K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

VN
vh ng
CTVHS
18 tháng 12 2024
1. Núi
  • Đặc điểm: Núi là các dạng địa hình có độ cao lớn so với vùng xung quanh. Chúng thường có đỉnh nhọn, dốc đứng và được hình thành do các hoạt động kiến tạo vỏ Trái Đất, như va chạm và nén lại giữa các mảng kiến tạo.
  • Ví dụ: Dãy Himalaya (Châu Á), dãy Alps (Châu Âu), dãy Andes (Nam Mỹ).
  • So sánh: Núi có độ cao lớn và cấu tạo rất phức tạp. So với các dạng địa hình khác, núi có độ cao vượt trội và có ảnh hưởng lớn đến khí hậu và sinh thái.
2. Đồng bằng
  • Đặc điểm: Đồng bằng là các khu vực đất thấp, phẳng hoặc gần như phẳng, thường có đất màu mỡ. Chúng được hình thành bởi quá trình bồi đắp của sông, gió hoặc băng hà.
  • Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng sông Mississippi (Mỹ).
  • So sánh: Đồng bằng có sự khác biệt lớn về độ cao so với núi. Chúng có lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp nhờ đất đai màu mỡ và điều kiện sinh thái thuận lợi.
3. Hồ
  • Đặc điểm: Hồ là các vùng nước ngọt hoặc mặn bị bao quanh hoàn toàn bởi đất. Chúng có thể được hình thành do các quá trình như hoạt động núi lửa, sự chuyển động của băng, hoặc sụt lún địa chất.
  • Ví dụ: Hồ Baikal (Nga), Hồ Great Salt Lake (Mỹ).
  • So sánh: Hồ là các vùng nước đứng yên, khác biệt hoàn toàn với các dạng địa hình đất liền như núi và đồng bằng. Các hồ có thể có độ sâu rất lớn và ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.
4. Sa mạc
  • Đặc điểm: Sa mạc là các vùng đất khô cằn, thiếu nước mưa, và thường có nhiệt độ cực kỳ cao vào ban ngày và lạnh vào ban đêm. Chúng được hình thành do sự thiếu hụt nước và sự bào mòn mạnh mẽ của gió.
  • Ví dụ: Sa mạc Sahara (Châu Phi), Sa mạc Atacama (Nam Mỹ).
  • So sánh: Sa mạc có sự khác biệt rõ rệt với các vùng núi và đồng bằng về lượng nước, khí hậu và thảm thực vật. Trong khi núi và đồng bằng có sự đa dạng sinh học, sa mạc lại rất khô cằn và khắc nghiệt.
5. Cánh đồng băng (Băng hà)
  • Đặc điểm: Cánh đồng băng là những lớp băng lớn và dày, thường xuất hiện ở các khu vực cực như Bắc Cực và Nam Cực. Chúng được hình thành từ sự tích tụ và nén chặt của tuyết qua thời gian dài.
  • Ví dụ: Cánh đồng băng Greenland, Cánh đồng băng Antarctic.
  • So sánh: Các cánh đồng băng có đặc điểm cực kỳ lạnh và khô, khác biệt hoàn toàn so với các khu vực nhiệt đới hay đồng bằng. Băng hà đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu toàn cầu.
6. Đồi
  • Đặc điểm: Đồi là các khu vực đất nhô lên, có độ cao thấp hơn so với núi và không có đỉnh nhọn. Đồi có thể được hình thành bởi sự xói mòn hoặc các quá trình kiến tạo khác.
  • Ví dụ: Đồi Cotswolds (Anh), Đồi Appalachians (Mỹ).
  • So sánh: Đồi có độ cao không quá lớn như núi, nhưng chúng lại có hình dạng tròn hoặc thoai thoải, phù hợp với việc canh tác và phát triển nông nghiệp.
7. Vực
  • Đặc điểm: Vực là các khu vực có địa hình rất sâu, thường xuất hiện do các hoạt động địa chất như đứt gãy hoặc xói mòn. Chúng thường có các vách đá cao, dốc.
  • Ví dụ: Vực Grand Canyon (Mỹ), Vực Colca (Peru).
  • So sánh: Vực có độ sâu lớn và có cấu trúc địa hình độc đáo, khác biệt so với các dạng địa hình khác như đồng bằng hay núi. Chúng tạo ra các cảnh quan ấn tượng và có sự phân chia địa lý rõ rệt.
Tổng kết:
  • Địa hình núi thường có độ cao lớn và dốc, ảnh hưởng mạnh đến khí hậu và sinh thái.
  • Đồng bằng là vùng đất thấp, bằng phẳng, phù hợp với nông nghiệp và sinh sống.
  • Sa mạccánh đồng băng là các dạng địa hình có khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước.
  • Hồ là các vùng nước tĩnh, khác biệt hoàn toàn với các dạng đất liền.
  • Đồivực có cấu trúc thấp hơn núi nhưng lại rất đặc biệt về hình dạng và cảnh quan.
  •  
28 tháng 12 2022

tham khảo :

Núi: là dạng địa hình nhô cao rõ rệt so với mặt nước biển là từ 500m trở lên. Núi có đỉnh nhọn, sườn dốcĐồi: là dạng địa hình nhô cao. Độ cao của đồi so với vùng đất xung qunah thường không quá 200m. Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.Cao nguyên: là vùng đất khá bằng phẳng hoặc gợn sóng, thường cao trên 500m so với mực nước biển, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh Đồng bằng: là dạng dạng hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, có thể rộng tới hàng triệu km vuông.  Độ cao của hầu hết đồng bằng là dưới 200m so với mực nước biển

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ IIMÔN ĐỊA LÍ - LỚP 6I. Lý thuyếtBài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sảnBài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gióBài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưaBài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậuBài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nướcBài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hàII. Bài tập* Bài 1: Có mấy dạng địa hình...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 6

I. Lý thuyết

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn của nước

Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

II. Bài tập

* Bài 1: Có mấy dạng địa hình chính trên Trái Đất? Nêu đặc điểm dạng địa hình núi, đồi, cao nguyên và đồng bằng?

* Bài 2: So sánh sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu (thời gian, phạm vi, nhịp độ thay đổi)?

* Bài 3: Có mấy đới khí hậu trên Trái Đất? Kể tên các đới khí hậu đó? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm của đới khí hậu đó?

* Bài 4: Nêu biểu hiện của biến đổi khí hậu? Biến đổi khí hậu gây nên hậu quả gì? Biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

* Bài 5: Thủy quyển là gì? Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết nguyên nhân làm cho nguồn nước ngọt ở nước ta hiện nay đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng ? Hãy đưa ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng đó.

* Bài 6: Dựa vào bảng số liệu sau:

ỢNG MƯA TRONG NĂM CỦA TỈNH A

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

100,8

32,8

19,1

160,1

347,3

166

155

286

129,4

32

42,3

10

a. Tính tổng lượng mưa trong năm của Tỉnh A.

b. Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (T 5, 6, 7, 8, 9, 10) của Tỉnh A.

c. Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (T 11, 12, 1, 2, 3, 4) của Tỉnh A.
giúp mk vs ạ mk cảm ơn

0
12 tháng 8 2019

Hai dạng núi lửa chính trên Trái Đất là: núi lửa tắt và núi lửa hoạt động

- Núi lửa tắt là núi lửa ngừng phun đã lâu.

- Núi lửa hoạt động là núi lửa đang phun hoặc mới phun gần đây

Đáp án: B

16 tháng 12 2016

1, 1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất
a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.

16 tháng 12 2016

3,

- Bình nguyên:

+ Là dạng địa hình thấp.

+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.

- Cao nguyên:

+ Là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m.

+ Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

+ Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

- Đồi:

+ Là một dạng địa hình nhô cao.

+ Có đỉnh tròn, sườn thoải.

+ Độ cao tương đối thường không quá 200m.

18 tháng 12 2016

-Núi

- Đồi

- đồng bằng

- cao nguyên

2 tháng 1 2017

Núi

Đồi

Đồng bằng (bình nguyên)

Cao nguyên

8 tháng 12 2016

1. Cấu tạo bên trong củaTrái Đất gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng là lớp vỏ Trái Đất , ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi :

-Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 km đến 70 km; vật chất có dạng rắn chắc; càng xuống sâu thì nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1.000 độ C

+ Lớp trung gian (bao Manti) : độ dày gần 3.000km ; vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500 độ C đến 4.7000 độ C

+Lõi Trái Đất : độ dày đến 3.000 km; vật chất ở trạng thái lòng ở ngoài, rắn ở trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000 độ C

8 tháng 12 2016

2:

Giống nhau:
Đều là lực tác động lên Trái Đất
Khác nhau:
+Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…
thông qua 4 quá trình liên quan tới nhau phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Các quá trình nây làm cho bề mặt TĐ theo xu hướng phẳng lại.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

+Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
thông qua các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…
 
 
14 tháng 2 2018

- Lớp vỏ Trái Đất có 7 địa mảng chính

- Đó là các địa mảng: mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Á – Âu, mảng Phi, mảng Ấn Độ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực.

4 tháng 5 2021

Tk:

Các đới khí hậu trên Trái Đất :Hàn dới,ôn đới, nhiệt đới
a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới