Hạt gạo làng ta Những trưa tháng sáu
Có bão tháng bảy Nước như ai nấu
Có mưa tháng ba Chết cả cá cờ
Giọt mồ hôi sa Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Đoạn thơ giúp em hiểu được nghĩa gì của hạt gạo ? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập trong đoạn thơ trên
+ Nét đặc sắc nhất của đoạn thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả: Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...Đây là một hình ảnh thơ đẹp, xúc động về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ, rộng ra là người nông dân Việt Nam để làm ra hạt gạo-hạt vàng làng ta.
+ Những câu thơ như những lời ca, không chỉ là lời ca về hạt gạo mà còn là lời ca về đất nước, về con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau ... Đoạn thơ còn đặc sắc ở nghệ thuật( thể thơ 4 chữ như câu hát đồng dao; ở những hình ảnh bình dị nhưng ám ảnh; ở ngôn ngữ mộc mạc; ở biện pháp nghệ thuật điệp từ, so sánh, tương phản đối lập…)
– Ý nghĩa của hạt gạo: Hạt gạo phải trải qua biết bao thử thách khó khăn của thiên nhiên với những cơn bão tháng báy (thường là bão to), những trận mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Nhưng điều quan trọng hơn là hạt gạo còn có những giọt mồ hôi của con người lao động cần cù trong những ngày nắng nóng (Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy).
– Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; sử dụng hình ảnh đối lập " Cua ngoi lên bờ " nhưng " Mẹ em xuống cấy " . Nhằm gợi tả hình ảnh lao động vất vả của người mẹ, đồng thời nhấn mạnh giá trị to llớn của hạt gạo được làm ra.