Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ảnh hưởng của đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý:
+ Góp phần tạo nên sự đa dạng về địa hình khí hậu, hệ động thực vật, khoáng sản…
+ Tạo điều kiện thuận lợi để hầu hết các nước trong khu vực phát triển các ngành kinh tế biển, vị trí địa lý cũng đóng góp phần tạo nên sự năng động về kinh tế, sự đa dạng về văn hóa xã hội của khu vực.
+ Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng là nơi chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai và là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.
- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số trẻ nên các nước Đông Nam Á có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Đông Nam Á cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...
Thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì không bao gồm “Phát triển từ một nước tư bản lâu đời” vì Hoa Kì mới được thành lập năm 1776, không phải nước có lịch sử phát triển từ lâu đời như Anh, Pháp...
=> Chọn đáp án B
Nhận xét không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kỳ là Phát triển từ một nước tư bản lâu đời. Vì Hoa Kì mới được khai thác trong mấy trăm năm trở lại đây, không phải là nước tư bản lâu đời như Anh, Pháp, Đức ...
=> Chọn đáp án D
bởi vì nhân dân Nhật Bản có bản lĩnh và ý chí độc lập rất cao , bình tĩnh đối diện với khó khăn , kỷ luật , nhường nhịn lẫn nhau , có trí tuệ và tài nguyên chất xám lớn . nhà nước koong ngừng đầu tư cho giáo dục và phát triển khoa học kỹ thuật , đào tọa và bồi dưỡng nhân tài . có tiền đề là cuộc vận động Duy Tân cho Thiên Hoàng Minh Trị khởi xướng vào thế kỷ 19 , góp phần rất lớn vào việc phát triển , hiện đại hóa Nhật Bản .
Tham khảo
- Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.
+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.
+ Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.
- Các ngành kinh tế ở Nhật Bản:
+ Ngành công nghiệp Nhật Bản phát triển hàng đầu thế giới, Nhật Bản có cơ cấu công nghiệp đa dạng.
+Ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản.
+ Ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động.
Tham khảo:
- Một số thành tựu nổi bật về kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt là ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Liên Bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử.
+ Các sản phẩm của ngành trồng trọt như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, hạt hướng dương, khoai tây nga có sản lượng hàng đầu thế giới.
- Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế lãnh thổ liên bang nga hình thành 12 vùng kinh tế, bao gồm: vùng Trung ương; vùng Trung tâm đất đen; vùng Đông Xi-bia; vùng Viễn Đông; vùng Ca-li-nin-grát; vùng Bắc Cáp-ca; vùng phía Bắc; vùng Tây Bắc; vùng U-ran; vùng Von-ga; vùng Von-ga - Ki-rốp; vùng Tây Xi-bia.
- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%
- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
Tham khảo:
- Trung Quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thiên nhiên có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.
- Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Tỉ lệ tăng tự nhiên có chiều hướng giảm dần, số dân tăng thêm hàng năm giảm dần. Quốc gia này đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên già hóa dân số. Mật độ dân số khá cao, song phân bố không đều.
- Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, nền văn hóa phong phú. Hiện nay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện.
Những đặc điểm như diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, tiềm lực khoa học kỹ thuật, đa dạng dân tộc và nền văn hóa đa dạng của Liên bang Nga có tác động đáng kể đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước này. Dưới đây là một số tác động quan trọng:
Kinh tế: Diện tích lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Nga cung cấp cơ sở vật chất cho các ngành công nghiệp quan trọng như khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, nông nghiệp, và lâm nghiệp. Điều này đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước và tạo ra nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu.
Xã hội: Sự đa dạng dân tộc và văn hóa của Nga tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng, góp phần vào sự phát triển xã hội và sự thịnh vượng của đất nước. Điều này thể hiện qua sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, du lịch và giáo dục.
Khoa học và công nghệ: Tiềm lực khoa học kỹ thuật của Nga đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, y tế và năng lượng. Các thành tựu trong lĩnh vực này đã tạo ra cơ hội kinh doanh và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước.
Hướng dẫn: Hoa Kì là quốc gia nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây nên không chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai mà còn kiến được lợi nhuận lớn từ việc buôn bán vũ khí. Đồng thời, Hoa Kì là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và có lực lượng lao động chuyên môn, kĩ thuật cao rất lớn.
Đáp án: D