Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
● Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.
● Nội dung chính: Toàn bài thơ là những lời tâm sự, dặn dò, nhắn nhủ vừa nghiêm khắc vừa thấm đẫm tình yêu thương của cha dành cho con. Người cha nói với con về tuổi thơ con, về cội nguồn sinh thành nuôi dưỡng con. Từ đó nói với con về lẽ sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương của mẹ cha với truyền thống của quê hương.
Nội dung :
- Bài thơ là lời người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người rằng con được lớn lên trong tình yêu thương của gia đình , lớn lên trong sự đùm bọc , che chở của quê hương . Qua đó , muốn ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình mà mong ước của người cha đối với con
Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.
● Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ. Ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm).
● Với ông Sáu: Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cả cái niềm khát khao được gặp con, ông dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (giũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi giũa từng chiếc răng như vậy, ông cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, ông lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối ông gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.
- Nhan đề nhằm giúp người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.
Ý nghĩa nhan đề:
● “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
● Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
● Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
● Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.
Ý nghĩa nhan đề: Tác phẩm viết về “ Làng chợ Dầu”- một địa điểm cụ thể., nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm là “ Làng”
- Nhan đề ngắn gọn sẽ gây ấn tượng với người đọc hơn. Đọc nhan đề độc giả sẽ tò mò hứng thú muốn tìm hiểu xem đó là làng gì ? làng đó như thế nào? ( Trong làm văn chương nghệ thuật kị nhất là lộ ý)
- “Làng” là danh từ chung, không phải “làng chợ Dầu” -> mang đến ý nghĩa khái quát -> gợi tình cảm yêu làng của người nông dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc. Ở đây, Kim Lân không đơn thuần chỉ nói về một ngôi làng, một con người riêng biệt nào cả. Làng chợ dầu là một trong rất nhiều ngôi làng như thế ở Việt Nam. Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm của rất nhiều những người nông dân khác với quê hương mình
- Từ đó, khái quát lên lòng yêu làng, rộng hơn là lòng yêu nước của con người Việt Nam.
( Nói như ý của văn hào E- ren- bua thì: Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những cái bình dị nhất, đó là tình cảm gia đình, tình làng xóm như dòng nước đổ ra sông như sông đại trường giang Vôn ga đổ ra biển lớn.)
Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “Làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện nhằm ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết và những chuyển biến mới trong tình cảm của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vậy, nhan đề truyện ngắn “Làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt đối với đất nước.
● Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng chiến chống Mĩ.
● Nhan đề xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ngợi ca họ, hình ảnh lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60-70) ác liệt. Ba cô gái trẻ là ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.
● Những ngôi sao xa xôi cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc.
Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:
● Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.
● Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.
● Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
● Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.
Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:
- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.
- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề trên cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.
- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.
Tác phẩm không chỉ thành công về mặt nghệ thuật như: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nhân vật độc đáo; cốt truyện sáng tạo; sử dụng tốt các yếu tố trữ tình; đối thoại của nhân vật... mà còn mang giá trị, ý nghĩa sâu sắc:
- Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với nhiều sự bất công (trọng nam khinh nữ, phân hóa giàu nghèo, chiến tranh phi nghĩa,...).
- Khắc họa rõ nét bức tranh về cuộc đời - số phận của người phụ nữ thời kì đó, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với những ước mơ chính đáng, khát vọng cao đẹp như: khát vọng được hạnh phúc, ước mơ về sự công bằng trong xã hội,....
- Thể hiện niềm xót thương, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
- Lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
⇒ Cách đặt nhan đề này cho ta thấy, tác giả muốn thông qua cuộc đời của nhân vật Vũ Nương để nói về cuộc đời của rất nhiều người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến. Vũ Nương là đại diện cho những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” của xã hội thời bấy giờ.