Tả ông bụt trong truyện Tấm Cám
Cấm chép văn mẫu
Lẹ đi rồi tick cho
Trước 6/4
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
(Người hoá khi)
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
các bạn trả lời nhanh hộ mình với nhé. sáng mai mình đi học rồi
Nhân vật ông bụt trong truyện "Tấm Cám" là một nhân vật quen thuộc và đặc biệt trong văn học dân gian Việt Nam. Dưới đây là phân tích về tính cách, hành động và kết luận chung về ông bụt:
1. Tính cách của ông bụt:
Ông bụt thường được miêu tả như một người già, đáng kính, có sự hiểu biết và quyền lực siêu nhiên. Tính cách của ông bụt thể hiện sự bảo vệ cho Tấm và hình thức thử thách đối với Cám. Ông bụt đại diện cho một phần của thế giới siêu nhiên và tôn vinh những phẩm đức và lòng tốt.
2. Hành động của ông bụt:
Ông bụt thường xuất hiện để giúp Tấm qua các thử thách mà mẹ kế đặt ra để đo độ tốt xấu của hai cô con gái. Ông bụt cung cấp cho Tấm những phần thưởng và giúp đỡ để cô vượt qua khó khăn. Hành động này thể hiện tính nhân văn và công bằng của ông bụt.
3. Kết luận chung về ông bụt:
Ông bụt trong truyện "Tấm Cám" thường được coi là biểu tượng của sự tốt lành và công bằng. Tuy ông bụt xuất hiện trong cốt truyện có tính chất thần thoại, nhưng vai trò của ông bụt là để thể hiện và thử thách các giá trị đạo đức và lòng tốt. Kết luận chung về ông bụt là một biểu tượng cho sự bảo vệ và công bằng trong thế giới của truyện dân gian Việt Nam.
Em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ tích. Điều thú vị nhất là từ những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện.Trong kho tang truyện cổ tích dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật em thích, ấn tượng nhất chính là ông Tiên (Bụt), đại diện cho sự công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai.Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội xưa. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị.
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có lần, vào buổi trưa em nằm trên chiếc võng dưới bụi tre, sau hè nhà ngoại đọc truyện. Những cơn gió mát đưa em chìm vào giấc ngủ. Một vầng hào quang chói lọi làm em hoa cả mắt. Trước mặt em là một cụ già khoảng tuổi ông ngoại em. Râu tóc bạc phơ, cưỡi làn mây trắng. Tay cầm cây gậy phép. Trang phục của ông toàn màu trắng.
Đưa đôi mắt hiền từ nhìn em và nói với giọng trầm ấm, vang xa :“Ta là ông Bụt trong các truyện cổ tích đây”. Em tự hỏi …Sao con được gặp Bụt nhỉ? Trong truyện cổ tích khi nào con người gặp khó khăn Bụt mới hiện ra giúp đỡ. Mà con có chuyện gì khó khăn đâu? Thật là kì lạ!? Em đang suy nghĩ miên man… thì bỗng Bụt cười to, xoa đầu em và nói: ”Con được gặp ta là do con bấy lâu nay ngoan ngoãn, học giỏi, làm vừa lòng cha mẹ, ai cũng khen nên ta đến để thưởng cho con một món quà.
Ông bụt liền chĩa chiếc gậy phép vào người em. Từ chiếc gậy tuôn ra bao nhiêu là những ngôi sao nhỏ. Những ngôi sao ấy bay quanh người em. Những ngôi sao ấy bay tới đâu, em lại có cảm giác lâng lâng đến đấy.Bỗng chú cún con tinh nghịch liếm vào chân em giật mình tỉnh giấc, Ông bụt bất ngờ biến mất. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ.Tỉnh dậy rồi mà em vẫn còn luyến tiếc giấc mơ đó…” không biết quà ông Bụt cho mình là gì nhỉ?”.
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa…..cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ dến với tôi tự lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.
Ông tiên nầy có bộ râu thật đẹp, năm chòm suôn đuột, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí : “Chào ông ạ!” Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tổn, tình cảm: “ Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!”Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông.Và một điều nữa nhờ ông nhắn lạ với ông ngoại tôi rằng: tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn.
“Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật”Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyên nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ nầy tôi lại thêm quí mến ông , dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: có thật là đã có ông tiên không nhỉ?
Thân mình cường tráng , cơ bắp khỏe mạnh , nhìn như một tráng sĩ ra trận đấu
Mình biết có nhiêu đó thôi
Chúc bạn học tốt !
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Dàn ý tả ông tiên (ông bụt)
Một số điều cần quan tâm trước khi làm đề văn tả ông tiên chính là những sự xuất hiện của ông tiên, ngoại hình, tính cách, suy nghĩ về các hành động của ông sau khi giúp đỡ người khác…
I. Mở bài
– Trong truyện cổ dân gian luôn có hai hình ảnh đó là kẻ độc ác, tham lam và người nghèo khổ nhưng hiền lành tốt bụng.
– Người nghèo khổ, bất hạnh luôn có thế lực thần thánh hỗ trợ giúp đỡ vượt qua nguy nan.
– Trong đó, em thích nhất là hình ảnh ông bụt hiền từ, tốt bụng trong truyện Tấm Cám.
II. Thân bài
a) Tả ngoại hình
– Trong truyện ông Bụt xuất hiện bất ngờ và đột ngột.
– Ông mặc quần áo màu trắng, râu dài tới ngực, tóc bạc phơ.
– Đôi mắt ông hiện lên vẻ nhân từ, phúc hậu.
– Bộ quần áo màu trắng, hai ống tay rất rộng.
– Tay ông lúc nào cũng cầm một cây gậy dùng để chống, sáng lấp lánh.
b) Tả hành động
– Ông xuất hiện sau làn khói trắng, nhẹ nhàng và chậm rãi.
– Bước chân của ông nhẹ nhàng và không hề có tiếng động mạnh.
– Tay lúc nào cũng vuốt bộ râu dài,trắng bạc phơ.
– Cử chỉ từ tốn, khuyên bảo.
– Khi ông biến mất đầy bất ngờ, trong sự ngỡ ngàng của Tấm.
c) Một số lần giúp đỡ của ông
– Khi đi bắt tôm tép, Tấm bị Cám lấy hết tôm tép. Tấm khóc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ.
– Tấm ngày ngày chăm sóc nuôi cá bống lớn nhưng bị mẹ con Cám bắt ăn thịt. Tấm khóc ông bụt lại xuất hiện.
– Mẹ con Cám dự lễ hội. Mụ dì ghẻ nghĩ ra cách ngăn không cho Tấm dự tiệc bằng cách trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt riêng ra. Tấm khóc Ông Bụt xuất hiện giúp đỡ.
– Đi dự tiệc nhưng không có quần áo đẹp, ông Bụt vẫn giúp đỡ Tấm có quần áo đẹp.
– Năm lần bảy lượt ông Bụt xuất hiện giúp đỡ những con người lương thiện, hiền lành nhân vật tiêu biểu đó là Tấm.
III. Kết bài
– Ông Bụt luôn giúp đỡ Tấm – người tốt bụng, hiền lành. Ông đại diện cho lí lẽ, sự công bằng trong xã hội.
– Thể hiện mong ước của người xưa: Ở hiền phải được gặp lành.
Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa…..cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ dến với tôi tự lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.
Ông tiên nầy có bộ râu thật đẹp, năm chòm suôn đuột, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí : “Chào ông ạ!” Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tổn, tình cảm: “ Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!”Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông.Và một điều nữa nhờ ông nhắn lạ với ông ngoại tôi rằng: tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn.
“Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật”Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyên nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ nầy tôi lại thêm quí mến ông , dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: có thật là đã có ông tiên không nhỉ?
Cũng giống như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ thật hay như Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt… Điều thú vị là những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện đều do thần thánh, Tiên, Bụt tạo ra. Nhân vật Tiên ông thường xuất hiện vào những lúc gay cấn nhất để cứu giúp người nghèo khổ, hiền lành và trừng trị kẻ giàu có mà xấu xa, độc ác.
Sau khi chú cá bống nhỏ xinh bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác ăn thịt, cô Tấm đau khổ lắm. Thế là cô đã mất một người bạn thân, một nguồn an ủi. Cô ôm mặt khóc nức nở. Bỗng nhiên một cơn gió mạnh nổi lên, Tiên ông hiện ra giữa vầng hào quang và làn hương thơm ngát. Mái tóc Tiên ông bạc phơ, búi cao trên đỉnh đầu, bộ râu ba chòm trắng như bông thả dài trước ngực. Trong tay Tiên ông là cây gậy trúc nâu bóng. Tiên ông bước đi, nhẹ như gió thoảng. Đôi hài vải màu lam lướt trên mặt đất.
Đến bên cô Tấm, Tiên ông mỉm cười, cất giọng trầm ấm hỏi:
– Chào cháu! Điều gì làm cho cháu đau khổ đến thế? Cháu hãy nín khóc và kể lại mọi chuyện cho ta nghe! Biết đâu ta lại giúp được cháu chăng?!
Cô Tấm ngẩng mặt lên nhìn. Nụ cười hiền từ làm cho gương mặt của Tiên ông càng thêm phúc hậu. Cô Tấm chắp tay lạy Tiên ông rồi kể đầu đuôi sự việc. Nghe xong, Tiên ông khuyên nhủ:
– Cháu hãy ghi nhớ lời ta dặn: cố tìm lấy xương bống, chia đều bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn dưới chân giường. Ít lâu sau, phép lạ sẽ xảy ra với cháu!
Dứt lời, Tiên ông biến mất, chỉ còn khói sương lãng đãng và mùi hương phảng phất đâu đây.
Cô Tấm làm đúng theo lời Tiên ông dặn, nhưng tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy xương bống đâu. Bất ngờ, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Cô Tấm cho gà ăn thóc. Loáng chốc, gà đã bới được xương bống từ trong đống tro bếp. Tiên ông đã kín đáo sai gà giúp Tấm.
Ngày hội lớn đầu xuân đã đến. Tấm muốn đi dự hội nhưng khổ thay, cô không có quần áo mới. Đã thế, mụ dì ghẻ độc ác lại trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt xong mới cho đi. Tủi thân, tủi phận, Tấm chỉ biết âm thầm khóc. Tiên ông hiện ra an ủi rồi sai một bầy chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. Rồi Tiên ông bảo Tấm hãy đào bốn chiếc lọ đựng xương bống lên, sẽ có đủ quần áo đẹp mặc đi dự hội.
Với phép thuật và tài năng của mình, Tiên ông đã giúp Tấm vượt qua bao khốn khó, hiểm nguy. Mấy lần cô Tấm bị mẹ con Cám hãm hại là mấy lần Tiên ông cho cô sống lại dưới hình hài khác: chim vàng anh, cây xoan đào, trái thị… Để rồi cuối cùng, Tấm trở lại với nguyên vẹn hình hài xinh đẹp ban đầu và được đoàn tụ với nhà vua.
Cô Tấm dịu dàng, chăm chỉ, thật thà, xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Giống như Sọ Dừa hay anh Khoai nghèo khổ, cô Tấm đã được Tiên ông giúp đỡ và ban thưởng xứng đáng. Hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu của Tiên ông mãi mãi in đậm trong kí ức tuổi thơ của chúng em bởi Tiên ông thay mặt nhân dân bênh vực người lương thiện, trừng trị kẻ xấu xa. Tiên ông chính là hiện thân của ước mơ công lí muôn đời của nhân dân ta.