Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Nếu cuộc đời là một chuyến hành trình, thì những ký ức tuổi thơ chính là những cơn sóng biển. Một đại dương sẽ thế nào nếu thiếu đi những cơn sóng? Một cuộc đời sẽ thế nào nếu không có những những ký ức tuổi thơ? Vì vậy những ký ức tuổi thơ có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với cuộc sống của con người. Trước hết rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ trong quá khứ ẩn chứa những bài học kinh nghiệm quý giá cho mỗi chúng ta trong cả hiện tại và tương lai. Không những thế những ký ức tuổi thơ còn là nguồn động lực giúp ta vượt qua những thăng trầm, những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời. Cuối cùng những ký ức tuổi thơ còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật. Kỉ niệm về tuổi thơ cay xè khói bếp đã giúp Bằng Việt viết nên “Bếp lửa” đầy cảm động, những ký ức một thời thơ ấu ngỗ nghịch, hồn nhiên của cu Mùi quá khứ đã giúp Nguyễn Nhật Ánh của hiện tại viết nên cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” bán chạy hơn 400.000 bản. Cứ thế, bao kỉ niệm êm đềm lại tiếp tục đồng hành cùng ta trên chuyến hành trình của cuộc sống, với tất cả sức mạnh và giá trị của nó. Thế nhưng những cơn sóng kỉ niệm có thể vừa vỗ về, vừa nhấn chìm ta. Kí ức về một tuổi thơ không hạnh phúc sẽ tàn phá tâm hồn và trái tim ta, như một bóng ma vô hình lởn vởn âm thầm và bất ngờ làm tổn thương ta thêm lần nữa. Vì vậy những ký ức tuổi thơ chúng ta dù êm đềm hay bão tố, đáng nhớ hay đáng quên, ta phải đối diện và tiếp nhận chúng, học cách nâng niu và buông bỏ. Một đại dương không thể thiếu sóng biển và một cuộc đời không thể đi qua mà không mang theo chút ký ức tuổi thơ nào. Trên chuyến hành trình của cuộc đời này, mong rằng những kỉ niệm sẽ luôn là cơn sóng vỗ về bận với tất cả êm đềm của nó…
- Truyện kí là thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí rất gần với kí ở yêu cầu về tính xác thực dựa trên việc ghi chép người thật, việc thật; nhưng cũng gần với truyện ở chỗ thường có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh. Tuy được xem là thể loại phi hư cấu nhưng do yêu cầu dung hoà yếu tố truyện với yếu tố kí, yêu cầu thể hiện tính xác thực theo cách riêng của thể loại, người viết truyện kí cũng được phép hư cấu ở một mức độ nhất định.
- Phi hư cấu là cách phản ánh hiện thực theo nguyên tắc đề cao tính xác thực bằng cách gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực, đặc biệt là đối với các chi tiết, sự kiện mang thông tin xác định, có thể kiểm chứng (gọi là thành phần xác định).
- Hư cấu là dùng trí tưởng tượng sáng tạo ra cái mới, những điều khác lạ không có hoặc chưa có trong thế giới thực nhằm mục đích nghệ thuật. Trong truyện kí, có không ít loại chi tiết, yếu tố không xác định, không cần và không thể kiểm chứng như: diễn biến nội tâm của nhân vật, tác động của cảnh sắc thiên nhiên,...(gọi chung là “thành phần không xác định”).
Điểm khác biệt chính giữa truyện và truyện kí:
- Truyện: Phần lớn đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.
- Kí: Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.
* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.
- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.
* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.
- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều đều có dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thuý Kiều, tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.
+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình.
+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm – hình bóng của Nguyễn Du thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể thấy sự gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du (về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...).
=> Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết “đau đớn lòng”.
Một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí:
- Cần phải chú ý đến thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có thể sử dụng ngôn ngữ phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.
- Tìm hiểu về nhân vật chính và các nhân vật phụ, cảm nhận sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về câu chuyện.
- …
Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.
Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.
Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu
Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.
Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.
Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.
Đề tài Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông: Đề tài người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện.
Ông luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Nguyễn Du khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.
- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản:
+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người.
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm.
- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó.
Nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu:
Thương nhớ mùa xuân: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...” Vào chùa gặp lại: “Vào chùa gặp lại” là một trong những tác phẩm tiểu biểu của nhà văn Minh Chuyên - người dành cả cuộc đời để viết về hậu chiến. Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.Ai đã đặt tên cho dòng sông: Văn bản đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dàng, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm.Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tùy bút, tản văn:
Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tìnhNhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. Qua đó, thể hiện được sự tài hoa, khả năng quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả.Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình.Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí:
Đối với các sáng tác truyện kí, hư cấu nghệ thuật là rất cần thiết nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật làm sai lệch lịch sử. Nhà văn không được làm sai lệch tính cách nhân vật và bản chất sự kiện. Khi tái hiện bức tranh hiện thực và con người lịch sử, nhà văn phải quan tâm đến chân lí lịch sử, tôn trọng những gì đã từng diễn ra trong quá khứ và được sử quan ghi lại trong chính sử, được số đông độc giả đồng thừa nhận. Những quy định vô hình này khiến cho công việc hư cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử bị giới hạn trong phạm vi nhất định. Nhà văn chủ yếu hư cấu, sáng tạo ở các phương diện chính như: đi sâu miêu tả phương diện nội tâm nhân vật; hư cấu thêm nhân vật, sự kiện không có thật trong lịch sử để làm nổi bật tầm vóc, vai trò nhân vật lịch sử; sử dụng yếu tố biến hóa, luân hồi, huyền thoại, huyền sử, dã sử, huyền tích để tô đậm thêm phần nguồn gốc xuất thân, phẩm hạnh, tài năng của nhân vật lịch sử cũng như tô đậm thêm phần đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc cho bối cảnh câu chuyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.