Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:
- Vị trí các mỏ khoảng sản :
- Than: Quảng Ninh.
- Sắt: Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.
- Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.
- Apatit: Lào Cai.
- Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy.
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là ngành công nghiệp nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện có công suất lớn và rất lớn như: Uông Bí,…
Đáp án: C.
- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định.
- Các mỏ khoáng sản: than (Quảng Ninh), sắt (Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên), mangan (Cao Bằng), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn), apatit (Lào Cai), đồng (Sơn La, Lào Cai), chì - kẽm (Bắc Kạn).
-Diện tích tỉnh Tây Ninh 4028,06 Km2.
-Vị trí: Là tỉnh nằm sát biên giới Tây Nam Việt Nam – Campuchia.
+ Thuộc miền Đông Nam Bộ. Là cầu nối giữa TPHCM và Campuchia.
-Giới hạn: + Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia.
+ Đông giáp Bình Phước và Bình Dương.
+ Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
- Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định nhà máy thủy điện Y – a – ly trên sông Xê Xan.
- Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện Y-a-li trên sông Xê-xan.
- Nhằm mục đích khai thác thế mạnh thuỷ năng của vùng.
- Tây Nguyên được lợi thế về nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp, trồng cây lương thực và phục vụ sinh hoạt trong hoàn cảnh thiêu nước do mùa khô kéo dài.
- Thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng.
- Gián tiếp góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận, đảm bảo nguồn nước các nhà máy thuỷ điện của các vùng này, cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho dân cư trong lưu vực. Các nhà máy thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), Thác Mơ (Bình Phước), Vĩnh Sơn (Bình Định), sông Hinh (Phú Yên), Đa Nhím (Ninh Thuận) và một số dự án thuỷ điện dự định triển khai ít nhiều đều sử dụng nguồn nước các sông từ Tây Nguyên.
tham khảo:
- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.
- Gồm 6 tỉnh, thành phố:
+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.
+ Phía Tây: giáp Lào.
+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.
- Ý nghĩa:
+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.
+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.
Trả lời:
- Giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), Lào (vùng Thượng Lào). Phía đông nam là vịnh Bắc Bộ với các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Là địa đầu phía bắc đất nước.
+ Gần sát với chí tuyến Bắc, nên có ảnh hưởng đến khí hậu (ví dụ nhiệt độ thấp hơn và biên độ nhiệt năm cao hơn các địa điểm ở gần xích đạo).
+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phía Bắc và phía Tây giáp với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), Phongsaly (Lào), phía Đông Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh), phía Nam giáp với Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Tây Nam giáp với tỉnh Luang Prabang (Lào)
- Ý nghĩa
+ Là điểm đầu của Tổ Quốc
+ Giáp với các quốc gia biên giới là điều kiện để phát triển ngành xuất khẩu thông qua các cửa khẩu và là điểm đầu cho việc xuất khẩu xuống các khu vực khác.
Các hải đảo và quần đảo đã tạo thành một bộ phận thống nhất của lãnh thổ Việt Nam có vai trò quan trọng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km. Diện tích biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa gấp hơn 3 lần lãnh thổ trên đất liền với diện tích khoảng một triệu km2; có trên 3.000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông; có 12 quần đảo. Các vùng biển, đảo nằm trên địa giới hành chính thuộc 28 tỉnh, 125 huyện ven biển, trong đó có 12 huyện đảo.
Chỉ tính riêng các hải đảo, quần đảo thì Việt Nam có hơn 1.656 km2, trong đó có 66 đảo thường xuyên có dân làm ăn sinh sống, với hơn 155.000 người
Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái Bầu, Cát bà... các đảo tạo thành hệ thống tiền bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.vùng khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có 3 ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.Biển đảo là nơi khai thác tài nguyên nhằm phục vụ cho tổ quốc. Phát triển nghành du lịch , như Vịnh hạ Long giúp nước ta được đông đảo bạn bè thế giới biết đến. Không nhưng thế biển đảo giúp cho chúng ta giao lưu trao đổi hàng hóa với nhiều nước trên thế giới bằng đường hàng hải. Biển còn cho nhiều tài nguyên quý hiếm như dầu khí. Đưa nghành công nghiêp này lên một tầm cao mới. Việt Nam là nước có nhiều lợi ích từ biển đông.Vì vậy mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước...
1, Xây dựng Tổ Quốc: có bờ biển dài (3260km), thềm lục địa rộng (x3 lần đất liền), nhiều hải đảo, bán đảo và quần đảo lớn nhỏ (>3000 đảo và 12 quần đảo), nhiều ngư trường trọng điểm lớn và các khu vực giáp biển (Cà Mau,...)=> Phát triển khai thác TN biển (hải sản, khoáng sản quý,...), hỗ trợ công nghiệp- dịch vụ như du lịch, tăng khả năng hội nhập nền KT khu vực + thế giới,...
2, ANQP: Khẳng định chủ quyền và ranh giới lãnh thổ, các đảo cải tạo tạo thành hệ thống tiền bảo vệ và các khu căn cứ để tiến ra biển,...
Tham khảo
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).
Các tỉnh, thành phố:
+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
- Vị trí tiếp giáp:
+ Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.
+ Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.
+ Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.
Vị trí: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta :
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc
+ Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
+ Phía Tây giáp Lào
+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Giới hạn lãnh thổ:
+ Đường biên giới dài giáp Nam Trung Quốc và Thượng Lào.
+ Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên
Ý nghĩa của vị trí địa lí :
+Có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng.
+ Có điều kiện giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế trong nước cũng như với Lào, Trung Quốc....
+ Phát triển kinh tế cả đất liền và kinh tế biển.
Ở Đông Triều -Quảng Ninh thì rõ nhất bạn ạ