K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 8 2018

Câu thơ "Gió nâng tiếng hát chói chang" sử dụng bện pháp nhân hóa nhằm thể hiện sự hòa điệu giữa thiên nhiên và con người. Tiếng hát như được nâng cao lên, vang vọng mãi, hòa điệu với nắng và gió. 

Câu thơ "Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời" sử dụng phép đảo ngữ nhằm làm nổi bật hình ảnh lưỡi liềm, gợi ra hoạt động và bàn tay thoăn thoắt của người nông dân khi dùng liềm gặt lúa.

Hai câu thơ với sự cảm nhận tinh tế đã khắc họa bức tranh ngày mùa ở làng quê tươi vui, nô nức. Dường như ta cảm nhận thấy trong đó có niềm vui háo hức của người nông dân khi thu về lúa trĩu bông, dường như ta thấy sợ đó sự tươi sáng và cuộc sống ấm no của làng quê vào ngày mùa. Chỉ với 2 câu thơ đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên và hoạt động hăng say của ngày mùa. Cho ta thêm yêu và trân trọng những thành quả của người lao động.

13 tháng 3 2021

Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yeu quê hương tha thiết!

- Nhân hóa: đồng chiêm phả nắng, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát, lưỡi hái liếm ngang
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang
-
 Đảo ngữ: long lanh lưỡi hái
- Nói quá: long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời 
--> 
Các bptt trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ. Với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui sự lạc quan, hăng say của người lao động. Thiên nhiên  và con người hòa quyện với nhau, tầm vóc con người lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.

9 tháng 12 2021

Mọi người giúp em với ạ.

Em đang cần gấp cho ngày mai.😥😔giúp em nha!

9 tháng 12 2021

THAM KHẢO

Những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm)

- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. Để làm được điều đó, phải chăng tác giả phải là một con người có đầu óc tinh tế, ngòi bút sáng tạo vs đặc biệt là tình yeu quê hương tha thiết!

28 tháng 7 2021

các từ láy của đoạn trích trên là :

+ chói chang

+ long lanh

+ nhè nhẹ

+ xập xình

+ thơm tho

tác dụng : làm cho các sự vật sự việc trong đoạn thơ trở nên sống động hơn . Giúp cho mn thấy  mn thứ  như được bày ra trước mặt  nhờ những từ láy miêu tả . Đồng thời cũng giúp ng đọc dễ dàng cảm nhận đc vẻ đẹp của chúng

  BÀI 1 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Đồng chiêm phả nắng lên khôngCánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòngDễ rơi là hạt đầu bôngCông một nén, của một đồng là đây( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)Câu 1. Đoạn thơ...
Đọc tiếp

 

 

BÀI 1 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

 Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

 Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng

Dễ rơi là hạt đầu bông

Công một nén, của một đồng là đây

( Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2. Chỉ ra từ láy có trong đoạn thơ?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong khổ 1?

Câu 4. Hai câu thơ cuối, nhà thơ khuyên chúng ta điều gì?

II. LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu

Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào?Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?

Câu 2 (6.0 điểm): Biểu cảm về một người em yêu quý nhất.

giú mình với ạ, mình đang cần rất gấp !!

0
25 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

 

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

25 tháng 8 2021

em cảm ơn ạngaingung

9 tháng 11 2016

NT: H/a so sánh đặc sắc :

=> Làm cho thiên nhiên ,''tiếng suối '' trở nên gần gũi vs con người hơn, mang sức sống trẻ trg

 

9 tháng 11 2016

Điệp từ : ''lồng'' => tạo bức tranh toàn cảnh sống động

=> tạo nên một vẻ đẹp giữa ban đêm của thiên nhiên trong trẻo ,tươi sáng

Điệp từ:''chưa ngủ''=> nhấn mạnh tâm trạng nỗi lo nc nhà , thể hiện cốt cách của nhà thơ cách mạng

16 tháng 11 2016

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.


 

19 tháng 11 2016

oe

15 tháng 11 2016

Trong bài cảnh khuya tác giả so sánh tiếng suối trong với tiếng hát ca.

trong câu thơ trên, tác giả so sánh tiếng đàn với tiếng hát ca.

cách so sánh trong bài cảnh khuya làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống trẻ trung bắt nhịp vào không khí đầy lạc quan của cuộc kháng chiến ở núi rừng Việt Bắc

oaoaleuhiha

16 tháng 11 2016

hihacâu trả lời này sao các bạn??????