K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2024

suy nghĩ của em về bức ảnh:

Mình đôi khi cũng bị bỏ mặc, cô đơn một mình, không ai ở bên cạnh mình

Chính vài thế nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà chính là bị thiếu đi tình cảm, phải chịu lạnh lẽo trong cô độc

15 tháng 3 2024

Lòng người có lúc là nơi lạnh lẽo nhất nó có thể lạnh hơn Bắc Cực hay Nam Cực(Trong hình họ không biết giúp cô bé mà chỉ ngó lơ hay chê trách bố mẹ cô)

Nó còn có nghĩa là nói lên sự nghèo khổ, khó khăn của cô bé

 

12 tháng 11 2018

đề 4

Hôm nay tổ chúng em họp để trao đổi ý kiến về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Sauk hi thảo luận sôi nổi, tổ nhất trí những vấn đề cụ thể dưới đây.

Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học còn bẩn do các bạn thường vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác phía trước. Nhũng trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Tổ em đã thống nhất với ý kiến này.

đề còn lại chịu........

12 tháng 11 2018

Đề 1 :Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Đề 2 : Kiêu ngạo gây ra tự mãn làm cho mình luôn tưởng mình giỏi và hơn hẳn người khác về mọi mặt. Nghĩ mình không cần phải phấn đấu gì thêm nữa sẽ là bước thụt lùi. Như vậy sẽ làm mất đi nhiều mối quan hệ. Người đó sẽ không thể thành công được. Tự kiêu làm cho mình không học hỏi nữa trong khi cuộc đời là học hỏi không ngừng, không ngơi nghĩ. Tự cao làm cho người ấy bị mọi người xa lánh do có khi thấy người đó như khinh thường họ. Họ không được tôn trọng. Không chịu hợp tác trong công ty, luôn đòi chức vụ cao hơn. Chê bai người khác yếu kém. Tự kiêu, tự mãn cần được khắc phục để mọi người gần nhau và vui vẻ, thành công hơn.

còn tiếp

30 tháng 4 2019

bn ơi hầu hết m.ng đã thi đâu

vả lại ko phải đề thi trg nào cũng như nhau nhé 

..

Trước tiên, chúng ta cần xác định thế nào là quốc sách hàng đầu. Quốc sách hàng đầu: là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành được sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Vậy vì sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu? Vi sao giáo dục lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây?

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

 Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Một trong những chính sách giáo dục của nước ta được ghi nhận trong hiến pháp năm 1992 đó là: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 36 Hiến pháp năm 1992). Hệ thống giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc giáo dục và đào tạo cho thanh thiếu niên và công dân của nước đó.

Những cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối trong hệ thống xã hội, được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định về tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện được chính sách của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục quốc dân. Việc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Hiến pháp năm 1946 có quy định tại Điều 15 như sau: “trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”. Tại Điều 41 Hiến pháp năm 1980 có quy định: “sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý”.

Có thể nhận thấy rằng: các bản Hiến pháp trước Hiến pháp năm 1992 không quy định cụ thể chính sách này của Nhà nước. Thế nhưng, đến Hiến pháp năm 1992 thì chính sách này đã được ghi nhận một cách cụ thể hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề cần phải quản lý thống nhất như mực tiêu, chương trình, nội dung , kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng. Những vấn đề này đã được cụ thể hóa ở Luật giáo dục 2005 và các văn bản pháp quy khác. 

Hệ thống giáo dục có thể hiểu là toàn bộ các bậc của nền giáo dục, bao gồm bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học, gồm cả giáo dục quốc lập, dân lập, bán công, dạy nghề,…, tồn tại trong một thể thống nhất, thể hiện sự phát triển tương ứng của giáo dục với sự phát triển của con người từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là quan tâm đầu tư phát triển tất cả các bậc giáo dục ở tất cả các hình thức giáo dục, tạo nên mối tương quan hài hòa giữa các bộ phận của hệ thống.

Điều 36 luật Hiến pháp 1992 của nước CHXH chủ nghĩa VN quy định : “… nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học” Hiến pháp nước ta quy định cụ thể như vậy bởi xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân . Đồng thời xuất phát từ quan điểm của CN Mác-LêNin: nhận thức của con người là 1 quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cao hơn, việc giáo dục phải được tiến hành từ thuở còn thơ cho đến khi lớn lên và trưởng thành .

Nhận thức đầu tiên của con người về thế giới xung quanh rất quan trọng để hình thành nhân cách. Vì thế cho nên việc xây dựng hệ thống giáo dục sao cho phù hợp là hết sức cần thiết. Không chỉ nên quan tâm đến giáo dục của từng cấp, từng ngành mà nên quan tâm tới toàn bộ hệ thống. Tâm lý học ngày nay đã xác định rằng: đứa trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi đã đặt xong nền móng đầu tiên cho tính tình của nó và những nét tính cách đó sẽ đi theo mãi cho đến khi nó trưởng thành.

Vậy nên việc giáo dục mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi khi đứa trẻ được đến trường thì sẽ giúp trẻ có những nhận thức đầu tiên về xã hội; ở đó trẻ không phải là trên hết, không được cưng chiều như ở nhà mà trẻ sẽ được tiếp xúc với các bạn, các thầy cô giáo, trẻ sẽ được dạy các cách ứng xử cơ bản, bổ trợ thêm những điều cha mẹ dạy ở nhà. Vì vậy việc phát triển giáo dục mầm non là rất cần thiết.

Tuy nhiên , để hình thành 1 con người là cả 1 quá trình dài trong đó giáo dục là 1 điều kiện cần mà mỗi người thì luôn phát triển và trải qua nhiều cấp học khác nhau, hết mầm non là đến giáo dục phổ thông; giáo dục phổ thông là 1 bước đệm quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu cho mỗi người, ở cấp học này sẽ  giúp mọi người xác định hướng đi cho mình: một là tiếp tục học lên đại học, hai là học nghề. Còn giáo dục đại học và sau đại học chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở ngành nghề cho mỗi người để họ có hành trang bước vào lao động sản xuất, xây dựng đất nước. Như vậy có thể thấy mỗi cấp học, ngành học đều đóng một vai trò và tầm quan trọng riêng,  bổ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục, đào tạo những con người Việt Nam có đầy đủ tri thức và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy mà cần phải phát triển cân đối hệ thống giáo dục. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là một chính sách hợp lí mang tầm chiến lược và đúng đắn nhất là trong giai đoạn hiện nay. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang..., xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa".. Người còn nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Muốn đưa đất nước thoát khỏi nạn dốt vững mạnh đi lên đòi hỏi phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Sở dĩ phải đặt giáo dục là sự nghiệp toàn dân bởi giáo dục là một hoạt động phức tạp, thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền khác nhau, thuộc các độ tuổi khác nhau. Do vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước, nhất thiết phải huy động sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Do đó, giáo dục phải trở thành nhiệm vụ chung của nhà nước cũng như tất cả mọi người dân. Phát huy tư tưởng tốt đẹp của Bác, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân, tại Điều 36 Hiến pháp 1992, Quốc hội đã quy định: “ các đoàn thể nhân dân, trước hết đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.

Như vậy, để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân phải xã hội hóa giáo dục tức là tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục. Phải xây dựng được một cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc học tập và cải thiện môi trường kinh té xã hội lành mạnh thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, phải đa dạng hóa giáo dục để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục… Nhà nước ta một mặt phải ưu tiên đầu tư giáo dục, mặt khác phải khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước  ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức chỉ đạo thực hiện phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình để chống các tệ nạn xã hội tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giáo dục.

Do điều kiện tự nhiên, nước ta có phần lớn diện tích lãnh thổ là miền núi và có một số đảo nhỏ. Điều kiện giao thông ở miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế nền kinh tế còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn so với vùng đồng bằng.

Bởi vậy, để đưa đất nước phát triển một cách đồng bộ, vững mạnh, nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho phát triển ở các miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, các vùng đặc biệt khó khăn. Do điều kiện còn nhiều thiếu thốn như vậy nên đồng bào miền núi, dân tộc ít người không có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại, người dân còn vất vả lo kiếm sống nên vấn đề giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. do đó, trước hết Nhà nước cần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có sự ưu tiên về thi cử, chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng,… cho học sinh miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo dục ở miền núi, vùng sâu vùng xa cũng đòi hỏi phải có sự quan tâm, ưu tiên nhất định. Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng dạy học cho các vùng còn khó khăn.

Chính sách đối với đội ngũ giáo dục ở vùng núi cũng được chú trọng, thể hiện qua Nghị định số 61/2006/NĐ-CP  ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, với nhiều chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích công tác giáo dục ở những vùng khó khăn đó.

23 tháng 8 2019

Trước khi phân tích bất kỳ một vấn đề nào, một thao tác không thể thiếu là làm rõ các khái niệm liên quan. Dưới đây cách hiểu riêng của nhóm về ba khái niệm “giáo dục”, “chính sách giáo dục”, “quốc sách hàng đầu”. Giáo dục: không có một định nghĩa về giáo dục nhưng ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhất giáo dục nghĩa là dạy và học. Xét trên góc độ lý luận, giáo dục là một bộ phận thuộc một chế định của Hiến pháp: “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ”. Giáo dục vừa là một lĩnh vực điều chỉnh gồm nhiều quan hệ xã hội của pháp luật, vừa là một nhóm các mục tiêu, yêu cầu mà nhà nước đặt ra để thực hiện. Chính sách giáo dục: Là các chính sách do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục. Quốc sách hàng đầu: Là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành dược sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, , các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó. 1. GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU. 1.1. Vai trò vị trí của giáo dục. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? - Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế. - Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. - Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. - Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, “Năm 1086 thi lấy người có văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện”. Từ đó đến các triều đại tiếp theo Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn .các khoa thi lần lượt được mở ra để tuyển dụng người tài, người có trí tuệ phục vụ cho nhân dân cho đất nước. Và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam nơi vinh danh của những người thi cử đỗ đạt có đức có tài, đó là một minh chứng sống cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc ta. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục- đào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá . Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục- đào tạo. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ” Như vậy giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. 1.2 Sự ghi nhận về giáo dục đào tạo qua các bản Hiến pháp. Trong lịch sử phát triển loài người giáo dục luôn được coi là tài sản vô giá của mọi con người cũng như mọi dân tộc, nhân thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng lần lượt qua các bản Hiến pháp. Trong hai bản hiến pháp đầu tiên thì giáo dục chưa được quy định trong một chế định riêng biệt nhưng đã được đề cập đến trong phần quyền và nghĩa vụ của người công dân. + Hiến pháp 1946:

15 tháng 10 2018

Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia

30 tháng 11 2023

Qua bức tranh ta thấy giấc mơ hạnh phúc nhất của em là được gặp bà và sống trong tình yêu thương của bà.

11 tháng 3 2019

giúp mình đi

help me

29 tháng 4 2019

Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn

PHẦN I : ĐỌC – HIỂU  ( 4.0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

             “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

                                                                                    ( Ngữ văn 6 – tập 2)

Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên  là ai?

Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?

Câu 4 ( 0.25 điểm)  : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ.

b. Cụm động từ.

c. Tính từ.

d. Cụm tính từ.

Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?

a. Thiếu chủ ngữ.

b. Thiếu vị ngữ.

c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

d. Thiếu bổ ngữ.

Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn? 

Câu 7( 1,5 điểm)  : Nêu một vài  suy nghĩ, tình cảm  của em được gợi ra từ đoạn văn trên  .

Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)

            Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

11 tháng 9 2018

Bài 1 :

Bị thương nặng máu me đầy người.

+ Nhà máy được trang bị máy móc hiện đại

+ Ap dụng một cách máy móc

Theo em , từ máu me là tính từ ; từ máy móc có thể là tính từ hoặc danh từ trong từng trường hợp

Bài 2 :

Theo em , từ người là danh từ 

Các bạn giúp mình với ạ !

Chiều mình phải đi nộp rồi !

^^ Cảm ơn trước ạ ^^

11 tháng 9 2018

máu me và máy móc đều là danh từ cả khi:

Vd: Con hổ bị hóc xương nên bao nhiêu nhớt dãi, máu me đều rớt ra nhìn rất gớm.

Vd: Máy móc nước ta rất hiện đại.