K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2016

Yếu tố​ tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm nhằm khêu gợi cảm xúc , do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

16 tháng 12 2016

thank nha pan

 

7 tháng 11 2016

a) Cảnh khuya

-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ

-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc

_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)

b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)

_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya

Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố

Cảm nghĩ : về đôi bàn chân

_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc

c) Mục đích

_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc

_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh

Chúc bạn học tập vui vẻ!

 

7 tháng 11 2016

đoạn trích nào bn ơi

5 tháng 11 2016

b) - Miêu tả : Bàn chân bố

- Tự sự : Bố đi sớm về khuya - Buổi tối ngâm chân vào nước muối

=> Ở đây , niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự . Miêu tả trong hồi tưởng đã giúp bộc lộ cảm xúc của người con với người cha , đó là thương cuộc đời vất vả lam lũ của bố .

c) Tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm góp phần khắc họa rõ nét tình cảm , cảm xuc và khơi gợi được tình cảm ở nơi người đọc . Tuy nhiên , trong bài văn biểu cảm tự sự và miêu tả chỉ nhằm khêu gợi cảm xúc , do cảm xúc chi phối chứ k nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đầy đủ sự việc , phong cảnh

chúc bn hok tốt ! ^^

21 tháng 11 2016

- Miêu tả : + ngón chân : khum khum bám vào đất

+ gan bàn chân : xám xịt , lổ rỗ , khuyết 1 miếng

+ mu bàn chân : móc trắng , bong da , . . .

=> cho thấy người con rất thương bố

- Tự sự : kể về công việc hàng ngày của bố

=> biểu cảm công việc của bố rất vất vả

Tác dụng : làm chô tình cảm của người con dành cho bố thêm cụ thể , sâu sắc hơn .

Nhớ LIKE nhé !

4 tháng 11 2017

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

9 tháng 11 2018

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

6 tháng 11 2016

 

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.c)Không biết
10 tháng 11 2016

a) Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b) Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.

c) Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể, tả lại sự việc, phong cảnh.

Chữ "thi" hiện rõ trên mặt bạn:>>

25 tháng 12 2021

là sao;-;?

10 tháng 11 2016

Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu mát mẻ.

Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè... tất cả những đổi thay nhiệm màu của trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng! Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại...

Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm. Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.

Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.

Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn, không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha: thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn "thế nào là hạnh phúc". Chợt tôi nhìn sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dầy, giấy màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý. Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.

Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung, nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi... Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình phải sống sao cho có ý nghĩ hơn với bước đi của nhịp thời gian.

10 tháng 11 2016

Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi
nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi
của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến
mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong
tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ
sang mùa thu mát mẻ.
Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay
những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè… tất cả những đổi thay nhiệm màu của
trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ
và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng! Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu
nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại…
Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như
trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều
lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác
phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao
nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà
tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt
màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không
còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm.
Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu
mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.
Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn
mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng

hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt
gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang
được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi
học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man
trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp
nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.
Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn,
không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca
lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang
vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây
quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha:
thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm
lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn “thế nào là hạnh phúc”. Chợt tôi nhìn
sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống
ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dầy, giấy
màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là
hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý.
Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.
Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung,
nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi… Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình
phải sống sao cho có ý nghĩ hơn với bước đi của nhịp thời gian.