Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác:
“ Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”
Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)
Câu 1: Một số ví dụ về tính giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
(Tức cảnh Pác Bó)
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ với xuân này.
(Cảnh rừng Việt Bắc)
* Còn non, còn nước, còn người! Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay! Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
(Di chúc - 1969)
Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
(Hồ Chí Minh toàn tập)
Câu 2: (SGK, Tr.56)
- Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi người nên có.
- Giản dị, với mỗi người thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sông, trong quan hệ với người xung quanh.
- Đó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta.
1. Mở bài:
– Trong đời sống, tác phong của Bác rất tự nhiên, giản dị.
– Lời nói và bài viết để tuyên truyền các mạng của Bác cũng rât giản dị, trong sáng vì Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.
2. Thân bài:
* Lấy một số dẫn chứng để chứng minh.
a) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:
– Bác viết nhiều bài ca để giác ngộ, vận động quần chúng tham gia cách mạng, đoàn kết đánh giặc cứu nước. (Bài ca Việt Minh, Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết…)
– Thơ chúc tết 1947 là lời kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến, bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập vừa giành được từ tay Pháp, Nhật.
– Mừng xuân: 1949 là lời động viên nhân dân cả nước thi đua đánh giặc, thi đua sản xuất, là niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng.
b) Thời kì chống Mĩ cứu nước:
– Bài thơ chúc Tết năm 1956, Bác Hồ hào nhân dân cả nước sát cánh đồng lòng. Miền Bắc thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam giữ vững thành đồng… Và khẳng định nước nhà sẽ hòa bình, thống nhất.
– Mừng xuân 1969 là bài thơ xuân cuối cùng của Bác. Bài thơ tổng kết ngắn gọn và chính xác tình hình năm cũ, mở ra một tương lai tươi sáng của cách mạng trong năm mới, đồng thời chỉ rõ mục tiêu phấn đấu là đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào để giải phóng miền Nam, Bắc – Nam sum họp một nhà.
Thơ văn của Bác giản dị giống như đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người của Bác vậy
3. Kết bài:
– Thơ Bác chính là con người Bác: giản dị mà vĩ đại, sâu sắc, hào hùng.
– Dân tộc Việt Nam tự hào được sống và chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.
Với đề này các em nên tham khảo và lấy dẫn chứng trong văn bản "Đúc tính giản dị của Bác Hồ nhé".
Trong phần thân bài cần nêu bật được :
1. Sự giản dị của Bác thể hiện trong đời sống hằng ngày : ngôi nhà Bác ở, trang phục mà Bác mặc, bữa ăn của Bác.
2. Sự giản dị của Bác thể hiện trong thơ văn của Bác : Các bài thơ mà Bác viết, đa phần ngôn ngữ đều rất giản dị, gần gũi (lấy ví dụ trong tập Nhật kí trong tù có bài thơ "Tứ cá nguyệt liễu:
Tứ cá nguyệt liễu
"Nhất nhật tù, thiên thu tại ngoại",
Cổ nhân chi thoại bất sai ngoa!
Tứ nguyệt phi nhân loại sinh hoạt,
Sử dư tiều tuỵ thập niên đa.
Nhân vị:
Tứ nguyệt ngật bất bão,
Tứ nguyệt thuỵ bất hảo,
Tứ nguyệt bất hoán y,
Tứ nguyệt bất tẩy tảo.
Sở dĩ:
Lạc liễu nhất chích nha,
Phát bạch liễu hứa đa,
Hắc sấu tượng ngã quỷ,
Toàn thân thị lại sa.
Hạnh nhi:
Trì cửu hoà nhẫn nại,
Bất khẳng thoái nhất phân,
Vật chất tuy thống khổ,
Bất động dao tinh thần.
Dịch nghĩa
"Một ngày tù nghìn thu ở ngoài",
Lời nói người xưa thực không sai;
Sống chẳng ra người vừa bốn tháng,
Khiến mình tiều tuỵ còn hơn mười năm.
Bởi vì:
Bốn tháng ăn không no,
Bốn tháng ngủ không yên,
Bốn tháng không thay áo,
Bốn tháng không tắm rửa.
Cho nên:
Rụng mất một chiếc răng,
Tóc bạc đi nhiều,
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở khắp thân mình,
May sao:
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.
Hoặc trong bản "Tuyên ngôn độc lập": Mở đầu bác nói " Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Rất hiếm trường hợp mà một vị lãnh đạo khi đứng trước toàn thể dân chúng lại có thể nói những lời nói giản dị, thân tình đến vậy.
=> kết luận, Bác Hồ là một con người vĩ đại. Những gì Bác đã làm cho dân tộc Việt Nam là lớn lao không sao kể siết được. Tuy nhiên, Người lại lựa chọn cho mình một lối sống giản dị, thanh cao chứ không xa hoa lãng phí.Cũng chính vì thế, Người càng trở nên đáng kính, đáng trân trọng hơn nữa.Nhà thơ Tố Hữu từng viết trong bài thơ "Bác ơi"
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
“…Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ... ''
1. Trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng.
PTBĐ chính: Nghị luận
2. Phương diện: bữa ăn hàng ngày
Em tham khảo:
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,
Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Bản thân em học được đức tính giản dị, yêu lao động và quý trọng người khác từ Bác.
3. Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó
Trạng ngữ để nhấn mạnh được việc làm của Bác.
4. Miêu tả nhân vật một cách chân thật, thể hiện được tình cảm của người viết với Bác.
1. sai vì̀ chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật
2. Cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
sửa:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá.
Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ xuất phát từ nhận thức văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều hoàn cảnh sống và tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có cách viết cho phù hợp. Với lực lượng quần chúng cách mạng phần lớn là nông dân, công nhân, Bác đã chọn hình thức sáng tác quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ như ca dao, thơ lục bát... để lồng vào đó nội dung chính trị.
Giản dị trong đời sống - đó là điều nổi bật trong phong cách của Hồ Chủ tịch . Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được và thực hiện được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong qua trình vận động cách mạng, Bác làm nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng như Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết... Bác viết thật mộc mạc, giản dị để người nghe, người đọc dễ tiếp thu và truyền bá cho nhau.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã viết nhiều câu thơ, bài thơ làm tài liệu giác ngộ, vận động quần chúng tham gia vào hội Việt Minh, đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật:
Muốn phá sạch nỗi bất bình, Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào.
Hoặc:
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng, Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Thơ Bác còn chỉ ra nguyên nhân khổ đau, bất hạnh của nông dân:
Dân ta không có ruộng cày, Bao nhiêu đất tốt về Tây đồn điền.
Hay của giai cấp công nhân:
Công nhân sức mạnh nghề quen Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ Mà mình quần rách áo xơ Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm Lại còn đánh chửi tần phiền Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua.
Bác thể hiện rõ nỗi khổ, nỗi nhục của kẻ lầm đường lạc lối cầm súng giặc bắn vào cha mẹ, anh em, bà con làng xóm:
Hai tay cầm khẩu súng dài, Ngắm đi ngắm lại, bắn ai bây giờ.
Cuối năm 1946, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cấu kết với nhau, cố tình xâm lược nước ta một lần nữa. Sau khi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập, với cương vị Chủ tịch, Bác đã làm bài thơ chúc mừng năm mới 1947, kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do vừa giành được:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công.
Xuân 1949 là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Người người thi đua Ngành ngành thi đua, Ta nhất định thắng Địch nhất định thua; (Mừng xuân 1949)
Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chấn đông năm châu. Miền Bắc giải phóng, nhân dân nô nức bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam - thành đồng Tổ quốc - đang ngày đêm trực tiếp đối đầu với quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai.
Bài thơ chúc Tết năm 1956 là lời Bác hô hào, động viên nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh Mĩ:
Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí bền gan chiến đấu, Hòa bình, thống nhất thành công.
Nhân dân Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về lại hân hoan, phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đó chính là tâm tình, ý nguyện, là lí tưởng và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc.
Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác để lại cho đất nước, nhân dân:
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Thơ Bác chính là con người Bác, thật gần gũi, giản dị mà cũng thật sâu sắc, hào hùng. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Dân tộc Việt Nam sung sướng và hạnh phúc được chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu!
Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.
Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.
“Trong vai trò một người lãnh tụ người đã dẫn dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ. Người lên đường bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta.” Chủ tịch Hồ Chí minh là một vị lãnh tụ, một nhà cách mạng đại tài, người con là nhà thơ nhà danh nhân văn hóa thế giới. Trong cuộc đời người đã để lại cho đất nước con người Việt Nam rất nhiều truyền thống quý báu.
Đất nước chúng ta luôn tự hào về người, bởi người chính là sự kết tinh của vì sao tinh tú nhất. Người là ánh sáng, là niềm tin cho muôn dân soi vào. Ở bất kỳ vai trò nào cũng hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc.
Trong vai trò một người lãnh tụ người đã dẫn dân tộc Việt Nam ra khỏi đêm tối nô lệ. Người lên đường bôn ba khắp năm châu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc ta. Đó chính là con đường cách mạng theo đường lối Mác - Lênin. Nhờ con đường mà Bác tìm thấy mà dân ta thoát khỏi kiếp tối tăm. Tổ quốc ta trở thành nước độc lập, người dân của ta “ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành”.
Với cương vị một vị cha già của dân tộc người đã chăm lo, quan tâm tới đời sống của tất cả người dân. Bác đã lo lắng cho từng người già, trẻ nhỏ, từng người chiến sĩ. Biết bao nhiêu đêm Bác thức trắng, trằn trọc không ngủ khi lo lắng cho những người dân cho, số phận của dân tộc mình
Trong vai trò một nhà văn, nhà thơ một danh nhân văn hóa, Bác Hồ cũng đã để lại nhiều tác phẩm hay, gây được tiếng vang lớn như tập thơ “Nhật ký trong tù”, “Cảnh khuya”, hay “Bản tuyên ngôn độc lập”… Những tác phẩm ấy không chỉ hay về mặt nghệ thuật mà nó có tác động sâu sắc tới tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân. Nó còn là thanh gươm sắc bén nhằm thẳng vào những kẻ xâm lược, gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, bất lương.
Trong cuộc sống hàng ngày, Bác là người vô cùng giản dị, nếp sống mộc mạc, chân thành, tiết kiệm của Bác là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta hôm nay phải noi theo. Mỗi bữa cơm của người chỉ vài miếng cá kho, rau luộc, tương cà. Người bảo đất nước ta còn nghèo phải tiết kiệm vì miền Nam thân yêu còn chưa được giải phóng. Bác chăn nuôi ao cá, tự trồng rau, nuôi gà…để tạo ra những thực phẩm thiết yếu phục vụ cho mình.
Bác hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình. Đến điều băn khoăn mãi trước lúc lâm chung đó chính là việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng. Đúng như hai câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng Bác Hồ:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Trong bản Di chúc trước lúc ra đi người đã viết lại rằng “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người vẫn còn sáng mãi. Các thế hệ nối tiếp người sẽ luôn phải phát huy và làm theo những lời người đã khuyên nhủ, dạy dỗ.
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ là một người rất giản dị, giản dị từ lời nói , văn viết đến giao tiếp với mọi người.Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Với văn chương Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Bác là một vị chủ tịch nhưng nơi Bác sống và làm việc thì khác hoàn toàn với các vị chủ tịch khác. Bạn không sống trong dinh thự mà Bác sống với ngôi nhà lợp mái lá, sống gần gũi với quê nhà để tiện hỏi thăm và hiểu nhân dân hơn.Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác dồn tụ nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"
Chúc bạn học tốt!
+ Trong đời sống:
Bác vẫn thích ăn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Đồ dùng trong nhà Bác thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết.
+ Trong thơ văn:
- Dân Nghệ nhà choa
Một năm ăn quà
Hết một ngàn bảy trăm sáu mươi tấn gang
- Thân người chẳng khác thân trâu
Cái diều no ấm có đâu đến mình
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh sự nghiệp cứu nước vĩ đại, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản văn chương vô cùng quý giá.
Bác không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và chưa bao giờ tự nhận mình là văn nghệ sĩ. Bác viết văn, làm thơ xuất phát từ nhận thức văn chương là vũ khí sắc bén chống quân thù và là phương tiện thuận lợi để tuyên truyền cách mạng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã trải qua nhiều hoàn cảnh sống và tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau. Tùy từng tình huống, từng nhiệm vụ chính trị mà Bác có cách viết cho phù hợp. Với lực lượng quần chúng cách mạng phần lớn là nông dân, công nhân, Bác đã chọn hình thức sáng tác quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ như ca dao, thơ lục bát... để lồng vào đó nội dung chính trị.
Giản dị trong đời sống - đó là điều nổi bật trong phong cách của Hồ Chủ tịch . Bác cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được và thực hiện được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong qua trình vận động cách mạng, Bác làm nhiều bài ca dưới hình thức văn vần để giác ngộ quần chúng như Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết... Bác viết thật mộc mạc, giản dị để người nghe, người đọc dễ tiếp thu và truyền bá cho nhau.
Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã viết nhiều câu thơ, bài thơ làm tài liệu giác ngộ, vận động quần chúng tham gia vào hội Việt Minh, đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật:
Muốn phá sạch nỗi bất bình, Dân cày phải kiếm Việt Minh mà vào.
Hoặc:
Hỡi ai con cháu Hồng Bàng, Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.
Thơ Bác còn chỉ ra nguyên nhân khổ đau, bất hạnh của nông dân:
Dân ta không có ruộng cày, Bao nhiêu đất tốt về Tây đồn điền.
Hay của giai cấp công nhân:
Công nhân sức mạnh nghề quen Làm ra của cải cho thiên hạ nhờ Mà mình quần rách áo xơ Tiền công thì bớt mà giờ thì thêm Lại còn đánh chửi tần phiền Cúp lương tháng trước, phạt tiền hôm qua.
Bác thể hiện rõ nỗi khổ, nỗi nhục của kẻ lầm đường lạc lối cầm súng giặc bắn vào cha mẹ, anh em, bà con làng xóm:
Hai tay cầm khẩu súng dài, Ngắm đi ngắm lại, bắn ai bây giờ.
Cuối năm 1946, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cấu kết với nhau, cố tình xâm lược nước ta một lần nữa. Sau khi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập, với cương vị Chủ tịch, Bác đã làm bài thơ chúc mừng năm mới 1947, kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do vừa giành được:
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công.
Xuân 1949 là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Người người thi đua Ngành ngành thi đua, Ta nhất định thắng Địch nhất định thua; (Mừng xuân 1949)
Cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chấn đông năm châu. Miền Bắc giải phóng, nhân dân nô nức bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn của miền Nam - thành đồng Tổ quốc - đang ngày đêm trực tiếp đối đầu với quân xâm lược Mĩ và bè lũ tay sai.
Bài thơ chúc Tết năm 1956 là lời Bác hô hào, động viên nhân dân cả nước đoàn kết một lòng đánh Mĩ:
Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí bền gan chiến đấu, Hòa bình, thống nhất thành công.
Nhân dân Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về lại hân hoan, phấn khởi đón nghe thơ Bác vì đó chính là tâm tình, ý nguyện, là lí tưởng và khát vọng chiến thắng của toàn dân tộc.
Mừng xuân 1969 là bài thơ chúc Tết cuối cùng Bác để lại cho đất nước, nhân dân:
Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Thơ Bác chính là con người Bác, thật gần gũi, giản dị mà cũng thật sâu sắc, hào hùng. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
Dân tộc Việt Nam sung sướng và hạnh phúc được chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu!