấy làm “tội nghiệp” thấy hắn “vừa bóp đùi cho bà ba, vừa run run”. Chí Phèo phá phách, hủy hoại chung quanh và tự hủy hoại mình, những hành động hầu như không tự giác, như sai khiến bởi một lực lượng vô hình. Thị Nở, tâm hồn vừa hé nở đón lấy hạnh phúc, đã vội cắt đứt với Chí Phèo: “Thị trút vào mặt hắn tất cả lời bà cô”. Mới thoáng yêu nhau, họ bỗng trở thành thù địch và cả thị lẫn Chí Phèo cũng chả hiểu ra làm sao cả.

Nhân vật Nam Cao thường không làm được những điều mình muốn và bắt buộc phải làm những điều không muốn…”

                            Lê Đình Kỵ

                           (Nam Cao, con người và xã hội cũ

                     Theo Nam Cao, về tác giả và tác phẩm, Sđd, tr.58-59)

 “Giữa lúc người ta đang đắm mình trong những truyện tình mơ mộng và hùa nhau “phụng sự ” cái thị hiếu tầm thường của độc giả, ông Nam Cao đã mạnh bạo đi theo một lối riêng, nghĩa là ông đã không thèm đếm xỉa đến cái sở thích của độc giả. Những cạnh sắc của tài ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài mình, ở thiên chức của mình.

Quyển Đôi lứa xứng đôi có được độc giả hoan nghênh hay không, đó là một điều  tôi chưa cần biết, tôi chỉ biết rằng lúc viết nó, ông Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả. Ông đã dám bước chân vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình… Dám nói và dám viết những cái khác người, ông Nam Cao đã đem đến cho ta những khoái cảm mới mẻ và ông đã tỏ ra một người có can đảm…”.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2:

Sáu câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Họ cùng chung giai cấp xuất thân, chung mục đích lý lưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."

Câu 3:

Trong bài thơ có những chi tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng:

- "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẽ hơi ấm cho nhau. Đắp "chung chăn" chỉ là mẹ và con, "chung chân" chỉ là vợ chồng, giờ đây "chng chăn" lại là mình và anh trong cái chăn ta ấm tình đồng chí, ta là đôi "Tri kỷ" gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp.

- Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí:

+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kể gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày."

+ Nhất là cùng trải qua những "cơn sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".

Câu 4:

Bài thơ kết bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm vụ chiến đấu:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cái bay bổng của bút pháp lãng mạn. Trên sắc xám lạnh của nền cảnh đêm rừng hoang sương muối, hiện lên hình ảnh người lính - súng - vầng trăng. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đầu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa về không gian, để thành: "Đầu súng trăng treo.". Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn. Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra, hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữ tình của dân tộc Việt Nam.

Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,... những người lính - những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu như thế.

Câu 5:

Tác giả đặt tên là "Đồng chí" bởi vì toàn bài thơ có 20 câu chia làm 3 đoạn, cả ba đều hướng tới chủ đề: "Ca ngợi tình đồng chí của những người lính chống Pháp..."

- Sâu sắc hơn là "Đồng chí" không chỉ viết về những người bạn, những người đồng đội mà thể hiện các anh có chung lý tưởng, chung lòng yêu nước, chung nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

- Tình đồng chí là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính vượt qua mọi khó khăn chiến thắng kẻ thù.

Câu 6:

Bài thơ về tình đồng chí đồng đội làm hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thể chủ động "chờ" đón.

1 tháng 3 2021
I. Đôi nét về tác giả

- Chính Hữu (1926-2007): Tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu

- Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh

- Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

⇒ Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp

 

- Sống và hoạt động trong thời điểm đất nước đang trải qua cuộc chiến đấu trường kì để bảo vệ chủ quyền, độc lập, Chính Hữu có ý thức hướng ngòi bút của mình vào hiện thực chiến tranh.

- Quá trình sáng tác:

    + Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ năm 1947

    + Đề tài chủ yếu trong các sáng tác tác của Chính Hữu là đề tài chiến tranh và người lính

    + Tác phẩm chính làm nên tên tuồi của Chính Hữu là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966). Ngoài ra các tác phẩm của ông còn có Thơ Chính Hữu (1997),...

- Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông không nhiều nhưng phần lớn là những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc ⇒ Làm nên một nhà thơ với phong cách bình dị.

 II. Đôi nét về tác phẩm Đồng chí

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

        ⇒ Được đánh giá là tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, bài thơ đã đi qua hành trình hơn nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

2. Bố cục (3 đoạn)

- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội của những người lính.

- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp theo): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở những người lính.

 

- Đoạn 3 (3 câu kết): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

3. Giá trị nội dung

    Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

4. Giá trị nghệ thuật

    Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

III. Dàn ý phân tích Đồng chí

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: Đây là đề tài quen thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều các tác giả tiêu biểu.

- Khái lược nét riêng độc đáo của Chính Hữu và Đồng chí - một bài thơ viết theo đề tài người lính: Chính Hữu xuất hiện trên thi đàn với phong cách thơ bình dị. Bài thơ Đồng chí tuy vẫn đi vào đề tài người lính nhưng đã vượt qua tất cả những xáo mòn để mang đến những cảm xúc rất chân thực về tình đồng chí nơi trái tim.

II. Thân bài

    1. Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- Bài thơ ra đời đầu năm 1948, giữa lúc nhà thơ và đồng đội hoạt động chống lại cuộc tấn công của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.

- Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bài thơ có thể đã như một lời động viên tinh thần cho chính tác giả Chính Hữu, làm sang trọng thêm hồn thơ chiến sĩ của ông.

 

    2. 7 câu thơ đầu: Sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí

- Hai câu đầu: Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ:

    + Xuất thân từ ngư dân miền biển (nước mặn đồng chua) và nông dân (đất cày lên sỏi đá)

    + Hoàn cảnh khó khăn, vất vả, nghèo khó

        ⇒ Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở cho sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

- Hai câu tiếp: Hoàn cảnh gặp gỡ:

    + “Đôi người xa lạ” : Hai đối tượng “anh”- “tôi” vốn không quen biết

    + “Chẳng hẹn quen nhau”: Tuy sự quen nhau là không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu đã làm họ nảy nở tình cảm cao đẹp.

- 3 câu thơ tiếp: Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí:

    + Hình ảnh song hành “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: Tình đồng chí nảy nở và bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

    + Những người chiến sĩ còn chia sẻ với nhau những gian khó đời thường “đêm rét chung chăn”, hiểu rõ về nhau để trở thành “tri kỉ”.

    + Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí.

    3. 10 câu thơ tiếp: Diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội

 

- 3 câu đầu: Tình đồng chí là cảm thông những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương

    + Họ hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: bỏ lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc nhất, những gì đã gắn bó với họ từ lúc chào đời: “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa”

    + Họ cùng nhau xác định lí tưởng: ra đi để bảo vệ những gì thân thương nhất, thái độ dứt khoát ra đi thể hiện quyết tâm chiến đấu

        ⇒ Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhua những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ

- 7 câu tiếp: Đồng chí là cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn trong đời lính

    + Họ san sẻ cùng nhau, cùng nhau trải qua những “cơn ớn lạnh”, những khi “sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi” ⇒ Hình ảnh chân thực, họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét

    + Họ chia sẻ cho nhau, cùng nhau trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống hằng ngày: “Áo anh rách vai...không giày”: Sự thiếu thốn về vật chất không làm tình cảm của họ phai nhạt đi, ngược lại làm cho họ quyết tâm hơn vì lí tưởng

    + “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất, họ nắm tay nhau- cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm ⇒ Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành

    4. 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí

- 2 câu đầu: Nhiệm vụ gian khổ của người lính

    + Hoàn cảnh: đêm, rừng hoang, sương muối ⇒ hoàn cảnh khắc nghiệt

    + Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng “chờ giặc tới”

 

        ⇒ Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao, hình ảnh của họ đứng cạnh bên nhau vững chãi làm mờ đi sự gian khổ, ác liệt của chiến tranh, tình đồng chí giúp họ lãng mạn và bình thản trong mọi hoàn cảnh

- Câu cuối “Đầu súng trăng treo”: hình ảnh kết thúc đầy bất ngờ, độc đáo, điểm sáng của toàn bài, gợi liên tưởng thú vị:

    + “Súng”: biểu tượng của chiến tranh

    + “trăng”: biểu tượng cho thiên nhiên trong mát, cho hòa bình

        ⇒ Sự hòa hợp giữa trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương ⇒ Tình đồng chí của họ càng thêm cao cả và ý nghĩa bội phần

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ Đồng chí: thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực

- Bài thơ là lời tuyên bố chân thực nhất, bình dị nhất nhưng lại sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình đồng chí đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng

- Liên hệ cảm nhận riêng của bản thân về tình bạn trong thời đại hiện nay

13 tháng 3 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:
- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;
- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;
- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;
Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.
2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;
- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:
- Giản dị mà không kham khổ;
- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.
4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:
- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;
- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;
- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.
- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).
9 tháng 6 2016

I.                  TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

 

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

 II.               TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào ? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ?
-Vốn kiến thức sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh :

+ Nói được nhiều thứ tiếng : Pháp, Anh, Hoa, Nga,...
+ Làm nhiều nghề
+ Học hỏi đến mức uyên thâm
-Người có được vốn kiến thức sâu rộng đến vậy vì:
+ Người đã đi nhiều, tiếp xúc nhiều
+ Lao động để học hỏi
+ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài, dám phê phán, khen ngợi; nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn không bị xói mòn.

 

2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác
- Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,...

 

3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa thanh cao và giản dị ?
- Giản dị:
+ Nơi ở và làm việc: đơn sơ và giản dị: nhà sàn nhỏ bằng gỗ với vài căn phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ. Đồ dùng đơn sơ => Nơi sống không thể tưởng với tư cách là "vua" của một nước, là một vị Chủ tịch, một nhà lãnh đạo cao cả.
+ Trang phục: hết sức giản dị, ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ Ăn uống: đạm bạc: những món ăn dân tộc không một chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
-Thanh cao:
+ Không phải lối sống khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo khó
+ Không phải cách thần thánh hóa làm cho khác đời, hơn đời
+ Cách sống của Người như một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại cuộc sống thanh cao cho tâm hồn và thể xác.