K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2019

a. Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.

- Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.

b. Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.

24 tháng 3 2021

a. bếp lửa-bằng việt

c. Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần)

Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu.

Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”

d.

 

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."

Hình ảnh chờn vờn gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua biết mấy nắng mưa. Từ đó. hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nửa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được và cũng chính từ đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.

 

26 tháng 12 2018

Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.

    + Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả “mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.

    + Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 8 2019

a. từ láy "long lanh" đã góp phần đặc tả độ trong, bồng bềnh của làn nước mùa thu. Chỉ với từ láy được được đảo ngữ này thôi đã nhấn mạnh được làn nước mùa thu, trong tới mức có thể nhìn tới tận đáy.

b. Từ láy "lơ phơi", "hắt hiu" cho thấy sự mềm mại, uyển chuyển, như một nét vẽ mượt mà của Nguyễn Khuyến để miêu tả bức tranh cảnh vật mùa thu. Cần trúc vốn gợi sự xuất hiện của người câu cá, nhưng cần trúc lại rất hài hòa, nương theo, gắn mình với thiên nhiên cảnh vật.

c. Từ láy "chờn vờn" cho thấy hình ảnh bếp lửa tuy không rực rỡ, mạnh mẽ nhưng luôn âm ỉ cháy, bếp lửa không tắt cũng giống như tình cảm của bà dành cho cháu trong những năm tháng chiến tranh, dù còn nhiều gian khó nhưng bà luôn dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. 

    Từ láy "ấp iu" bộc lộ trực tiếp tình cảm của bà dành cho cháu. Từ láy nói riêng và câu thơ nói chung mở ra hình ảnh và đôi bàn tay tảo tần của bà vẫn ngày ngày lửa, nhóm lên tình yêu và niềm tin trong cháu.

10 tháng 1 2019

Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:

    + Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.

    + Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.

→ Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt.

Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bài thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động.

2 tháng 6 2021

Câu 1:

c,

Cảm xúc của nhân vật được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa

Đó là cảm xúc nhớ mong và yêu thương của tác giả dành cho bà. Tác giả thương bà tần tảo sớm hôm để nhóm bếp và chăm sóc cho mình...

2 tháng 6 2021

hình ảnh: bếp lửa

cảm xúc thương bà của tác giả