K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1PHẦN I: ( 6 điểm )  Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt  Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :                     ... Bác để tình thương cho chúng con                       Một đời thanh bạch, chẳng vàng son                        Mong manh áo vải, hồ muôn trượng                         Hơi  Tượng đồng phơi những lối mòn.                                                            ( Tố...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

PHẦN I: ( 6 điểm )  Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt 

 Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :

                     ... Bác để tình thương cho chúng con 

                      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son 

                       Mong manh áo vải, hồ muôn trượng 

                        Hơi  Tượng đồng phơi những lối mòn. 

                                                           ( Tố  Hữu)

 Câu 1:(3 điểm)

a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1 điểm )

b. Chỉ ra hai chi tiết nói về nội dung em vừa tìm được trong câu a ?

c. Qua đoạn thơ trên, em học tập được gì ở tám người của bác? (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a. Câu “ bác để tình thương cho chúng con. “ là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại. (1 điểm)

b.  Câu” một đời thanh bạch, chẳng vàng son “  Được rút gọn bộ phận nào? Vì sao người ta rút gọn như vậy? (1 điểm)

c. Đặt câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. (1 điểm)

0
ĐỀ LUYỆN TẬP (1) – TỰ TÌNH II  I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP (1) – TỰ TÌNH II

 

 

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật. Thời gian của bạn có hạn, nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…

(Trích Bài diễn văn của Steve Jobs tại Lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Stanford năm 2005,)

Câu 1. Từ “chúng” trong câu “Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì” ám chỉ điều gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn 

Mng ơi giúp em với ạaâ

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?

0
 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”!. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có nhiều sở thích như khiêu vũ, chới đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn lựa chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “Chạm một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá, tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn. (Trích “Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới”). Câu 1: Qua văn bản, người viết đề xuất những điều gì đến chúng ta? Câu 2. Tại sao tác giả khuyên chúng ta: Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”! Câu 3. BẠn có đồng tình với ý kiến: Trí tò mò có thể giúp chúng ta “tìm ra được niềm đam mê của bản thân”? Câu 4. Rút ra bài học mà bạn tâm đắc từ đoạn trích trên. Các bạn giải chi tiết giúp mình với

0
Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim...
Đọc tiếp

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! ( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006) Câu 1.Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ. C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa. D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”? A. Vị thần trông coi về sự sống. B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. D. Vị thần se duyên đôi lứa. Câu 6. Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”? A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi. B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ. D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực. Câu 7. Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì? A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm. B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình. C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ. D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Câu 8.Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào? A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan. B. Là một người học rộng, tài cao. C. Là người yêu quý trẻ con. D. Là người rất ham học hỏi. Câu 9. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

0
ĐỀ LUYỆN TẬP  8I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:… Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu,...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP  8
I. Đọc-hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
… Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. 
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. 
[...] Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Nêu công dụng và ý nghĩa của văn chương.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Phân tích thành phần cấu tạo của câu sau. Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Câu 4. Trong câu trên, ngoài cụm chủ - vị làm nòng cốt câu (chủ ngữ - vị ngữ) các cụm chủ - vị còn lại đóng vai trò gì?
Câu 5.Dấu chấm phẩy trong câu dùng để làm gì?
Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn văn ? 

1
3 tháng 4 2022

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận

Công dụng:

-Giúp gợi lòng vị tha.

-Gây cho ta những tình cảm chưa có, luyện những tình cảm sẵn có.

Ý nghĩa:

Văn chương có nguồn gốc cao đẹp, có công dụng rõ ràng, gợi tình yêu, lòng đồng cảm.

Câu 2:

Nội dung chính:Nói về công dụng và ý nghĩa của văn chương

Câu 3:

Văn chương// gây cho ta những tình cảm ta /không có, luyện những tình

                                                                  C         V                  

 _________//________________________________________________

 CN                                                     VN

cảm ta /sẵn có.

       C     V

_____________

VN

Câu 4:

Cụm C-V trong câu trên mở rộng thành phần phụ ngữ cho cụm danh từ

Câu 5:

Tác dụng:Để ngắt quãng câu và liệt kê

Câu 6:

-Biện pháp tu từ:Liệt kê ở câu "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm  và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần"

-Tác dụng:khẳng định những tác dụng của văn chương không những '' gây cho ta những tình cảm ta không có" mà "còn luyện cho ta những tình cảm ta đã có"

 

ĐỀ SỐ 7I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:      “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lầnCó kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 7

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ, trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 60)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn văn

Câu 3: Câu văn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại.

Câu 4: Tìm các cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong đoạn văn trên

Câu 5 : Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”

 

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ

“Thương người như thể thương thân”

 

0
LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:Thân em vừa trắng lại vừa trònCâu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 3: Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Chỉ rõ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1

: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Câu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Chỉ rõ từng lớp nghĩa.

Câu 4 : Chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên và nêu tác dụng của những cặp từ trái nghĩa đó. (1đ)

Câu 5 :Kể tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 có cùng thể thơ với bài em vừa chép.

Phần II- Tập làm văn (4 điểm) Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

0