Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha bạn:
Câu 1:
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
Câu 2:
Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?
Cảm ơn bạn về câu 1. E sẽ hỏi các bạn cùng lớp về câu 2
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.
#Châu's ngốc
Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:
- Thể hiện sự trân trọng, niềm tự hào của nhân dân đối với công lao dẹp sạch bóng quân thù ra khỏi bờ cõi của Thánh Gióng đồng thời cũng là thể hiện biết ơn của người dân đối với người anh hùng dân tộc đã chiến đấu hết mình vì độc lập dân tộc
- Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy) theo một chiều hướng dễ tiếp cận với người dân
- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.
- Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)
Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: "Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà hayđằngngàhayđằngngà". Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn ngoạithànhHàNộingoạithànhHàNội vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: "Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà
Tham khảo!
Lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: những điều nhỏ bé đôi khi khiến chúng ta thao thức, trăn trở vì nó gợi về những kỉ niệm và yêu thương. Vì một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa sực tỉnh, giật mình, suy nghĩ về những điều đã bỏ quên từ lâu đó chính là nỗi nhớ quê nhà. Đôi khi những thứ nhỏ nhặt lại tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Truyện có kết thúc mở. Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo.
K cho mình nhé !!! minh có 2 bài tham khảo
Bài làm
Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…
Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.
“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Cha mày đi cấy đồng quan chưa về
Bắt được con chép con trê
Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”
Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la... đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử...Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất.
Bài tham khảo 2 bài làm “Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó điKhó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học , mẹ đi trường đời”
Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt dấu chân em. Em xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc sống loài người.Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ , dù được sinhra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời “à ơi…” tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ . Mẹ là người thầy đầu tiên dạy em bài học vỡ lòng , qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em vào thế giới mơ mộng thần tiên, chấp cánh cho tâm hồn em bao ước mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ . Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào , nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khilớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn em. Bởi thế mà: Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru.Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chínmùi là cất lên , Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng . Mỗi khi lời ca của “ Khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò được cất lên là em như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân đổi mới về hình thức lẫn nội dung . Cả hai đều mang âm hưởng của khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn.Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ , cấu trúc như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc . Thế nhưng mạch cảm xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác nhau .“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ : “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” . Thật đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà mẹ đưa em bằng chính đôi lưng của mình khi đang giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ không ru em bằng tiếng “À ơi….gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm”Mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim “Ngủ ngaon a-kay ơi, ngủngoan a-kay hỡi” Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày trên lưng mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được nỗi gian lao, vất vả mà mẹ đang phải gánh chịu . Em cảm nhận đượcđiều đó khi “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Như một sự sẻ chia, giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận được tình yêu mạ dành cho em để rồi “Từ trên lưng mẹ em đến chiếntrường/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Em đi theo tiếng gọi của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ . Dẫu em chưa biết gì là “Tự do-Hạnh phúc” nhưng em nhận ra được dự hối thúc trong lời ca của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí , là niềm tin, là sức mạnh, là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai , lửa đạn của chiếntrường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ruthôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc . Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từngvùng miền khác nhau, mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi” thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình qua lời ru trầm bỗng, thiết tha và lai láng.Cái cò….sung chat…đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về tới Mẹ ru cái lẽ ở đời.
Viết hay quá bạn
Nhưng dài quá họ chỉ yêu cầu 15-18 dòng thôi
Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:
+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.
-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.
-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.
Tham khảo :
Trong cuộc đời tôi cũng như các bạn , lời ru của mẹ luôn là lời ru quan trọng nhất. Lời ru của mẹ êm ấm, dịu nhẹ.Thật vậy! Lời ru của mẹ chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn để từ đó tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Lời ru còn là thứ bảo vệ người con bằng những nốt thanh ấm áp lòng mẹ. Lời ru cũng là những ca dao tục ngữ vô thức dạy con về đạo làm người. Không những thế, nó còn chắp cánh cho mọi ước mơ của con từ thuở trong nôi. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất ít những người mẹ cất lười ru đầy thân thương đó, việc này cũng đã đôi phần làm giảm đi cái ý nghĩa của lời ru nhỏ bé đó. Phải, lời ru nhỏ bé nhưng là con đường lớn cho con tập tễnh bước vào đời.
- Giải thích lí lẽ:
+ Khẳng định điểm đúng của Mét-thiu
+ Phân tích điểm sai để thể hiện tình yêu thương.
+ Công nhận tình cảm của Lắc-ki với chúng.
+ Phân tích điểm thú vị khi thành một con hải âu.
à Thể hiện tình yêu thương sâu sắc Gióc-ba dành cho Lắc-ki.