K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2

Ta có công thức tổng quát của dãy số: 

\(1\cdot2+2\cdot3+3\cdot4+...+n\left(n+1\right)=\dfrac{n\left(n+1\right)\left(n+2\right)}{3}\)

Trong đề bài ta có dãy số: \(1\cdot2+2\cdot3+...+99\cdot100\) có \(n=99\)

\(\Rightarrow1\cdot2+2\cdot3+...+99\cdot100=\dfrac{99\cdot\left(99+1\right)\cdot\left(99+2\right)}{3}=333300\)

Trở lại để bài:

\(\dfrac{1\cdot2+2\cdot3+3\cdot4+...+99\cdot100}{x^2+\left(x^2+1\right)+\left(x^2+2\right)+...+\left(x^2+99\right)}=50\dfrac{116}{131}\)

\(\Rightarrow\dfrac{333300}{x^2+x^2+1+x^2+2+...+x^2+99}=\dfrac{6666}{131}\)

\(\Rightarrow\dfrac{333300}{\left(x^2+x^2+...+x^2\right)+\left(1+2+3+...+99\right)}=\dfrac{6666}{131}\)

\(\Rightarrow\dfrac{333300}{100x^2+4950}=\dfrac{6666}{131}\)

\(\Rightarrow6666\left(100x^2+4950\right)=333300\cdot131\)

\(\Rightarrow666600x^2+32996700=43662300\)

\(\Rightarrow666600x^2=10665600\)

\(\Rightarrow x^2=\dfrac{10665600}{666600}\)

\(\Rightarrow x^2=16\)

\(\Rightarrow x^2=4^2\)

\(\Rightarrow x=\pm4\)

9 tháng 2

Khối lượng muối có trong 480kg dung dịch A là:

\(8\%\times480=38,4\left(kg\right)\)

Khối lượng muối có trong 320kg dung dịch B là:

\(6\%\times320=19,2\left(kg\right)\)

Tổng khối lượng dung dịch sau khi pha:

\(320+480=800\left(kg\right)\)

Tổng khối lượng muối có trong dung dịch sau khi pha:

\(38,4+19,2=57,6\left(kg\right)\)

Dung dịch mới chứa số phần trăm muối là:

\(57,6:800\times100\%=7,2\%\)

Đáp số: 7,2% 

9 tháng 2

Thanks nha

9 tháng 2

Ta có: 1+2-3-4+5+6-7-8+9+...+994-995-996+997+998

= (1-3+5-7+...+993-995+997) + (2-4+6-8+...994-996+998)

= (-2-2-2-2...-2+997) + (-2-2-2...-2)

= 499 + 500

= 999

   

    

9 tháng 2

Ta sử dụng phương pháp đánh giá

\(\left(x-1\right)^2+5y^2=6\)

\(\Rightarrow\left(x-1\right)^2=6-5y^2\)

Ta có: \(\left(x-1\right)^2\ge0\forall x\) 

\(\Rightarrow6-5y^2\ge0\forall y\) (vế trái luôn lớn hơn hoặc bằng 0 thì vế phải cũng vậy) 

\(\Rightarrow5y^2\le6\)

\(\Rightarrow y^2\le1,2\)

Do \(y^2\) là một số nguyên bình phương nên \(\Rightarrow y^2\in\left\{1;0\right\}\Rightarrow y\in\left\{0;1;-1\right\}\)

Thay \(y=0\) vào ta có: \(\left(x-1\right)^2+5\cdot0^2=6\Rightarrow\left(x-1\right)^2=6\) (x không có giá trị nguyên) 

Thay \(y=1\) vào ta có: \(\left(x-1\right)^2+5\cdot1^2=6\Rightarrow\left(x-1\right)^2=1\)

TH1: \(x-1=1\Rightarrow x=2\)

TH2: \(x-1=-1\Rightarrow x=0\)

Thay \(y=-1\) vào ta có: \(\left(x-1\right)^2+5\cdot\left(-1\right)^2=6\Rightarrow\left(x-1\right)^2=1\)

TH1: \(x=2\)

TH2: \(x=0\) 

Vậy: \(\left(x;y\right)=\left\{\left(2;1\right);\left(0;1\right);\left(2;-1\right);\left(0;-1\right)\right\}\)

9 tháng 2

(\(x\) - 1)2 + 5y2 = 6 Vì 5y2≥ 0 ⇒ (\(x-1\))2 ≤ 6 - 0 = 6

⇒ \(\left[{}\begin{matrix}\left(x-1\right)^2=0;y^2=\dfrac{6}{5}\left(ktm\right)\\\left(x-1\right)^2=1;y^2=\dfrac{6-1}{5}=1\\\left(x-1\right)^2=4;y^2=\dfrac{6-4}{5}=\dfrac{2}{5}\left(ktm\right)\end{matrix}\right.\)

Lập bảng ta có:

(\(x-1\))2  1 1
\(x-1\) -1 1
\(x\) 0 2
y2 1 1
y -1; 1 -1; 1

Theo bảng trên ta có các cặp \(x;y\) nguyên thỏa mãn đề bài là:

(\(x;y\)) = (0; -1); (0; 1); (2; -1); (2; 1)

 

 

  
 

9 tháng 2

a) \(2x-\dfrac{2}{11}=1\dfrac{1}{5}\)

\(\Rightarrow2x=\dfrac{6}{5}+\dfrac{2}{11}\)

\(\Rightarrow2x=\dfrac{76}{55}\)

\(\Rightarrow x=\dfrac{76}{55}:2\)

\(\Rightarrow x=\dfrac{38}{55}\) 

b) \(\dfrac{5}{9}+\dfrac{4}{3}x=\dfrac{-1}{3}\)

\(\Rightarrow\dfrac{4}{3}x=\dfrac{-1}{3}-\dfrac{5}{9}\)

\(\Rightarrow\dfrac{4}{3}x=-\dfrac{8}{9}\)

\(\Rightarrow x=-\dfrac{8}{9}:\dfrac{4}{3}\)

\(\Rightarrow x=-\dfrac{2}{3}\)

c) \(\dfrac{-3}{7}-\dfrac{3}{5}x=\dfrac{4}{5}+\dfrac{-2}{3}\)

\(\Rightarrow\dfrac{-3}{7}-\dfrac{3}{5}x=\dfrac{2}{15}\)

\(\Rightarrow\dfrac{3}{5}x=-\dfrac{3}{7}-\dfrac{2}{15}\)

\(\Rightarrow\dfrac{3}{5}x=\dfrac{-59}{105}\)

\(\Rightarrow x=\dfrac{-59}{105}:\dfrac{3}{5}\)

\(\Rightarrow x=-\dfrac{59}{63}\)

d) \(\dfrac{3x}{8}=\dfrac{-6}{15}\cdot\dfrac{5}{14}\)

\(\Rightarrow\dfrac{3x}{8}=\dfrac{-3}{7}\)

\(\Rightarrow8\cdot\dfrac{3x}{8}=8\cdot\dfrac{-3}{7}\)

\(\Rightarrow3x=-\dfrac{24}{7}\)

\(\Rightarrow x=\dfrac{-24}{7}:3\)

\(\Rightarrow x=-\dfrac{8}{7}\)

9 tháng 2

\(\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}+...+\dfrac{1}{24}\)

\(=\left(\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{3}\right)+\left(\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{5}\right)+\left(\dfrac{1}{6}+\dfrac{1}{7}\right)+...+\left(\dfrac{1}{22}+\dfrac{1}{23}\right)+\dfrac{1}{24}\)

\(=\dfrac{3+2}{2\times3}+\dfrac{5+4}{4\times5}+\dfrac{7+6}{6\times7}+...+\dfrac{23+22}{22\times23}+\dfrac{1}{24}\) 

\(=\dfrac{5}{6}+\dfrac{9}{20}+\dfrac{13}{42}+...+\dfrac{45}{506}+\dfrac{1}{24}\)

\(=\left(\dfrac{5}{6}+\dfrac{9}{20}\right)+\left(\dfrac{13}{42}+\dfrac{17}{72}\right)+...+\left(\dfrac{37}{342}+\dfrac{41}{420}\right)+\left(\dfrac{45}{506}+\dfrac{1}{24}\right)\)

\(=\dfrac{77}{60}+\dfrac{275}{504}+\dfrac{3013}{8580}+\dfrac{7409}{28560}+\dfrac{4927}{23940}+\dfrac{793}{6072}\) 

\(=\left(\dfrac{77}{60}+\dfrac{275}{504}\right)+\left(\dfrac{3013}{8580}+\dfrac{7409}{28560}\right)+\left(\dfrac{4927}{23940}+\dfrac{793}{6072}\right)\)

\(=\dfrac{4609}{2520}+\dfrac{2493675}{4084080}+\dfrac{4075097}{12113640}\)

\(=\dfrac{9792714646+3269207925+1801192874}{5354228880}\)

\(=\dfrac{14863115445}{5354228880}\) 

Thêm bước rút gọn nữa anh Phong ơi:

\(\dfrac{14863115445}{5354228880}=\dfrac{990874363}{356948592}\)

8 tháng 2

\(\dfrac{x}{15}=\dfrac{3}{5}+\dfrac{\left(-2\right)}{3}\)

\(\dfrac{x}{15}=\dfrac{9}{15}+\dfrac{\left(-10\right)}{15}\)

\(\dfrac{x}{15}=\dfrac{-1}{15}\)

\(\Rightarrow x=-1\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
8 tháng 2

Lời giải:

\(A=\frac{5(4n+3)-2}{4n+3}=5-\frac{2}{4n+3}\)

Để $A$ có giá trị nhỏ nhất thì $\frac{2}{4n+3}$ có GTLN

$\Rightarrow 4n+3$ phải nhỏ nhất và $4n+3>0$

Tức là $4n+3$ có giá trị nguyên dương nhỏ nhất.

Với $n$ nguyên, $4n+3$ chia 4 dư 3 nên $4n+3$ nguyên dương nhỏ nhất bằng $3$

$\Rightarrow n=0$

Vậy $A_{\min}=\frac{13}{3}$ khi $n=0$.

8 tháng 2

 

 Trong tam giác ABC có \(\widehat{B}< \widehat{C}\) nên \(AC< AB\) (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)

 Hơn nữa, vì AH là đường cao của tam giác ABC nên BH, CH lần lượt là hình chiếu của AB, AC trên đường thẳng BC. 

 \(\Rightarrow CH< BH\) (quan hệ đường xiên - hình chiếu)

 (Bạn xem lại đề bài nhé, mình nghĩ nó là \(BH>HC\) đó. Nhìn từ hình vẽ cũng có thể thấy. Ý thứ 2 cũng vậy, mình nghĩ là \(BD>DC\))

8 tháng 2

Đây là dạng toán nâng cao chuyên đề điểm và đoạn thẳng cấu trúc thi hsg, hôm nay olm.vn sẽ hướng dẫn em làm dạng này như sau:

Vì O;A; C thẳng hàng nên O \(\in\) AC;

Vì O;B;D thẳng hàng nên O \(\in\) DB 

Vậy O là giao điểm của AC  và BD.

Kết luận vị trí của điểm O sao cho ba điểm A; O; C và ba điểm; B;O;D thẳng hàng là O là giao điểm của AC và BD.