Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục...cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ
( trong đoạn trên phải ko???)
Từ nghe - Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ - Tác dụng: + Diễn tả tâm trạng vô cùng xúc động của người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của làng quê. hoặc nhấn mạnh cảm xúc dâng trào của người chiến sĩ
+ Tác động của tiếng gà: Tiếng gà đã làm xao động nắng trưa và cả hồn người, gợi âm thanh của tiếng gà nơi quê hương và gợi về quá khứ của tuổi thơ.
Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6: nhân hóa.
- Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó: câu tục ngữ hay, sinh động và dễ hình dung hơn với người đọc. Kinh nghiệm được truyền tải sáng tạo, lúa chiêm khi sấm sẽ trổ đòng rất nhanh.
Bài 5:
a.
Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"
Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.
b.
Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"
Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.
c.
+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"
Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.
+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"
Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.
d.
Ẩn dụ: "mặt trời"
Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.
e.
Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"
Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.
g.
+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.
+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"
Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.
Bài 6:
a.
Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"
Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.
b.
Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"
Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.
c.
Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"
Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.
d.
+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"
Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.
BPTT: nhân hóa "bác giun"
Phân tích tác dụng: làm cho hình ảnh "giun" trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người thông qua việc nhân hóa xưng hô "bác". Đồng thời tăng nên giá trị diễn đạt hình ảnh, cảm xúc cho câu thơ về hoạt cảnh "giun đào đất". Từ đó câu thơ giàu sức gợi, hay hơn hấp dẫn đọc giả hơn.