Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Các hội chợ trung đại
-Sự phát triển của thành thị từ thế kỉ XI đã kích thích hoạt động chung của thương nghiệp Tây Âu.
- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.
- Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp.
- Thương nhân gặp nhau để trao đổi hàng hóa, thanh toán tín phiếu.
- Thương nhân hội chợ đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặc biệt” của thương nhân để xét xử.
- Hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú dữ…
* Việc buôn bán của thương đoàn tây âu trung đại
Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm-pa-nhơ bị sụp đổ , các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha kém xa vai trò của hội chợ Săm-pa-nhơ.
-Một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó – đó là sự xuất hiện các thương đoàn.
- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân mua bán độc lập bằng vốn liếng của mình. Thương đoàn không tập hợp được tư bản của thương nhân và không phải hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.
- Thương đoàn được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.
- Thương nghiệp thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các thành thị.
- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến các thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.
*Văn hóa Tây Âu thế kỉ XI
- Những thị dân xây dựng trường học riêng cho con em mình, không còn phụ thuộc vào Giáo hội Ki-tô. Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển nhất là triết học kinh viện.
- Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.
- Kiến trúc với phong cách Rô-măng và Gô-tích.
* Hoàn Cảnh Ra Đời:
- Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó: Bóc lột tàn nhẫn người lao động.
- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động, mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
* Những mặt tích cực và hạn chế:
- Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
- Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
Đáp án A