# | Ngành động vật | Đại diện | Hệ tuần hoàn | Hệ hô hấp |
1 | Động vật nguyên sinh | Trùng biến hình | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
2 | Ruột khoang | Thủy tức | Chưa phân hóa | Chưa phân hóa |
3 | Các ngành giun (Giun tròn, giun dẹp, giun đốt) | Giun đốt | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp qua da |
4 | Thân mềm | Ốc sên, mực… | Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua mang đối với nhóm ở nước/ phổi đối với nhóm ở cạn |
5 | Chân khớp (Giáp xác, hình nhện, sâu bọ) | Châu chấu | Tim chưa có ngăn, hệ tuần hoàn hở | Hô hấp qua hệ thống ống khí |
6 | Động vật có xương sống - Lớp cá | Cá chép | 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng mang |
7 | Động vật có xương sống - Lớp lưỡng cư | Ếch | 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu pha, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, da |
8 | Động vật có xương sống - Lớp bò sát | Thằn lằn | 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu ít pha hơn, hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
9 | Động vật có xương sống - Lớp chim | Chim bồ câu | 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi, túi khí |
10 | Động vật có xương sống - Lớp thú | Thỏ | 3 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, Hệ tuần hoàn kín | Hô hấp bằng phổi |
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngành | Đặc điểm |
---|---|
Động vật nguyên sinh | - Cơ thể đơn bào. - Phần lớn dị dưỡng. - Di chuyển bằng chân giả, lông hay roi bơi. - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. - Sống tự do hoặc kí sinh. |
Ruột khoang | - Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi. - Cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào. - Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. - Có nhiều dạng sống ở biển nhiệt đới. |
Giun dẹp | - Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng, bụng. - Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. - Sống tự do hoặc kí sinh. |
Giun tròn | - Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. - Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn. - Phần lớn sống kí sinh, một số ít sống tự do. |
Giun đốt | - Cơ thể phân đốt, có thể xoang. - Ống tiêu hóa phân hóa bắt đầu có hệ tuần hoàn. - Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ . - Hô hấp qua da hay mang. |
Thân mềm | - Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi, có khoang áo. - Hệ tiêu hóa phân hóa. - Cơ quan di chuyển thường đơn giản. |
Chân khớp | - Có số loài lớn, chiếm 2/3 số loài động vật. - Có 3 lớp lớn : giáp xác, hình nhện, sâu bọ. - Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau. - Có bộ xương ngoài bằng kitin. |
Động vật có xương sống | - Có các lớp chủ yếu : cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. - Có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). - Các hệ cơ quan phân hóa và phát triển, đặc biệt là hệ thần kinh. |
Lớp | Đặc điểm |
---|---|
Cá | - Sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây. - Có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa màu đỏ thẫm. - Thụ tinh ngoài. - Là động vật biến nhiệt. |
Lưỡng cư | - Sống vừa ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt. - Di chuyển bằng 4 chi. - Hô hấp bằng phổi và da. - Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. - Thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái. - Là động vật biến nhiệt. |
Bò sát | - Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài. - Phổi có nhiều vách ngăn. - Tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng. - Là động vật biến nhiệt. |
Chim | - Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh. - Phổi có mạng ống khí, có túi tham gia vào hô hấp. - Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. - Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt chim bố mẹ. - Là động vật hằng nhiệt. |
Thú | - Có lông mao, răng phân hóa (răng nanh, răng cửa, răng hàm). - Tim 4 ngăn. - Não phát triển (đặc biệt là ở bán cầu não, tiểu não). - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ. - Là động vật hằng nhiệt. |
Đây nè bạn, chúc bạn học tốt :))
- Tuy cùng ngành chân khớp nhưng châu chấu có hệ thần kinh và giác quan rất phát triển so vơi giáp xác và hình nhện vì: ở châu chấu thị giác có 2 mắt kép, 3 mắt đơn, mắt kép có nhiều ô (điện mắt) ghép thành giúp châu chấu có khả năng phân biệt sáng tối cũng như nhận biết nhanh, rõ kẻ thù.
Câu 2: Công nghệ gen là gì?
A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp
C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen
D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen
Nhóm sinh vật nào sau đây có cặp NST XX ở giới đực va XY ở giới cái
A. Ruồi giấm, gà, cá
B. Lớp chim, ếch, bò sát
C. Người, tinh tinh
D. Động vật có vú
Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
- Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
Hãy cho biết môi trường sống của các sinh vật sau: Chim sâu, giun đất, mèo nhà, sâu ăn lá cây, cá chép
- Môi trường sống của chim sâu: Môi trường sinh vật
- Môi trường sống của giun đất: Môi trường đất
- Môi trường sống của mèo nhà: Môi trường đất
- Môi trường sống của sâu ăn lá cây: Môi trường sinh vật
- Môi trường sống của cá chép: Môi trường nước