Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc ta.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).
- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).
- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.
- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.
* Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trên là:
- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.
1. Chính sách của Khúc Thừa Dụ và Khúc hạo là: Xây dựng chính quyền tự chủ, giúp nhân dân thoát cảnh đói nghèo, giải thoát các chế độ bóc lột của phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta. Đưa nước ta theo một tầm kinh tế mới
2.chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa:
-Dập tan và đè bẹp ý đồ xâm lược đất nước ta của nhà Nam Hán
- Chấm dứt 1000 năm phong kiến phương Bắc đô hộ đối với nhân dân ta
- mở ra một kì nguyên độc lập mới cho đất nước
Đó, mình trả lời cho bạn rồi đó
- Nguyên nhân sâu xa: Giai cấp thống trị xem thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường cho họ, nên tìm mọi cách để buộc kinh tế thuộc địa lệ thuộc vào kinh tế chính quốc. Nhưng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở Bắc Mỹ làm Anh lo ngại, vì thế Anh đưa ra một loạt biện pháp nhằm hạn chế sự kinh doanh của giai cấp tư sản Bắc Mỹ. Những chính sách này làm hại đến quyền lợi của chủ nô, tư sản, và ngay cả nhân dân thuộc địa, vì vậy họ phản kháng lại chính quyền Anh.
- Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện chè ở Boxton \(\rightarrow\) Kinh tế thuộc địa phát triển \(\rightarrow\) Cạnh tranh với chính quốc (Anh) \(\rightarrow\) Chính quốc kìm hãm thuộc địa \(\rightarrow\) Mâu thuẫn giữa chính quốc với các thuộc địa ngày càng gay gắt.
Nguyên nhân:
Với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ, giai cấp thống trị Anh tìm cách kìm hãm nó bằng việc ban hành một số những đạo luật khắt khe, buộc nhân dân Bắc Mỹ phải thi hành. Năm 1699 cấm xuất cảng len từ đất Mỹ, chỉ cho phép bán tại nơi sản xuất. Năm 1776, nghị viện Anh ra quyết định buộc phải đưa sang hải cảng Anh những hàng hóa từ thuộc địa muốn xuất cảng sang các nước khác, nghiêm cấm việc buôn bán đường... Ngoài ra, năm 1763 vua Anh còn ban hành đạo luật cấm khai khẩn đất đai ở phía tây dãy Alleghenies, điều này đụng chạm đến quyền lợi của những người Indians và dân tự do.
Ðến 1765, chính quyền Anh lại ban bố luật thuế tem: mọi giấy tờ phải đến cơ quan trước bạ để chịu thuế. Việc ban bố đạo luật này coi như vi phạm đến chính quyền các bang, vì các bang đòi phải có sự đồng ý của nhân dân thuộc địa. Thực chất của vấn đề thuế tem là quyền hạn của thuộc địa. Một đại hội bàn về thuế tem được triệu tập tại New york. Ðại hội yêu cầu quốc hội Anh bãi bỏ những đạo luật vừa ban hành đồng thời phát động một phong trào tẩy chay hàng Anh. Trước sự phản kháng của nhân dân thuộc địa, quốc hội Anh buộc phải bãi bỏ thuế tem.
Tháng 10. 1773, ba chiếc tàu chở chè của công ty Ðông Âún vào cảng Boston, nhân dân Boston cải trang làm người Indians, tấn công 3 chiếc tàu và ném các thùng chè xuống biển (trị giá 100.000 bảng). Chính phủ Anh ra lệnh đóng cửa cảng Boston, không cho tàu buôn vào. Tướng Gages được cử sang làm tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mỹ.
Tháng 4. 1774 chính quyền Anh lại ban hành những đạo luật khác gây nên một phong trào chống Anh rộng rãi trong quần chúng và thúc đẩy chiến tranh bùng nổ.
bài học : phải có chí kiên cường , bất khuất , đoàn kết với nhau , đánh chắc, thắng chắc và phải có niềm tin mãnh liệt vào đất nước thì mới có thể chống lại giặc , giữ gìn và bảo vệ đất nước.
Lòng yêu nước
* Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
* Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hố dân tộc
hôm nay mình thi bài này nên mình biết:
đó là hai bà trưng,bà triệu,lý bí,mai thúc loan,phùng hưng,khúc thừa dụ,dương đình nghệ,ngô quyền
* Những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh giành lại độc lập : Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí (Lý Nam Đế), Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế), Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.
Thời gian |
Tên cuộc khởi nghĩa |
Địa bàn |
40 |
Hai Bà Trưng |
Hát Môn |
100, 137, 144 |
Nhân dân Nhật Nam |
Quận Nhật Nam |
157 |
ND Cửu Chân |
Quận Cửu Chân |
178, 190 |
ND Giao Chỉ |
Quận Cửu Chân |
248 |
Bà Triệu |
Quận Giao Chỉ |
542 |
Lý Bí |
|
687 |
Lý Tự Tiên |
|
722 |
Mai Thúc Loan |
|
776- 791 |
Phùng Hưng |
|
819- 820 |
Dương Thanh |
|
905 |
Khúc Thừa Dụ |
|
938 |
Ngô Quyền |
|
* Nhận xét
- Trong suốt 100 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
* Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
Lược đồ đường tiên quân của Hai Bà Trưng
* Ý nghĩa
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.
- Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
- Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.