Bạn nào biết cách tổ chức chương trình chia tay cuối cấp ko ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn D
Vì mỗi học sinh lớp 12A được đăng kí 1 hoặc 2 tiết mục trong số 3 tiết mục văn nghệ nên số cách lựa chọn tiết mục văn nghệ của mỗi học sinh là: C 3 1 + C 3 2 = 6.
Lớp 12A có 44 học sinh đều tham gia văn nghệ nên số cách để lớp lựa chọn là: 6 44 .
Đáp án A
Chương trình “ Vì bạn xứng đáng” được tổ chức trên đài truyền hình HTV7 nhằm hỗ trợ tài chính cho những người có hoàn cảnh khó khăn thuộc lĩnh vực Xã hội
. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Cho các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Hệ điều hành tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống.
B. Hệ điều hành cung cấp tài nguyên cho các chương trình cần thực hiện.
C. Không có hệ điều hành, máy tính vẫn có thể làm việc được
D. Hệ điều hành tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài
1. Phần Mở bài
- Trường, lớp em luôn phát động phong trào thi đua làm việc tốt.
- Em luôn tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động chung.
- Chúng em đã cùng giúp đỡ những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn ở mái ấm tình thương. Chúng em cũng phân công nhau giúp đỡ các cụ già neo đơn, các gia đình thương binh liệt sĩ...
- Em nhớ nhất là lần tổ em xung phong đến thăm và giúp đỡ một gia đình liệt sĩ trong xã vào ngày chủ nhật tuần vừa rồi.
2. Phần Thân bài
a). Chuẩn bị cho việc đi thăm và giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Thôn em nói riêng, xã em nói chung có rất nhiều gia đình liệt sĩ.
- Sau khi tổ xung phong, bạn tổ trưởng đã đi gặp bác trưởng thôn để xin ý kiến bác và xin bác sắp xếp cho tổ em được giúp đỡ gia đình liệt sĩ nào.
- Bạn tổ trưởng lên kế hoạch trước rồi tổ họp bàn công việc cụ thể.
Các bạn có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng tất cả các bạn trong tổ cùng đến giúp gia đình trong ngày. Có ý kiến nói nên chia làm hai nhóm và thay nhau đến giúp đỡ gia đình. Cuối cùng cả tổ đồng ý chia tổ làm hai nhóm. Mỗi nhóm đến giúp gia đình liệt sĩ vào hai buổi sáng hoặc hai buổi chiều ngày chủ nhật.
b). Những việc đã làm để giúp đỡ gia đình liệt sĩ
- Theo sự bàn bạc và phân nhóm, em nằm trong nhóm thứ nhất. Nhóm em sẽ đến giúp gia đình liệt sĩ vào sáng chủ nhật của tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
- Em dậy sớm hơn mọi ngày. Bố mẹ em rất ngạc nhiên vì bình thường em thường ngủ nướng vào ngày chủ nhật. Nghe em nói lí do và mục đích của buổi lao động giúp gia đình liệt sĩ, bố mẹ em rất vui vì biết em còn nhỏ những đã biết làm công việc mang ý nghĩa sâu sắc: “uống nước nhớ nguồn”.
- Đúng 8 giờ sáng, nhóm em gồm 5 bạn có mặt đầy đủ tại nhà gia đình liệt sĩ mà bác trưởng thôn đã thông báo. Gia đình ông bà Bảy neo đơn. Nhà có ba người con thì hai người đã hi sinh tại mặt trận phương Nam. Cô út lấy chồng và chồng cô đang công tác ở Quân khu 7. Chỉ Tết Nguyên đán hoặc ngày hè cô chú và các em mới về thăm ông bà. Vợ chồng cô út muốn đón ông bà vào ở cùng trong Sài Gòn nhưng ông bà thích sống ở quê. Vì vậy, hằng ngày chỉ có ông bà Bảy nương tựa nhau lúc trở trời trái gió. Các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh cũng thường thay nhau đến thăm và giúp đỡ gia đình.
- Khi chúng em chào hỏi ông bà Bảy, giới thiệu về mục đích đến thăm gia đình, ông bà cảm động lắm. Ông bà cứ bảo chúng em không phải làm gì hết, ngồi nói chuyện với ông bà là ông bà vui lắm rồi.
- Nói chuyện với ông bà một lát, chúng em phân công cụ thể công việc của từng bạn. Hai bạn nam ra cuốc đất vun luống cho ông bà trồng rau. Ba bạn nữ chúng em, bạn thì đánh xoong nồi, ấm chén, bạn thì lấy chổi quét sân nhà, quét mạng nhện bám trên trần nhà... Không khí làm việc thật vui.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau thì mọi việc đều xong xuôi. Khi chúng em xin phép ra về thì từ dưới bếp, bà Bảy bưng lên một đĩa khoai lang luộc rất ngon. Đĩa khoai còn bốc khói nghi ngút. Thì ra, khi chúng em đang chăm chú làm việc, bả Bảy đã tranh thủ luộc khoai. Chẳng đứa nào khách sáo, chúng em ngồi quanh ông bà, ăn khoai lang một cách ngon lành. Vừa ăn em vừa nghĩ đến câu mẹ em thường nói với cả nhà mỗi khi mẹ luộc khoai lang:
“Khoai lang luộc chính là thứ sâm quý giá của Việt Nam đấy!” Chẳng biết mẹ em nói có đúng không chứ ăn củ khoai lang bột đến nứt ra do bà Bảy luộc thì thật sự rất ngon.
3. Phần Kết bài
- Em rất vui khi được cùng các bạn tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Em rất thương và kính trọng ông bà Bảy. Hai người con trai của bà đã hi sinh anh dũng để bảo vệ Tồ quốc. Sao em thấy ông bà Bảy giống như ông bà nội của em quá.
- Dù chẳng giúp được ông bà bao nhiêu nhưng nhất định từ nay, vào ngày chủ nhật, em sẽ tranh thủ thời gian xuống thăm ông bà.
- Nhìn nét mặt ông bà vui khi có chúng em đến thăm, em thấy lòng mình ấm áp hơn.
Nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính chất trang trọng, tiết kiệm, an toàn thì những buổi liên hoan chia tay sẽ là những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ trong suốt quãng đời học sinh, nhất là với những học sinh cuối cấp. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không có năm nào là không xảy ra những sự cố đáng tiếc từ những cuộc liên hoan chia tay của học sinh. Từ đây, đặt ra vấn đề về sự cần thiết của việc định hướng, kiểm soát chặt chẽ từ phía gia đình và nhà trường.
Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế được cải thiện, học sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau trong việc tổ chức các buổi liên hoan chia tay: liên hoan tại lớp, “vui vẻ” tại nhà, tổ chức các buổi picnic, dã ngoại… Mức độ của các cuộc liên hoan cũng khác nhau: có liên hoan”nhẹ”, liên hoan “nặng”. Với các lớp học sinh cuối cấp, nhất là đối với học sinh lớp 12, thì thường kết hợp liên hoan “nhẹ” bằng hoa quả, bánh kẹo tại lớp và liên hoan”nặng” bằng việc tổ chức “bữa cơm thân mật” ở ngoài trường.
Trong một vài năm gần đây còn có “phong trào” thuê rạp, dựng rạp tổ chức liên hoan “hoành tráng”, linh đình. Thời gian tổ chức có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày, thường là ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT không lâu.
Điều đáng quan ngại là tình trạng học sinh sử dụng rượu bia trong các cuộc liên hoan đang trở nên khá phổ biến. Mặc dù các nhà trường đều cấm học sinh sử dụng rượu bia nhưng trên thực tế, tình trạng học sinh sử dụng rượu bia làm ”chất xúc tác” trong các cụôc liên hoan vẫn diễn ra và chủ yếu là bên ngoài trường học.
Khi sử dụng rượu bia, với tâm lý dễ bốc đồng, nhiều em đã “vui tới bến” dẫn đến việc không còn tự làm chủ được hành vi của bản thân. Hệ luỵ có thể kéo theo là: gây tai nạn giao thông; nổi máu “anh hùng”, xích mích, gây gổ đánh nhau, thậm chí là đâm chém nhau…
Chi phí cho mỗi cuộc liên hoan chia tay được tổ chức linh đình, “hoành tráng” cũng không phải là nhỏ. Thông thường dao động trong khoảng 100 000đ – 200 000đ/em. Với những học sinh con các gia đình có kinh tế khá giả thì không phải băn khoăn nhiều nhưng với những học sinh gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì đây là một số tiền đáng kể. Do tâm lý ham vui, muốn được “bằng bạn bằng bè”, nhiều em đã tìm mọi cách “xoay xở’ để có bằng được khoản tiền góp liên hoan. Kể cả việc phải nói dối cha mẹ là phải đóng khoản này, khoản nọ để ôn tập, luyện thi.
Việc để cho học sinh tự do tổ chưc các buổi liên hoan chia tay linh đình, tốn kém, không phù hợp một phần là do sự buông lỏng trong quản lý, định hướng của nhà trường, mặt khác còn do sự nuông chiều con của các bậc phụ huynh.
Một số nhà trường mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở mà thiếu những biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết. Do vậy, chỉ hạn chế được tình trạng học sinh sử dụng rượu bia và tổ chức liên hoan linh đình, tốn kém ở trong khu vực nhà trường còn việc học sinh tổ chức liên hoan ở ngoài trường thì… “ngoài vòng kiểm soát”.
Về phía gia đình, nhiều bậc phụ huynh còn tỏ ra dễ dãi khi con xin tiền để góp liên hoan với suy nghĩ: “chúng nó học hành căng thẳng suốt cả năm, cuối năm học tạo điều kiện cho chúng vui vẻ, thư giãn với bạn bè một tí chắc cũng không sao” nên sẵn sàng “móc hầu bao” cho con tiền góp liên hoan.
Một số phụ huynh còn “thoáng” hơn khi đồng ý “đăng cai” tổ chức liên hoan cho lớp học của con ngay tại nhà mình và không ngăn cản khi “các cháu” sử dụng rượu bia trong cuộc vui. Khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc, có hối hận thì mọi sự đã quá muộn màng.
Để những cuộc liên hoan chia tay kết thúc năm học của học sinh thực sự có ý nghĩa, tránh tình trạng “quá mù ra mưa” cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa nhà trường và hội phụ huynh học sinh.
Theo đó, cần có sự định hướng, kiểm soát trong việc tổ chức các buổi liên hoan chia tay cuối năm của học sinh sao cho thân mật, tiết kiệm, an toàn. Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn các lớp – chi đoàn với những nội dung, chương trình phù hợp để có được những buổi liên hoan chia tay đáng nhớ. Các bậc phụ huynh cũng cần chặt chẽ, nghiêm khắc hơn trong việc kiểm soát các khoản tiền đóng góp của con vào dịp cuối năm học.
Đối với những học sinh cuối cấp, nhất là với học sinh lớp 12 cần nhận thức được rằng: hiện đang là thời điểm “nước rút” hết sức quan trọng. Không nên dành “thời gian vàng” cho những cuộc vui quá đà, vô bổ mà hãy tập trung sức lực và quỹ thời gian ít ỏi còn lại cho việc rà soát, ôn tập, củng cố kiến thức bởi trước mắt là những kỳ thi quan trọng đang chờ đón mà kết quả của nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của bản thân.
Tổ chức liên hoan, đi sinh thái, đi cắm trại, mua một cuốn sổ mỗi người trong lớp ghi lại cảm nhận để làm kỉ niệm