K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 6 2018

Trong muôn vàn tình thân yêu của Người dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác Hồ dành cho một tình thương yêu đặc biệt. Tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ nước ta.

Sinh thời, dù luôn bận bịu với việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến thế hệ măng non, bởi theo Bác, chính những thế hệ này sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ thường có thư gửi các cháu mỗi dịp khai trường, hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, chí tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Tấm lòng của Người đối với thiếu nhi được thể hiện qua những bức thư, những bài thơ mà cho đến hôm nay vẫn chan chứa tình thương yêu vô hạn.

Những vần thơ của Bác Hồ dành cho thiếu nhi chứa đựng tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu mến, nâng niu:

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng"...

Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong thư gửi học sinh vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Cụ thể hơn, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền Phong tháng 5 năm 1961, Bác gửi đến thiếu nhi cả nước 5 lời dạy thiêng liêng:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh

Thật thà dũng cảm”

Cho đến hôm nay, thiếu nhi cả nước vẫn xem như đó là mục tiêu để phấn đấu, là tiêu chuẩn để đánh giá đội viên tiêu biểu của Đội. Cũng ngay trong lá thư này, Bác ân cần nhắc nhở thiếu niên nhi đồng: “Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, ngày 25 tháng 8 năm 1950, Bác Hồ viết: "Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc,thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra già cả''.

Bác cũng căn dặn người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6 nhắc nhủ người lớn trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, Đoàn Thanh niên nhớ nhiệm vụ của mình đối với nhi đồng và người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải "khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức".

Ba tháng trước ngày đi xa, Bác lại viết bài: "Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng" in trên báo Nhân dân. Bác viết: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực".

Trong Bản Di Chúc lịch sử của mình, Bác Hồ cũng đã hai lần nhắc đến các cháu nhi đồng, và Người đã dành muôn vàn tình thân yêu của mình cho các cháu nhi đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho đến ngày Bác phải đi xa, trong Di chúc của mình, Bác còn gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”

Ngày nay, thiếu niên nhi đồng nước ta đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã được thể hiện bằng luật định. Nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, thiếu nhi nước ta một lần nữa ôn lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu trong những câu thơ mà Bác đã gửi cho các em vào tết trung thu năm 1952:

“Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình...

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh”.

Nhớ ơn Bác, toàn thể thiếu nhi Việt Nam nguyện cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng là “Cháu Bác Hồ Chí Minh” như Người hằng mong đợi.

7 tháng 6 2018

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

4 tháng 5 2021

EM THAM KHẢO:

em hiểu về bác như sau: bác là một nhà lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc VN , bác đã ra đi tìm đường cứu nước khi còn trẻ , bác không ngủ , không phải vì bác không muốn ngủ mà do bác luôn thao thức hằng đêm vì nền độc lập của dân tộc ta, vì vậy ,  qua bài thơ trên , em cảm thấy bác là một người rất vĩ đại, vì vậy trong thời bình như ngày nay, em cần phải tích cực học tập để không phụ tấm lòng của bác

4 tháng 10 2021

cần ngoan ngoãn nghe lời ông bà cha mẹ thầy cô, cố gắng học thật giỏi

lai

4 tháng 10 2021

Chăm chỉ học tập, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô….., hòa đồng với bạn bè, giúp đỡ người khác,...

TL ;

Luôn nhớ 5 điều Bác Hồ dạy

Trở thành một công dân tốt mai sau

Luôn học tập ngoan ngoãn để sánh vai với các cường quốc năm châu

thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

2. Học tập tốt, lao động tốt.

3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

8 tháng 1 2023

tham khảo:

Ai yêu nhì đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng.

Đó là tình cảm của Bác dành cho trẻ em Việt Nam và cũng chính là tình cảm của trẻ em Việt Nam dành cho Bác.

“Bác Hồ Chí Minh!” Lời gọi thân thương ấy đã in đậm trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân đất Việt. Ai cũng phải thừa nhận rằng: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Bác sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan, dân tộc Việt Nam đang là thuộc địa của thực dân Pháp. Cảm thương nỗi thống khổ của đồng bào, Người nuôi ý chí “tìm đường cứu nước”, “giải phóng dân tộc”. Rồi hoài bão của Bác đã thực hiện: Ngày 5/6/1911, tại cảng Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Người hy sinh thời trai trẻ để thực hiện ý chí của mình. Bác ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo tình yêu nước và lòng nhiệt tình cách mạng. Vậy mà Người đã thực hiện được lý tưởng của mình. Bác đi nhiều nước để học tập, đúc kết kinh nghiệm. Bác sẵn sàng làm mọi việc cực nhọc để kiếm sống và thực hiện ý chí của mình. Nào là phụ bếp trên tàu, nào là cào tuyết giữa mùa đông lạnh. Thế nhưng, Người chẳng hề nao núng. Bác vẫn đi khắp nơi trên hoàn cầu để tìm con đường cứu nước, cứu dân, Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Bác đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc - tìm được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau khi về nước, Bác đã vận dụng ánh sáng của chủ nghĩa Mác vào phong trào cách mạng Việt Nam, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vẻ vang. Nhờ có Bác, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và khẳng định được quyền tự chủ của mình. Nhờ có Bác, giai cấp công nhân Việt Nam đã phất cao ngọn cờ chiến đấu, phá tan xiềng xích của thực dân Pháp để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam

8 tháng 1 2023

cho hỏi ''tk'' là cái gì á :)? viết mỗi chữ tham khảo ra cũng không viết được à?

Bài làm:

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.

14 tháng 5 2021

bạn tham khảo nha

học tốt

 Bài này mình hoàn toàn tự viết tự cảm nhận nên bạn yên tâm nhé!

Bài làm:

Đã khi nào bạn ngẩn đầu lên bầu trời xanh thời bình ngày hôm nay và tự hỏi"Ai là người làm cho đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?". Và hôm nay, tôi lấy cảm xúc từ đoạn thơ Hải Như đã viết trong bài "Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi". "Chúng ta hãy bước nhẹ chân nhẹ nữa/Trăng ơi trăng hãy lặng yên cúi đầu", chính câu thơ mở đầu đó đã cho tôi và các bạn một sự nghiêm trang trong phút giây kính viếng Bác Hồ kính yêu. Là một trong những học sinh thế hệ trẻ, hãy biết ơn Người-Người chính là ánh Mặt Trời soi sáng đất nước, dẹp bóng quân thù. "Trăng"- một sự vật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Đó là một sự vật gần gũi, thân thuộc, gắn liền không chỉ người chiến sĩ mà trong những năm chiến đấu chống thực dân Pháp trong Việt Bắc, trăng như người bạn hiền thắp ấm lên sự heo quạnh tối tăm trong màn đêm giá lạnh. Và khi Bác ra đi, "trăng" cũng mất đi vị Cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, sang câu thứ 3, câu thơ làm tôi nghẹn ngào xúc động, nói khác đi mắt tôi đã rơi lệ:"Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu". Bạn ơi! Hãy tưởng tượng xem nếu một vài ngày chúng ta mất đi giấc ngủ, không là gì đâu vì hãy nghĩ đến Bác, Bác suốt cuộc đời không hề chợp mắt nghỉ ngơi, chỉ nghĩ về dân, về nước. Ngày tháng trăm năm Bác chiến đấu vì quê hương, làm bạn với núi rừng, làm bạn với suối trăng mà chính khi đó, chúng ta vẫn còn ngủ ngon trong chiếc nôi xinh cùng lời ru ngọt ngào, dịu hiền của mẹ. Chính vì súng đạn, vì hy sinh to lớn mà cả đời người không ai dám dũng cảm chiến đấu như Bác. Trải qua những năm tháng đó, đến một ngày nhân dân đột ngột nghe tin Bác qua đời, và đó chính là khi đất nước dẹp sạch bóng quân thù, để lại một bầu trời xanh hòa bình, không bom súng. "Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ", vậy là Bác đã "ngủ" rồi Bác ơi, để cho chúng con trong niềm hạnh phúc bao la, vô tận mà chúng con hằng mong ước. Nay khi lớn lên, tôi đã được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ kể về Bác- Người cha anh hùng của cả non sông Việt Nam. Ngủ ngon Bac ơi! Chúng cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt, thật giỏi, chăm ngoan nghe lời bố mẹ để rồi đưa đất nước chúng ta đi lên một tầm cao mới. Và kết lời tôi xin trích một đoạn thơ của Minh Huệ để bày tỏ lòng mình trước công ơn của Bác: "Đêm nay Bác ngồi đó/Đêm nay Bác không ngủ/Vì một lẽ thường tình/Bác là Hồ Chí Minh."

25 tháng 11 2018

- Câu thơ thứ nhất: sử dụng điệp ngữ “ nhẹ”: Nhấn mạnh , thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Câu thơ thứ 2: Sử dụng nghệ thuật nhân hoá: trăng được gọi như người ( trăng ơi trăng); điệp ngữ trăng được nhắc lại 2 lần như muốn nhấn mạnh lời nhắn nhủ :, hãy yên lặng cúi đầu để bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người.
-Câu thơ thứ 3: nghệ thuật ẩn dụ “ngủ” ( có ngủ yên đâu) ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác, suốt cuộc đời Người chỉ lo cho dân tộc cho vận mệnh của dân tộc,của đất nước.
- Câu thơ thứ 4: Nghệ thuật nói giảm, nói tránh “ngủ” ( nay Bác ngủ) làm giảm đi sự đau thương khi nói về việc Bác mất. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam Bác còn sống mãi.
=> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả tình cảm, tấm lòng của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác

20 tháng 1 2019

Chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ : Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ, Nhớ hình Bác giữa bóng cờ; Đêm nay cháu những bâng khuâng, Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu; Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ; Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.