K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô


hơi dài đó

2 tháng 1 2022

Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

19 tháng 5 2020

tham khảo 

Nguyễn Tuân là một trong nhiều những nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Ông có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài kí Cô Tô của ông đã để lại cho người đọc một tình cảm sâu sắc không hề nhỏ. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người ở nơi đây trong một lần tác giả được ra thăm đảo.

Ngay đoạn đầu, tác giả miêu tả quang cảnh Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô như hiện lên trước mắt người đọc vậy. Dù Cô Tô không phải là quê hương của tác giả nhưng sau khi ngắm cảnh Cô Tô tác giả cảm thấy yêu mến hòn đảo này, và cảm tường mk đã sinh ra và lớn lên tại mảnh đất đầy những làn sóng mặn chát này.

Đọc đoạn trích này, không thể không nhắc đến cảnh mặt trời mọc trên Cô Tô. Nếu được diễn tả thì mặt trời nơi đây mọc lên một cách thật hùng vĩ, tráng lệ. Tác giả dậy từ canh tư, để "rình" mặt trời lên. Cứ như mặt trời mọc ở nơi đây rất đẹp thì phải mà tác giả phải thức sớm để chơi trốn tìm cùng vs mặt trời. Không chỉ để ngắm mặt trời tác giả còn ngắm tất cả mọi thứ trên bầu trời, đến cả bầu trời cx không được tác giả để yên. Mặt trời dần nhú lên để he hé mắt nhìn tác giả, tác giả cũng khe khẽ nhìn mặt trời ngắm một cách thật "vi diệu". Mặt trời tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đạt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Tới đây, người đọc mới biết được hết tafin quan sát của tác giả. Cảnh mặt trời mọc tạo nên một vẻ đường bệ,vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

tham khảo

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

tham khảo 

Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.

Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

*Ryeo*

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

*So sánh:Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế

6 tháng 5 2021
 Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
25 tháng 7 2021

Tham khảo:

Mỗi chúng ta, ai cũng là những phần tử nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, chính vì thế việc chung sức xây dựng quê hương, đát nước là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một ai.  Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, riêng với học sinh - Là một đối tượng nhỏ tuổi, lại  đang ngồi trên ghế nhà trường, thiết nghĩ mỗi người học trò cần phải xác định được mục đích học tập của mình là gì và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục đích đã đề ra ấy. Chúng ta phải thật sự nhiệt huyết và tận tâm với việc học của chính mình vì học tập là để kiến tạo tương lai và xây dựng một đất nước giàu mạnh, vững bền (Câu trần thuật đơn). Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng  cần năng nổ, nhiệt tình hơn trong các hoạt động, phong trào tập thể, cần là người đi đầu để lôi kéo mọi người tham gia để cùng nhau xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Nếu mỗi người, ai cũng ý thức một chút, ai cũng cố gắng và tận tâm hơn nữa với công việc, ai cũng không quản ngại cống hiến cho tổ quốc thì ắt đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình đối với  việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước

25 tháng 7 2021

Tham khảo

 

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

Chiến tranh đã qua lâu nhưng những mất mát, những nỗi đau mà chiến tranh mang lại vẫn như đang hiện hữu. Rất nhiều tác phẩm đau thương về chiến tranh đã được các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Cũng viết về một thời đạn bom khốc liệt nhưng Nguyễn Quang Sáng đã “vượt qua bi kịch của chiến tranh” để “cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”, viết nên truyện ngắn nổi tiếng “Chiếc lược ngà”. Truyện đã tái hiện được nỗi mất mát của chiến tranh, nhưng vượt lên trên nỗi đau ấy là tình cha sâu nặng, rực sáng dù đứng giữa hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến ngay khi đứa con gái của ông còn nhỏ. Suốt 8 năm trời ròng rã, ông lúc nào cũng nhớ thương, mong ngóng đến ngày được về gặp con. Cuối cùng sau bao tháng ngày trông đợi, ông cũng có dịp về thăm nhà, “cái tình người cha cứ nôn nao” trong ông. Ngay khi thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã vội vàng nhảy lên bờ, bước những bước dài đến bên con. Ông gọi to tên con, khom người xuống rồi dang rộng vòng tay với niềm mong chờ sẽ được con chạy nhanh đến ôm chầm lấy ông, sà vào lòng ông kêu một tiếng “ba”. Phải trông mong, nhớ thương con đến nhường nào mới khiến một người lính dày dạn nơi chiến trường trở nên vội vàng, luống cuống như thế. Ông không kịp chờ thuyền dừng hẳn mà đã vội vàng nhảy lên bờ để đến bên con. Thế nhưng đáp lại những mong chờ suốt hàng năm trời của người cha, bé Thu lại sợ hãi, ngơ ngác như nhìn người lạ. Ông Sáu đã không kìm được nỗi xúc động, vết thẹo bên má giần giật, “giọng lặp bặp run run”. Ông lặp lại hai tiếng “ba đây con” “ba đây con” để mong con gái nhận ra mình nhưng con ông lại sợ hãi chạy đi. Không điều gì đau xót hơn thế! Nỗi niềm khát khao, mong nhớ của người cha như bị tạt một gáo nước lạnh. Nỗi đau của chiến tranh, của vết thẹo dài trên mặt cũng không là gì khi đứng trước sự hụt hẫng, đau khổ của một người cha không được con nhận ra.

Suốt mấy ngày ở nhà, ông Sáu chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng ở bên con, hằng mong ba con sẽ thân thiết hơn, mong con gọi một tiếng “ba”. Thế nhưng bé Thu lại ngày càng xa cách, phản ứng dữ dội mỗi lần phải nhắc đến từ “ba”. Trước sự cứng đầu của con gái, ông Sáu buồn và bất lực nhưng cũng chỉ biết lắc đầu cười chua xót. Và rồi đến khi con nhận ra mình thì cũng là lúc ông phải lên đường. Giây phút ông Sáu được nghe tiếng gọi “ba” mà ông mong ngóng bấy lâu thì cũng là lúc hai cha con phải xa nhau. Tình yêu và sự kìm nén bấy lâu đã khiến một người đàn ông phải “rút khăn lau nước mắt”.

Ông Sáu trở lại chiến trường, lúc nào cũng canh cánh với lời hứa tặng con một cây lược. Ông gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ con vào chiếc lược nhỏ, “thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Nhưng chiến tranh tàn khốc khiến ông không kịp đưa chiếc lược trao tận tay con mình. Ông Sáu hy sinh trong một trận càn quét của địch. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông không kịp căn dặn điều gì, duy chỉ có “tình cha con là không thể chết”, nỗi bận lòng cuối cùng của ông vẫn là người con gái bé bỏng, yêu thương.

Nếu như ở nhân vật ông Sáu ta thấy được tình yêu sâu nặng của người cha dành cho con gái thì bé Thu lại mang đến một tính cách hồn nhiên mà cứng cỏi, yêu ba tha thiết. Cô bé có tính cách yêu ghét rạch ròi, nhất định không chịu gọi “ba” vì đinh ninh ông Sáu không phải ba mình. Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm, bé Thu “né” ngay từ “ba” mà chỉ nói trống không “Vô ăn cơm”. Khi mẹ dặn nhờ ba chắt nước nồi cơm, bị dồn vào thế khó vì nồi cơm quá lớn, đứng trước sự lựa chọn là để cơm nhão hay gọi một tiếng “ba” để ba giúp, cô bé đã tự đưa ra một giải pháp khác – tự mình xoay xở, tự lấy muôi múc từng chút nước một. Bé Thu thông minh, nhanh nhẹn và rất cá tính.

Đỉnh điểm câu chuyện là lúc ông Sáu gắp cho con một cái trứng cá nhưng bé Thu không ăn lại hất ra và bị ba đánh. Trái với suy nghĩ của mọi người là cô bé sẽ khóc lóc, ăn vạ, nhưng bé Thu lại lặng im gắp cái trứng cá vào bát rồi bỏ sang nhà ngoại. Sự ương ngạnh của bé Thu đúng với tâm lí và tính cách trẻ nhỏ nên không hề đáng trách. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ nên không thể hiểu hết được sự khốc liệt của chiến tranh mang lại.Thu không chịu gọi ông Sáu là ba vì vết thẹo trên mặt khiến ông trông khác với tấm hình chụp chung với mẹ. Trong tâm trí của Thu, ba phải là người giống hệt tấm ảnh mình vẫn hay thấy. Sự ngây thơ của con trẻ khiến người đọc vừa thấy cười, vừa thấy thương. Chiến tranh để lại muôn vàn nỗi đau, nhưng có lẽ nỗi đau tình thân bị chia cắt là đau đớn nhất.

Khi đã được bà ngoại giải thích, Thu trăn trở “thở dài như người lớn”. Có lẽ cô bé đang hối hận vì đã xa lánh, ngang bướng với ba. Tất cả nỗi nhớ mong, suy tư dồn nén như được giải tỏa vào sáng hôm sau, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường. Bé Thu gọi to một tiếng “ba” – tiếng gọi mà cô bé ao ước được gọi từ lâu. Tiếng gọi như “xé cả ruột gan”, “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Cô bé níu chặt lấy cổ ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài đáng sợ bên má của ba nữa. Qua tâm lý và hành động của bé Thu, tác giả đã khắc họa rõ nỗi đau chiến tranh, chiến tranh đã khiến bao gia đình chia cắt, vợ mất chồng, con không nhận ra cha… Một tiếng gọi “ba”, một cái ôm của ba và con tưởng chừng như đơn giản nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh lại trở nên khó khăn, xa vời.

Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi tạo dựng được tâm lý nhân vật rất đặc sắc. Bác Ba điềm tĩnh, quan tâm đến đồng đội. Ông Sáu yêu thương con vô hạn, mong từng giây từng phút để gặp con; đau khổ, bất lực khi con bướng bỉnh hay nhớ thương, gửi gắm tình yêu vào cây lược tặng con. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được nhân vật bé Thu hồn nhiên mà cá tính, đôi khi bướng bỉnh nhưng yêu ghét rõ ràng. Cô bé rất yêu ba, rất nhớ ba nhưng vì sự ngây thơ của trẻ nhỏ cùng với tính cách cứng cỏi mà đã hiểu lầm ba.

Tác giả cũng khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống truyện éo le để họ tự bộc lộ tính cách của mình. Phải thấy ông Sáu trong tình huống oái oăm con không nhận cha thì mới hiểu được tình yêu tha thiết, nỗi khát khao được ở bên con của ông. Đặt bé Thu vào tình huống gặp lại ba khi trên mặt ba thay đổi, có một vết thẹo dài cho đến khi bé hiểu ra nguyên nhân thì mới thấy được cô bé cũng yêu và tôn thờ ba đến nhường nào. Vì quá yêu ba nên mới không chấp nhận một người nào “trông khác với ba trong tấm hình chụp chung với mẹ”. Tình huống truyện kịch tính nhưng vẫn rất tự nhiên, có tính chất đảo ngược tình thế để tạo bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời giúp làm nổi bật tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tác phẩm bất hủ về tình cha con thiêng liêng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện về ông Sáu và bé Thu là minh chứng rõ ràng cho tình cha con thắm thiết, không điều gì có thể chia cắt. Qua câu chuyện, ta hiểu hơn về những mất mát đau thương mà chiến tranh mang lại để thêm tự hào và quý trọng cuộc sống hòa bình hôm nay.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ban-den-choi-nha-204292

24 tháng 1 2022

Em tham khảo:

''Đầu trò tiếp khách, trầu không có''

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn.

8 tháng 11 2021

Em tham khảo:

      Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

15 tháng 12 2022

HAYYYYYYYYYYYYYY⚡

 

mình chỉ làm đc câu cuối thôi thông cảm nha bạn

Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn.  " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!

20 tháng 3 2021
Các bạn Thông cảm mk chọn nhầm môn Vật Lý .Giúp mk nhanh nhé!