K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2018

ok,xu ten that la j. kb nha xu be nho

27 tháng 1 2018

ket ban nha Hình ảnh có liên quan

10 tháng 2 2017

Em không đồng tình với suy nghĩ của Linh. Bởi vì thái độ, cách cư xử của Linh khi nói chuyện với Nam là có phần kiêu ngạo, tự phụ và coi thường thành tích của người khác. Mà Linh không biết rằng: Có nhiều tiền bạc chưa chắc đã giàu. Nếu nhà Linh giàu về tiền bạc, thì nhà Nam lại giàu tình cảm, gia đình hạnh phúc. Có tình cảm, có hạnh phúc mới làm nên tiền bạc, và Linh đã hiểu sai về hai chữ tiền bạc. Dù sao đó cũng là thành tích mà nhà Nam đạt được, LInh cần phải động viên, khen ngợi để bạn Nam cùng gia đình cô gắng những năm sau.

16 tháng 2 2017

ahihihiha

17 tháng 12 2018

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...

Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô

Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’

Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.

Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.



CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát...
Đọc tiếp
CÂU CHUYỆN CỦA HẠT DẺ GAI Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo. Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó. Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa giông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ. Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù bông đã quá chật chội. Anh chị của tôi phô ra lớp da nâu bóng, khỏe khoắn dưới nắng thu vàng. Tôi nghe các anh chị cười đùa và trò chuyện với mẹ: - Mẹ ơi, bạn chim gì có bộ lông sặc sỡ thế? - Đó là bạn chim Thiên Đường con ạ. - Có ai đang bò lên tay mẹ và cứ đổi màu liên tục thế nhỉ? - À, bác tắc kè bò lên sưởi nắng đó con. Nhà bác ấy trong hốc đá. Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù bông, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào. Nhưng rồi những ngày thu mơ mộng cũng trôi qua. Đông đến, gió lạnh buốt thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo. Mỗi lần có trận gió mạnh thổi qua, tôi nghe các anh chị của mình kêu lên: - Mẹ ơi! Gió to quá! Con lạnh lắm! - Các con đã lớn rồi mà. Đừng sợ gió. Gió lạnh sẽ làm các con khỏe khoắn hơn. - Mẹ ơi, gió bứt con khỏi tay mẹ rồi! Áo ấm bị tung ra! Ôi con sợ lắm! - Các con yêu quý của mẹ, hãy mạnh mẽ lên! Các con sẽ rời khỏi tay mẹ, nhưng gió sẽ gieo các con xuống tấm thảm lá của rừng già. Các con sẽ được sưởi ấm và trở thành những cây dẻ non xinh đẹp khi mùa xuân tới Tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù bông ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm: - Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé Dẻ Gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé! Tôi cố quẫy mình Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!. Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ! - tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ (Theo Phương Thanh Trang, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12, trang 465, 2020) Thực hiện các yêu cầu sau:

1.hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nhân hóa và điệp ngữ  được sử dụng trong văn bản

2.em hiểu như thế nào vể câu nói của mẹ Dẻ Gai :Tạm biệt....mới nhé

ai giúp mình với huhu

 

1

Câu 1: 

- Biện pháp điệp ngữ " Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ."; "Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già”. 

- Biện pháp so sánh "Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ."

Câu 2: 

Câu nói "Tạm biệt... mới nhé" của mẹ Dẻ Gai chính là lời động viên của người mẹ dành cho đứa con khi đứa con bắt đầu một hành trình mới. Rồi một lúc nào đó những đứa con bé bỏng cũng sẽ phải lớn lên và rời xa vòng tay mẹ, người mẹ ấy thật sự mong muốn dù có chuyện gì xảy ra con vẫn sẽ đón nhận cuộc sống mới của mình. Qua đó ta thấy được tình mẫu tử cao đẹp của người mẹ Dẻ già dành cho đứa con của mình.

 

      Mẹ à ! con nhớ đôi bàn tay xù xì, gai góc của mẹ, mẹ đã vất vả tần tảo để nuôi nấng chúng con. Giờ đây con hiểu mỗi vết xước, mỗi vết nứt trên tay mẹ đều là minh chứng cho sự hi sinh mà mẹ dành cho chúng con, con yêu đôi bàn tay mẹ, yêu mỗi vết xước , vết nứt ấy. Con hứa sẽ sống thật tốt. Và khi nghĩ đến chúng con, con hi vọng sẽ thấy ánh mặt mẹ rạng ngời, nụ cười mẹ luôn tươi tắn...
Đọc tiếp

      Mẹ à ! con nhớ đôi bàn tay xù xì, gai góc của mẹ, mẹ đã vất vả tần tảo để nuôi nấng chúng con. Giờ đây con hiểu mỗi vết xước, mỗi vết nứt trên tay mẹ đều là minh chứng cho sự hi sinh mà mẹ dành cho chúng con, con yêu đôi bàn tay mẹ, yêu mỗi vết xước , vết nứt ấy. Con hứa sẽ sống thật tốt. Và khi nghĩ đến chúng con, con hi vọng sẽ thấy ánh mặt mẹ rạng ngời, nụ cười mẹ luôn tươi tắn trên môi. Nếu lúc này con đang ở gần mẹ con sẽ cầm đôi bàn tay mẹ và đặt lên má con mà rằng : “ đôi tay mẹ ấm áp hơn bao giờ hết”.

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Tìm hai từ láy có trong đoạn trích ?

Nêu nội dung chính của đoạn trích ?

Qua đoạn trích trên, em cần phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ dành cho mình ?

 

 

0
23 tháng 2 2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ muôn vàn kính yêu - được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hòa chất nghệ sĩ và chiến sĩ.

Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp - từ năm 1947 đến 1954 - Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nỗi niềm:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu, bố cục tương tự những bài tứ tuyệt Đường thi và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả - Hồ Chí Minh - đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4.

Trong các câu thơ làm theo luật thơ Đường, các nhà thơ thường ngắt nhịp 4/3. Ở câu 1, bài Cảnh khuya ngắt 3/4 ("Tiếng suối trong / như tiếng hát xa") và ớ câu 4 là 2/5 ("Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà"). Điều đó vừa làm cho nhạc thơ được mới lạ vừa thể hiện chính xác cung bậc cảm xúc của tác giả lúc bấy giờ. Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Câu thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang hát. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Trước kia, Nguyễn Trãi trong Bài cư Côn Sơn cũng tả tiếng suối, cũng dùng phép so sánh : "Côn Sơn suối chảy rì rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai". Cách so sánh của người xưa tuy hay nhưng dù sao vẫn là từ âm thanh của tự nhiên liên tưởng tới âm thanh vẫn của tự nhiên.

Còn Bác Hồ - trong thời đại ngày nay - đã so sánh tiếng suối, âm thanh của tự nhiên với tiếng người hát, âm thanh phát ra từ con người. Điều ấy khiến cho tiếng suối của rừng Việt Bắc trờ nên gần gũi với con người hơn và mang sức sống trẻ trung hơn. Sống giữa thiên nhiên, Bác Hồ luôn cảm thấy như được sống với con người. Hay nói khác đi, Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình.

Câu thơ thứ hai : "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" tiếp tục tả cảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao động như những hình hoa thêu dệt.

Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng tối mà tạo nên vẻ đẹp lung linh chập chờn và ấm áp, hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được nhà thơ biểu hiện tập trung ở điệp từ "lồng": "Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa". Đọc thơ, ta ngỡ trăng, cổ thụ và hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau, vậy mà vẫn "lồng" vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau, cùng nhau họa nên bức tranh tuyệt mĩ.

Bức tranh ấy do thiên nhiên vẽ ra, hay chính là do tài năng và sự cảm nhận tinh tế của tác giả - Hồ Chí Minh - tạo dựng ? Thiên nhiên thì bao giờ, ở đâu chẳng thế. Điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thảm) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người.

Nói khác đi, Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại thành một bức tranh lung linh, sống động. Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa được khẳng định đẹp như tranh vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ quên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá.

Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa.

Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.

#Chúc em học tốt

20 tháng 2 2017

Trong cuộc sống này, mỗi con người chúng ta ai ai cũng có những khuyết điểm riêng, ai cũng có những vết nứt riêng như chiếc bình kia. Nhưng ta không nên tự tin về điểm yếu kém ấy của mình mả hãy cố gắng phát huy làm cho ''vết nứt'' ấy trở nên có ích cho đời và ta có thể khẳng định chỉ cần có ''chí'' thì mọi khuyết điểm luôn là những lợi ích riêng phục vụ cho đời sống

Chúc Hoàng Thị Lụa học tốt!

20 tháng 2 2017


Con người sinh ra vốn không ai hoàn hảo cả , và mỗi người chính ta cũng đã tự chất vấn về bản thân mình không biết bao nhiêu lần trong đời? Khi chúng ta nhìn lại mình, hẳn ai cũng thấy mình còn thật nhiều thiếu sót, những chỗ khuyết, những vết xước....Và như thế, câu chuyện về chiếc bình nứt mà chúng ta sắp bàn chính là câu chuyện dành cho những ai chưa bao giờ thấy mình hoàn hảo:

" Một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh nước từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình , còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: "Tôi thực sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông, chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra" . "Không đâu - ông chủ trả lời- khi đi về ngươi có chú ý tới những luống hoa bên đường không? Ngươi không thấy hoa chủ mọc bên này đường của phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?" Cuộc sống của mỗi chúng ta đều như cái bình nứt.

Chiếc bình nứt trong câu chuyên vì bản thân mình không được hoàn hảo mà luôn dằn vặt. "Vết nứt" ấy tượng trưng cho những khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình - dù nứt mà vẫn có ích cho đời - gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta - dù không hoàn hảo như chiếc bình lành, nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Chính điều ấy làm nên những chỗ đứng khác nhau cho mỗi con người trong cuộc đời.

Con người vẫn thường hay băn khoăn về bản thân, vì theo cách tự nhiên, tất cả mọi người trong cuộc đời này đều yêu thích và hướng về cái đẹp, ưa chuộng sự hoàn thiện, toàn mĩ. Vì thế nên khi chúng ta nhận thấy mình không hoàn hảo, mình có những khuyết điểm, những mặt hạn chế, thấy mình không bằng được người ta, không được tốt đẹp hay may mắn như người khác, mình sẽ thấy khó chịu, bứt rứt- cũng như chiếc bình nứt luôn mang trong người mặc cảm khi so sánh nó với chiếc bình lành. Thật vậy, có biết bao khuyết điểm khiến chúng ta mặc cảm về bản thân mình. Một đôi tay không lành lặn, một giọng hát không hay, lùn, béo, khả năng Toán học kém, hay gia cảnh kém đầy đủ...tất cả đối với chúng ta thật đáng buồn giống như vết nứt khó xóa bỏ. Và như thế, chúng ta cứ mãi dằn vặt về bản thân mình.

Thế nhưng , chúng ta quên mất rằng, đàng sau những khuyết điểm ấy, mỗi người vẫn luôn có giá trị riêng. Nước chảy ra từ khe nứt của chiếc bình không lành lặn kia đã gieo mầm sự sống cho những luống hoa đẹp đẽ bên đường.

Chúng ta cũng từng biết một Nguyễn Ngọc Ký dù liệt hai tay nhưng vẫn đi học và học giỏi, viết ra những nét chữ , những con số từ đôi chân . Ông trở thành tấm gương chiến đấu với nghịch cảnh không mệt mỏi. Từ một đôi tay không trọn vẹn, từ nỗi bất hạnh của số phận, từ những "vết nét" , Nguyễn Ngọc Ký đã làm được nhiều hơn những gì mà số phận đã định cho ông.
Mỗi người chúng ta cũng thế, chúng ta có thể thiếu sót, khiếm khuyết ở điểm này nhưng ta vẫn còn những giá trị tốt đẹp ở điểm khác. Có thể bạn hát không hay nhưng bạn có thể chơi trống. Có thể bạn không biết đánh đàn nhưng bạn lại là một vận động viên marathon rất cừ. Có thể bạn sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc nhưng nhờ đó bạn biết nâng noi những niềm vui dù nhỏ nhặt nhất ở cuộc đời, biết quý trọng và bảo vệ tình yêu thương giữa mình với mọi người xung quanh . Bởi vì mọi thứ trong cuộc sống chỉ có tính tương đối, bởi vì không có gì là bất hạnh hoàn toàn, khiếm khuyết hoàn toàn - nếu bạn biết mở rộng đôi mắt lạc quan để nhìn nhận và yêu thương cuộc sống, để quý trọng chính bản thân mình .

Mỗi con người, đối diện với khuyết điểm của mình nên học cách chấp nhận sự không hoàn hảo ấy, đồng thời cần biết vươn đến những điều tốt đẹp. Hay nói cách khác , chúng ta cần học cách hiểu về bản thân , biết điểm mạnh điểm yếu của chính mình để tự hoàn thiện , để làm nên một "ta" ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta sống giữa xã hội, sống với mọi người nên việc ta nhìn người khác để học hỏi, để lấy đó làm tấm gương làm động lực hoàn thiện bản thân mình hơn là nhìn người khác rồi chỉ thấy mình kém, mình xấu xí và cứ mãi dằn vặt bản thân mình . Một người khôn ngoan là người luôn "biết người biết ta", biết về người khác và hiểu về hính mình sẽ giúp mỗi người có thái độ nhìn nhận xác đáng về những ưu - khuyết của cuộc đời.

Và chúng ta hãy học cách nhớ rằng: cuộc sống này không ai là hoàn hảo, không có gì là tuyệt đối. Chiếc bình lành tưởng chừng rất hoàn hảo nhưng hóa ra nó "khuyết" ở chỗ không thể làm cho những luống hoa ven đường mọc lên. Như vậy, một cách nào đó, chiếc bình lành và chiếc bình nứt đã bổ khuyết cho nhau cùng nhyau giúp ông chủ vừa có nước đầy bừa có những luống hoa xinh đẹp . Cuộc sống cũng vậy, vì con người không ai là hoàn hảo nên con người phải tìm đến nhau, bổ khuyết cho nhau - ấy chính là một trong những điều kì diệu của cuộc sống . Và nếu có một ngày nào đó tất cả mọi người trong vũ trụ này đều hoàn hảo thì có lẽ con người cũng sẽ không còn khao khát vươn tới cái đẹp như con người đã và đang khát khao. Khi ấy, có lẽ con người sẽ không còn cần tìm đến nhau bởi bản thân mỗi người đã đủ để hoàn hảo rồi.

Và , chính những vết xước, những mảnh khuyết, chính sự không hoàn hảo đã và đang duy trì vẻ đẹp của cuộc sống này.
Câu chuyện "Chiếc bình nứt" khép lại , để lại cho chúng ta thật nhiều suy tư. Đối diện với những khiếm khuyết của chính mình, mỗi người cần học cách chấp nhận, đồng thời hướng đến những điều tốt đẹp của bản thân. Bởi vì cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như chiếc bình nứt, dù nứt nhưng vẫn gieo nguồn nước cho hoa tươi mọc lên đẹp và có ích cho đời.

24 tháng 12 2018

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc,giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết.Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng,thức quà trong sạch,trung thành như các việc lễ nghi.Hồng cốm tốt đôi...Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn đc nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.Một thứ thanh đạm,một thứ ngọi sắc,hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền

Chương trình nào có bài này vậy bạn?

cho hỏi nó là bài gì mình tìm ko ra