Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
năm nay mình lên lớp 6 nên thuyết minh cơ nhé
Trên mâm cơm mỗi vùng của đất nước lại có những món ăn riêng hấp dẫn và mang phong vị đặc trưng của từng vùng. Nếu như đến Huế bạn sẽ được thưởng thức món canh hến Huế ngọt thanh thơm thơm mùi mắm ruốc của người miền Trung thì đến với miền Nam chắc hẳn chúng ta sẽ không quên được hương vị thanh thanh chua chua của các món canh chua miền Nam.
Cũng giống như các món gỏi, canh chua Nam bộ mang một vị chua chua ngọt ngọt hòa quện với mùi của rau thơm tạo nên một hương vị hấp dẫn đặc biệt.
Để làm món canh chua cá lóc cũng rất đơn giản trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu. Trước hết không thể thiếu được cá lóc, bên cạnh đó cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác như: cà chua, bạc hà, đậu bắp, một quả dứa, giá đỗ, me chua, ràu mùi, ớt, sả, tỏi. Những gia vị cho món canh chua cá lóc bao gồm: đường, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.
Để chế biến món canh chua cá lóc thì bước đầu tiên cần làm sạch cá lóc, sau đó ướp qua với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt để cho cá ngấm gia vị và bớt mùi tanh. Những loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà thì cần rửa sạch, xắt thành khúc vừa ăn, cà chua xắt theo múi, dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, đối với me chín thì có thể tách vỏ và lấy phần thịt me, loại bỏ hạt.
Tiếp đó, cho me nấu với một bát nước để me tan. Ăn kèm với món canh chua cá lóc có món rau sống và giá đỗ, nên nhặt sạch giá đỗ, để ráo nước, những loại rau khác nhặt sạch, ngắt lấy phần non, đối với đậu bắp thì xắt lát, bạc hà tước vỏ…
Đặt nước lên bếp, cho nước me vào đun sôi, khi nước sôi cho cá lóc vào nấu chín, sau đó cho thêm dứa, đậu bắp, cà chua, lá bạc hà và tắt bếp. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể nêm nếm cho món canh chua cá lóc cho phù hợp. Bước cuối cùng là trình bày món ăn.
Canh chua cá lóc cho ra bát, để cho món ăn đúng vị và được trang trí đẹp mắt hơn thì có thể rắc lên trên món ăn rau mùi, ớt xắt lát và tỏi phi lên bên trên. Ăn kèm với món canh chua cá lóc là bún hoặc cơm, tùy theo khẩu phần ăn của từng người mà có sự lựa chọn khác nhau.
Món canh chua cá lóc rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng, vị chua dịu của cạnh giúp bạn xua đi cái nóng, mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Món canh chua cá lóc khi ăn cùng cơm trắng và món thịt kho nước dừa hay cá kho sẽ mang đến cảm giác vô cùng đặc biệt.
Cách thức làm món canh chua cá lóc rất đơn giản, vì vậy mà ai cũng có thể tham khảo và nấu cho gia đình một món canh chua cá lóc đúng vị. trong những ngày hè,món canh chua cá lóc không chỉ xua đi cái nóng mà còn gắn kết tình cảm của những người thân trong bữa ăn gia đình.
Món canh chua cá lóc là món ăn dân tộc phổ biến có ở mọi vùng miền, tuy nhiên, đặc trưng văn hóa ẩm thực ở các vùng có sự khác nhau nên cách nấu món canh chua cá lóc cũng khác nhau. Đây là món ăn dân giã nhưng lại mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt, hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn thơm ngon này nhé.
Chú bé ngoan ngoãn , gương mẫu và tích cực trong mọi hoạt động của trường không ai khác là Út Vịnh . Cậu là một cậu bé rất dũng cảm. Thể hiện ở việc em quên mình mà lao ra đường tàu cứu bé Lan. Qua câu chuyện Út Vịnh cho chúng ta càng khâm phục tinh thần dũng cảm của cậu . Út Vịnh là một tấm gương sáng để mọi người noi theo và học tập
ko chép mạng thì tự làm đi bạn
Ở đây ko có nhiều người rảnh để viết cho bạn đâu nhé.
Tham khảo:
Tôi tên là Sọ Dừa. Ngày hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện cuộc đời của mình.
Cha mẹ tôi là những người nông dân hiền lành và rất chăm chỉ làm việc, dù cuộc sống nghèo khó nhưng luôn sống vui vẻ với làng xóm. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến hai người phiền lòng là dù đã tuổi cao nhưng chưa có một đứa con. Một hôm, mẹ tôi vào rừng lấy củi. Trời nắng to nên mẹ khát nước, nhìn thấy chiếc sọ dừa bên gốc cây có đựng nước mưa, mẹ đã uống dòng nước mát đó. Và rồi, tôi đã được đầu thai như thế. Cha mẹ rất vui mừng những ngày mang thai tôi. Ít lâu sau, cha qua đời và mẹ sinh ra tôi, không có chân tay và người tròn lông lốc như một quả dừa. Mẹ buồn lòng định vứt tôi đi, tôi bỗng lên tiếng: “Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt mẹ và mẹ đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.
Khi tôi lớn lên và mẹ dần già yếu, tôi bèn xin với mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng rồi cũng đồng ý cho tôi làm việc. Hàng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng để chăn, đến tối lại lăn sau lùa chúng về chuồng. Cả đàn bò đều béo tốt khiến phú ông mừng rỡ vô cùng.
Vào những ngày mùa bận rộn, khi người làm ra đồng làm việc, phú ông đã sai ba cô con gái lần lượt mang cơm ra cho tôi. Hai người chị gái rất kiêu kì và thường hắt hủi tôi, chỉ có cô út đối đãi với tôi rất tử tế. Đến hôm cô út mang cơm ra cho tôi, khi đó tôi đã cất tiếng sáo du dương cho đàn bò gặm cỏ. Cô đã ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi trong hình dạng mới: một chàng trai khỏe mạnh bình thường, khuôn mặt tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào. Khi biết cô đến, tôi bỗng trở lại hình dạng Sọ Dừa như cũ. Nhiều lần như vậy, cô biết tôi không phải người thường và yêu mến tôi. Chính tấm lòng nhân hậu của cô út cũng đã khiến tôi đem lòng yêu thương người con gái ấy.
Cuối mùa ở thuê năm đó, tôi về nhà và giục mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho tôi. Mẹ vô cùng sửng sốt nhưng thấy tôi năn nỉ, quyết tâm nên bà đã chiều lòng. Thấy mẹ tôi đến, phú ông đã mỉa mai và ra điều kiện thách cưới: “Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.” Nhìn mẹ lo âu, tôi đã động viên mẹ yên tâm để tôi lo lắng mọi việc.
Đến ngày cưới, tôi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và cô út bằng lòng lấy tôi. Cỗ bàn được bày biện linh đình. Lúc rước dâu, tôi đã hóa thân thành chàng trai khôi ngô tuấn tú bên người vợ xinh đẹp, hiền hậu của mình khiến mọi người đều ngạc nhiên và mừng rỡ.
Vợ chồng tôi đã sống bên nhau hạnh phúc. Tôi chăm chỉ ngày đêm miệt mài học tập và trong kì thi năm đó, tôi đỗ trạng nguyên. Triều đình cử tôi đi sứ. Trước lúc lên đường, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để phòng thân.
Ganh tị với những thứ vợ tôi có được, hai người chị vợ đã tìm cách hãm hại. Họ rủ vợ tôi chèo thuyền ra biển rồi đẩy nàng xuống dòng nước sâu. Nàng đã bị cá kình nuốt chửng nhưng may mắn khi cầm theo những đồ dùng tôi tặng mà thoát chết. Nàng cầm con dao mổ bụng cá, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng nàng.
Khi đi sứ trở về, tôi vô cùng tức giận khi biết tin vợ mất tích, Tôi bèn đi thuyền ra đảo thì nghe tiếng gà trống gáy to: "ò… ó… o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về."
Cho thuyền vào đảo thì biết đó chính là vợ tôi. Gặp lại nhau, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, tôi mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy em mình thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Từ đó, vợ chồng tôi và mẹ sống hạnh phúc bên nhau. Sự biến mất hai người chị vợ không rõ tung tích khiến tôi cũng buồn nhưng đó là bài học cho những kẻ ích kỉ, tham lam và độc ác.
Chào em, em tham khảo gợi ý:
Vào một ngày nắng đẹp, cha con nhà tôi đang sải cánh ngao du nhìn ngắm thế gian. Bay mãi, bay mãi, tới khi đôi cánh đã mỏi, chúng tôi hạ xuống một vườn khế nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi! Cha hãy kể co nghe một câu chuyện cha nhớ nhất”. Ngắm những chùm khế sai lúc lỉu trong vườn, tôi chợt nhớ ra và kể cho con câu chuyện Cây khế.
“Hồi đó, cha còn rất trẻ nên thường bay khắp nơi ngắm cảnh. Cha thấy ở một làng kia, có hai anh em mồ côi cha mẹ. Hai anh em ở cùng nhau một thời gian, chăm chỉ làm lụng. Rồi người anh lấy vợ và càng ngày càng trở nên lười biếng, dồn hết công việc nặng nhọc cho người em. Vợ chồng người em lầm lũi, chăm chỉ làm việc không một lời kêu ca. Mùa màng trĩu hạt bội thu. Vợ chồng người anh sợ em tranh công bèn cho em ra ở riêng. Con có biết người anh chia gia tài như thế nào không? Này nhé, người anh thì được hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn còn người em thì chỉ được một túp lều và một cây khế mà thôi. Nhưng người em không phàn nàn, vẫn chăm chỉ làm thuê cuốc mướn sinh sống qua ngày. Đặc biệt, người em chăm cây khế của mình rất tươi tốt, đến mùa, từng chùm khế chín vàng, căng mọng rất thích mắt.
Lần ấy, khi từ phương Nam xa xôi bay về, cha thấy khát nước quá! Từ trên chín tầng mây xanh, cha thấy những trái khế vàng ươm óng ánh gọi mời. Cha lượn vài vòng rồi đáp xuống cây khế um tùm của người em. Đầu tiên, cha chỉ định ăn một quả. Nhưng khế mọng nước, vừa ngọt dịu, lại thơm mát, càng ăn càng ngon. Những hôm sau, cha không cưỡng lại được hương vị ngon lành nên quay lại ăn khế. Bỗng một hôm, cha nghe thấy tiếng người vợ than thở: “Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!”. Cha nhìn thấy hai vợ chồng nghèo khổ đang ngước nhìn cây khế, nước mắt rưng rưng, rồi lại nhìn túp lều rách nát, tồi tàn không có gì quý giá. Một nỗi xót thương lẫn ái ngại dâng lên trong lòng cha. Sực nhớ ra một chuyện, cha bảo: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng” rồi bay đi.
Sáng hôm sau, y hẹn, cha bay đến cây khế, lượn vòng đáp xuống mảnh sân trước túp lều. Người em cẩn thận trèo lên lưng cha như sợ cha mỏi lưng, rồi ôm lấy cổ cha. Trên đường, cha và người em nói chuyện rất vui vẻ. Bay qua những tầng mây cao vút, những cánh đồng bao la và biển xanh mênh mông vô tận, cha đưa anh ấy đến một hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng ngọc. Cha thấy anh ấy chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ấy mang theo. Đưa anh ấy về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này hiền lành, thật thà”.
Năm sau, đến mùa khế chín, cha lại bay đến chốn xưa để thăm ân nhân và xin vài quả khế. Nhưng thật bất ngờ, cây khế trĩu quả đã thuộc về người anh. Ồ! Lẽ nào người anh đã nhận ra sự tham lam của mình mà bù đắp cho người em, đổi cho người em cả gia tài, chỉ nhận về cây khế? Cha đang miên man suy nghĩ thì người anh lao đến tru tréo: “Cả nhà tôi trông vào cây khế, giờ chim ăn ráo ăn tiệt, thì nhà tôi biết trông cậy vào đâu”. Nghe thấy thế, cha cũng mủi lòng, bèn bảo anh ta: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”.
Sáng hôm sau, cha đến. Người anh mang một cái tay nải rất to, đứng chờ sẵn. Hắn không chờ cha đậu xuống sân cho vững đã nhảy phốc lên lưng cha. Đến đảo vàng, chân hắn cuống lên, đôi mắt sáng rực nhìn hau háu vào trong cái hang. Hắn mê mải lấy vàng lèn đầy cái túi to, có lẽ phải sáu, bảy gang. Cha thấy trời âm u, biển sắp có bão, bèn giục hắn về nhưng hắn không chịu ra khỏi hang. Mãi khi trời sẩm tối, hắn mới ì ạch kéo cái túi vàng nặng trịch ra. Quanh thắt lưng quần của hắn cũng nhét đầy vàng. Hắn chậm chạp bước lên lưng cha. Vàng nhiều và nặng quá, cha phải cố hết sức mới bay được. Đến giữa biển, giông tố nổi lên. Đôi cánh của cha rã rời, đau nhói sau mỗi nhịp cánh vỗ. Cha cố gắng bay, cha bảo hắn vứt bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Gió mạnh quá khiến cha nghiêng ngả, chao đảo. Bỗng trên mình cha nhẹ bẫng, hắn rơi xuống biển cùng với túi vàng từ bao giờ.
Thế rồi cơn bão biển ầm ầm kéo đến, sấm sét vang trời. Cha vội vàng bay về tổ nằm dưỡng sức. Sau chuyến đi ấy, đôi cánh cha trầy xước, đau ê ẩm hàng tháng trời. Đến nay, mỗi khi trở trời, cha vẫn thấy nhức nhối từng khớp xương.
Thế đấy con ạ! Kẻ tham lam kia đã phải trả giá bằng mạng sống của mình. Còn người “ở hiền thì gặp lành” đã sống bình yên, hạnh phúc đến cuộc đời. Con hãy nhớ lấy bài học từ câu chuyện này con nhé!”.
Tôi và Hân là đôi bạn thân ngay từ thuở mẫu giáo. Chúng tôi gắn bó đi học và lớn lên cùng nhau. Mối quan hệ của chúng tôi thân thiết và gắn bó. Chúng tôi có nhiều kỉ niệm và khó quên nhất là khi chúng tôi cãi nhau vào giờ giải lao trong trường.
Chuyện xảy ra cũng đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi. Buổi sáng đẹp của mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi đi dạo trong vườn hoa của trường. Vườn có nhiều hoa đẹp như hoa cúc vàng đẹp, nhiều cánh và có mùi thơm
Hai cháu ơi, bác đã nghe hai cháu tranh cãi về vẻ đẹp của hoa rồi. Bây giờ bác nói thế này xem có lý không: “Hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng, không thể so sánh hoa nào đẹp hơn. Chúng ta cùng nhau chăm sóc để hoa mãi tươi đẹp”.
Sau khi bác bảo vệ cất tiếng, tôi và Hân không còn cãi nhau nữa mà trở nên im lặng. Chúng tôi đều biết lỗi của mình nhưng đều vụng về khi thể hiện tình cảm. Khi chưa biết nói thế nào với cậu ấy. Hân quay sang cười làm hoà với tôi:
- Mình xin lỗi nhé! Mình nóng tính quá.
Trước mắt chúng tôi là vườn hoa đẹp với nhiều sắc màu của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Cả hai chúng tôi cùng vui vẻ, cười đùa. Bạn bè dù thân thiết đến mấy cũng không thể tránh khỏi việc mâu thuẫn, tranh luận. Chúng ta cần biết kiềm chế và học cách bao dung để giữ gìn tình bạn đẹp
bài này mình không biết
nhớ kéo xuống dưới nhé
bấm vô bình luận để xem nhé ngày mai mình làm
nếu thấy hay thì bấm nút đúng bên dưới nhé
Những hạt mưa đầu tiên bắt đầu rơi xuống, tí tách trên mái hiên nhà em, rơi lộp bộp trên những tàu lá chuối. Mưa dần to hơn, chúng thi nhau rơi xuống, nhảy nhót, nô đùa khắp con đường làng, khiêu vũ trêntừng hàng cây, bãi cỏ. Mấy bác nông dân vội vã chạy mưa để tránh mình bị ướt. Một vài chú bê ngoài đồng vẫn chẳng lo sợ, thong dong gặm cỏ, tận hưởng vị tươi mát của đất trời. Cơn mưa đến nhanh và đi cũng vội vã, mưa ngớt, bầu trời tạnh hẳn, màu trời lại xanh trong. Ánh cầu vồng lung linh hiện lên khoe vẻ rực rỡ của mình. Cây cối vui vẻ, hứng khởi khi được tận hưởng nguồn nước yêu thương mà thiên nhiên ban tặng. Bác nông dân lại ra đồng làm nốt công việc còn dang dở. Mọi hoạt động dần trở lại bình thường
Pê-chi-a là nhân vật chính trong truyện ngắn "Một ngày của Pê-chi-a" của nhà văn Gô-rô-ki, một người con của nền văn học Nga. Là một cậu bé sống trong cảnh nghèo khổ, Pê-chi-a mang trong mình tấm lòng trong sáng và sự hiếu kỳ của tuổi thơ. Trong suốt một ngày dài, cậu trải qua nhiều biến cố, từ những niềm vui nhỏ bé đến những nỗi buồn đan xen, thể hiện rõ nét tâm hồn nhạy cảm và khát khao tự do của mình. Pê-chi-a không chỉ là một nhân vật đại diện cho trẻ em nghèo trong xã hội mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và niềm tin vào tương lai. Qua những suy tư và cảm xúc của Pê-chi-a, câu chuyện khắc họa một bức tranh sống động về cuộc sống và những ước mơ của thế hệ trẻ trong bối cảnh khó khăn
Pê-chi-a là nhân vật chính trong truyện ngắn "Một ngày của Pê-chi-a" của nhà văn An-đéc-xen. Cậu là một cậu bé nghèo khó, sống trong một gia đình khiêm tốn và đối mặt với nhiều thử thách trong cuộc sống. Dù hoàn cảnh khó khăn, Pê-chi-a luôn giữ được sự lạc quan, trong sáng và đầy nhiệt huyết. Cậu có một trái tim nhân hậu và sự tò mò với thế giới xung quanh. Trong một ngày bình thường, Pê-chi-a thể hiện niềm vui, sự yêu đời qua những hành động nhỏ như chơi đùa với bạn bè, tham gia vào các hoạt động giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Nhân vật Pê-chi-a là hình mẫu của sự hồn nhiên, ngây thơ và đầy hy vọng, qua đó phản ánh những giá trị nhân văn sâu sắc về tình yêu thương và sự lạc quan trong cuộc sống.