K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Xét ΔABE vuông tại A và ΔHBE vuông tại H có

BE chung

\(\widehat{ABE}=\widehat{HBE}\)(BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\), H∈BC)

Do đó: ΔABE=ΔHBE(cạnh huyền-góc nhọn)

b) Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

\(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Rightarrow\widehat{ACB}=90^0-\widehat{ABC}=90^0-60^0=30^0\)

Ta có: BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(gt)

\(\Rightarrow\widehat{ABE}=\widehat{CBE}=\frac{\widehat{ABC}}{2}=\frac{60^0}{2}=30^0\)

Xét ΔEBC có \(\widehat{ECB}=\widehat{EBC}\left(=30^0\right)\)

nên ΔEBC cân tại E(định lí đảo của tam giác cân)

⇒EB=EC

Xét ΔEBH vuông tại H và ΔECH vuông tại H có

EB=EC(cmt)

EH chung

Do đó: ΔEBH=ΔECH(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: \(\widehat{BEC}\) là góc ngoài tại đỉnh E của ΔABE(EA và EC là hai tia đối nhau)

nên \(\widehat{BEC}=\widehat{BAE}+\widehat{ABE}\)(định lí góc ngoài của tam giác)

\(\Rightarrow\widehat{BEC}=90^0+30^0=120^0\)

Ta có: ΔEBH=ΔECH(cmt)

\(\widehat{BEH}=\widehat{CEH}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{BEH}+\widehat{CEH}=\widehat{BEC}\)(tia EH nằm giữa hai tia EB,EC)

nên \(\widehat{BEH}=\widehat{CEH}=\frac{\widehat{BEC}}{2}=\frac{120^0}{2}=60^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{KEH}=60^0\)

Ta có: HK//BE(gt)

\(\widehat{BEH}=\widehat{KHE}\)(hai góc so le trong)

\(\widehat{BEH}=60^0\)(cmt)

nên \(\widehat{KHE}=60^0\)

Xét ΔKHE có

\(\widehat{KEH}=60^0\)(cmt)

\(\widehat{KHE}=60^0\)(cmt)

Do đó: ΔKHE đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

d) Xét ΔAEI vuông tại A có EI là cạnh huyền(EI là cạnh đối diện với \(\widehat{EAI}=90^0\))

nên EI là cạnh lớn nhất trong ΔAEI(trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)

hay EI>EA

mà EA=EH(ΔBAE=ΔBHE)

nên IE>EH(đpcm)

a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

b) Ta có: ΔAHB=ΔAHC(cmt)

⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)(đpcm)

Ta có: ΔAHB=ΔAHC(cmt)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(hai góc tương ứng)(đpcm)

c) Xét ΔHKB vuông tại K và ΔHIC vuông tại I có

BH=CH(cmt)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔHKB=ΔHIC(cạnh huyền-góc nhọn)

d) Ta có: AK+KB=AB(K nằm giữa A và B)

AI+IC=AC(I nằm giữa A và C)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và KB=IC(ΔHKB=ΔHIC)

nên AK=AI

Xét ΔAKI có AK=AI(cmt)

nên ΔAKI cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AKI}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔAKI cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{AKI}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{AKI}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên KI//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)(đpcm)

12 tháng 4 2020

Mình đăng một bài nữa bạn làm gips minh nha

21 tháng 12 2014

hình tự vẽ

a, Xét tam giác AHB và AHC

AB=AC(đề bài)

góc BAH=HAC(AH là tia phân giác góc BAC)

AH là cạnh chung

=> tam giác AHB=AHC(C.G.C)

21 tháng 12 2014

b,Vì tam giác AHB=AHC(câu a)

=> góc BHA=góc AHC( 2 cạnh tương ứng)

Mà BHA+ AHC=180 độ(2 góc kề bù)

=> BHA=AHC=1/2*180 độ

                    = 90 độ

=> AH vuông góc với BC.

15 tháng 7 2019

Bài 1 : Hình tự vẽ

a ) Ta có : BM = AB ( theo đề bài )

=> Tam giác AMB cân tại B

b ) Do tam giác ABC vuông cân tại A => AB = AC 

                                                          mà  CN = AB => CN cũng = AC 

=> Tam giác ANC cân tại C

c ) Tam giác j cân tại A ???

Bài 2 : Hình bn tự vẽ nhé

a ) AH \(\perp\)BC => \(\Delta AHB\)và \(\Delta AHC\)là hai tam giác vuông

Do tam giác ABC cân tại A => AB = AC và \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)

Xét hai tam giác vuông :  \(\Delta AHB\)và \(\Delta AHC\)có :

AB = AC ( cmt )

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)( cmt )

nên tam giác AHB = tam giác AHC ( cạnh huyền - góc nhọn )

b ) Do tam giác AHB = tam giác AHC => HB = HC ( hai cạnh tương ứng )

c ) Do tam giác AHB = tam giác AHC => \(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)

=> AH là tia p/g của \(\widehat{BAC}\)

15 tháng 7 2019

thanks bạn nhìu

5 tháng 2 2021

giup toi voi 

Tam giác ABC vuông, vuông cân hay cân?

Tam giác ABC vuông không thêm điều kiện gì thì tam giác ABC ko bằng tam giác AHC đc

17 tháng 7 2017

ai giup mik nha mik tich cho

17 tháng 7 2017

Ta có hình vẽ:

A B C D E H I K

a/ Xét hai tam giác vuông ABD và ACE có:

AB = AC (tam giác ABC cân tại A)

A: góc chung

=> tam giác ABD = tam giác ACE.

b/ Ta có: BD và CE là đường cao của tam giác ABC

Mà BD cắt CE tại H

=> H là trực tâm của tam giác ABC

=> AH là đường cao còn lại của tam giác ABC

Vì tam giác ABC cân

Nên AH cũng là đường trung trực của BC.

c/ Ta có: tam giác ABD = tam giác ACE (Cmt)

=> AD = AE (hai cạnh t/ư)

=> tam giác ADE cân tại A

=> góc ADE = góc AED.

Ta có: \(\widehat{ADE}+\widehat{AED}+\widehat{A}=180^0\)

hay \(2.\widehat{ADE}=180^0-\widehat{A}\) (Vì \(\widehat{ADE}=\widehat{AED}\) )

=> \(\widehat{ADE}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)

Ta có: tam giác ABC cân tại A

=> góc B = góc C.

Ta có: \(\widehat{A}+\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=180^0\)

hay \(2.\widehat{ACB}=180^0-\widehat{A}\) (Vì \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\))

=> \(\widehat{ACB}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)

Ta có: \(\widehat{ADE}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)

\(\widehat{ACB}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)

=> \(\widehat{ADE}=\widehat{ACB}\)

Mà hai góc này ở vị trí slt

=> DE // BC (đpcm).