K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2016

chú ý phân tích dấu chấm ' mẹ nâng niu. nhưng...'

 

6 tháng 8 2021

Sửa đề viết cả đoạn thơ ra đi em rồi chị làm cho

21 tháng 7 2017

Có lẽ rằng, cả cuộc đời mình không ai quên được công lao như trời biển của mẹ, mẹ là tất cả, mẹ là mãi mãi. Hy sinh thật nhiều cho con. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã thể hiện qua bài Mẹ trong đó có khổ thơ làm rung động lòng hồn người:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mỹ đến nhà
Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"

Chỉ bằng một khổ thơ, Phạm Ngọc Cảnh đã bộc lộ cảm xúc của mình. Người mẹ Việt Nam anh hùng kính yêu

Mẹ bao giờ cũng thương con. Vâng! Đúng vậy. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "con là lửa ấm", "con là trái xanh". Lửa ấm càng cháy bùng lên nỗi thương con của mẹ, nó nóng chảy vào trái tim cùng nhịp đập. Là "trái xanh" khi đã trưởng thành khôn lớn, đi "gieo vãi" những mầm non cho đời tươi đẹp hơn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy tình mẹ cao cả biết nhường nào. Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ "nắng đã chiều" so sánh ngầm với người mẹ đã già nhưng vẫn muốn nâng niu, chăm sóc người con. Thật đáng khâm phục đức hy sinh to lớn của người mẹ nói chung và người mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng. Từng đêm mẹ vẫn ngồi đây, để con được những giấc ngủ say, ngủ thật yên bình trong những giấc mơ đêm về. Tình yêu thương bao la mẹ dành tất cả cho người con. Mẹ luôn sát bên, dù cho những năm tháng tảo tần, nuôi lớn con nên người, con sẽ mãi ko quên ơn mẹ yêu...

Khổ thơ trên nói lên một người mẹ Việt Nam anh hùng, thật dũng cảm, tình mẹ thật thiêng liêng...Ai trong chúng ta cũng phải thốt lên rằng: Con yêu mẹ nhiều lắm,mẹ ơi!

21 tháng 7 2017

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "Mẹ" của nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp so sánh và ẩn dụ. Đến với câu thơ thứ nhất, ta bắt gặp một hình ảnh so sánh "con" và"lửa ấm", thể hiện tình cảm hồng tươi đẹp, rực cháy tình yêu thương của mẹ và người con. Bên cạnh đó, không chỉ con là "lửa ấm", mà còn là"trái xanh", từ ngữ "trái xanh" bộc lộ sự thơ ngây, bé bỏng của người con để mẹ nâng đỡ, dịu dàng chăm sóc. Thế nhưng câu thơ cuối cùng tác giả đã sử dụng khéo léo biện pháp ẩn dụ "Nắng đã chiều, vẫn muốn hắt chui xa!". Mẹ tuy đã già, có thể là đã yếu, nhưng muốn ở bên chăm sóc con, che chở và âu yếm con như những ngày nào. Đoạn thơ ngắn nhưng đa nghĩa biết bao, tác giả thật tài tình và có một tâm hồn, tình cảm sâu sắc, thức tỉnh bao người con khi có mẹ cần phải biết yêu thương, trân trọng.

xác định và nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những đoạn trích sau: a, Tiếng chim vách núi nhỏ dần Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa-Đêm Côn Sơn) b, Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp...
Đọc tiếp

xác định và nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những đoạn trích sau:

a,

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa-Đêm Côn Sơn)

b,

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

(Tế Hanh- Nhớ con sông quê hương)

c,

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tia nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son phấn nằm dưới ánh bình minh

(Đoàn Văn Cừ- Chợ Tết)

d,

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim lác dác bay

(Nguyễn Đình Chiểu- Chạy giặc)

e,

Giữa đoàn quân nhạc, bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc.

(Thép Mới- Cây tre Việt Nam)

g,

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

(Thanh Hải-Mùa xuân nho nhỏ)

2
16 tháng 12 2018

a) "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"

➡ So sánh

➡ dùng để đối chiếu cách rơi này mỏng với rơi nghiêng

b) "nước gương trong soi tóc những hàng tre"

➡ Nhân hóa

➡ làm cho những hàng tre trông gần gũi, thân thiết với con người

"tâm hôn tôi là một buổi trưa hè"

➡ So sánh

➡ Đối chiếu tâm hồn tôi với trưa hè

c) "sương nắng rõ đầu cành như giọt sữa"

➡ So sánh

➡ Đối chiếu sương nắng với giọt sữa.

"núi uốn mình trong chiếc áo the xanh"

➡ Nhân hóa

➡ Làm cho núi non trở nên thân thiện, gần gũi với con người.

"đồi thoa son phấn nằm dưới ánh bình minh"

➡ Nhân hóa

➡ Làm cho đồi trở nên thân thiện, gần gũi với con người.

d) "bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

mất ổ bầy chim lác dác bay"

➡ đảo ngữ

➡ nhấn mạnh cảnh tán loạn khi phải chạy giặc.

e) "giữa đoàn quân nhạc, bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc"

➡ hoán dụ

➡ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật, tăng sức gợi hình gợi cảm

"mọc giữa dòng sông xanh

một bông hoa tím biếc"

➡ đảo ngữ

➡ nhân mạnh sự xuất hiện của bông hoa.

a) Nghệ thuật: đảo ngữ & ẩn dụ

Tiếng chim vách núi nhỏ dần Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng.Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí .Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) → “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.

7 tháng 4 2022

Tham khảo
1. Khổ thơ được trích trong tác phẩm “Con cò”. Tác giả là Chế Lan Viên.

2. Đoạn thơ đã sử dụng thành ngữ “Lên rừng xuống bể”.

3. Từ “dù” đặt ở hai câu thơ đầu nêu lên những giả thiết có thể xảy ra trong cuộc đời dài rộng. Từ “vẫn” khẳng định chân lí là tình yêu thương của mẹ mãi mãi dành cho con dù cuộc đời có đưa đẩy thế nào, dù con có xa hay ở gần mẹ. Đây chính là lời tự nhủ của mẹ, cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn bao la, son sắt.
4. 

Tình mẹ có lẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mà chúng ta có được. Dù là ở nơi đâu, dù là khi nào và dù chúng ta có lỗi lầm bao nhiêu đi nữa thì sau cùng mẹ vẫn là người bảo dung nhất, thứ tha cho ta tất cả. Trong suốt cuộc đời, mẹ vẫn luôn bên ta, từ những lời ru khi ta còn thơ bé, đến những ngày ta đã trưởng thành, bay đi theo những ước mơ, những khát vọng mới mẹ vẫn ở đó, vẫn luôn dõi theo ta từng ngày.

Trân quý những tình cảm thiêng liêng ấy mà những nhà văn, nhà thơ viết về mẹ đầy xúc động. Một trong số đó có thể kể đến Chế Lan Viên với bài thơ "Con cò", bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

" Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ xưa thường nói về cò như một biểu tượng của làng quê yên bình, xinh đẹp:

" Mấy cánh cò chốc chốc vụt bay ra"

Cánh cò trắng bay thảnh thơi trên bầu trời, khung cảnh của đồng quê rất đỗi dịu dàng, nên thơ. Nói về cò người ta còn nói đến sự hy sinh, lam lũ của người phụ nữ, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời, như Tú Xương từng viết:

" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Èo sèo mặt nước buổi đò đông:"

Hãy trong ca dao:

" Cái cò, cái vạc, cái nông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"

Trong tác phẩm hình ảnh cánh cò được vận dụng một cách đầy sáng tạo. Cánh cò đã đi sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ qua lời ru của mẹ. Dù con còn thơ bé, con chưa biết rõ về hình dáng cò ra sao, nhưng trong lời ru dịu dàng thân thương ấy, con vẫn cảm nhận được có cánh cò đang bay, bay mãi. Từ thì liệu dân ca của những câu hát ru ngày xưa:

" Con cò cò bay lả lá bay la
Bây từ từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng"

 

Tác  giả đưa vào thơ thật tự nhiên, tự nhiên mà sâu sắc như chính tình yêu của mẹ, mang theo cánh cò bé nhỏ chạm vào tâm hồn con. Đưa tâm hồn bé thơ ấy đến với những chân trời mới, những chân trời không tên bên tiếng ru ngọt ngào, thiết tha của mẹ.

"Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân."

Trong tiếng hát của mẹ là cả sự yêu thương, chở che. Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say, bình yên, lời rũ thấm đượm hơi xuân, thấm đượm những ân tình của lòng mẹ. Lời ru mang cả niềm hy vọng cho con một giấc ngủ vẹn tròn, chẳng phân vân nghĩ ngợi. Mẹ vẫn ở đấy, vẫn bên con canh giữ cho giấc ngủ con thơ, cất tiếng ru từ những năm tháng ngày xưa bà đã từng ru mẹ để mẹ con bây giờ, thật thân thương biết bao nhiêu lòng mẹ nâng đỡ tâm hồn mỗi người con bay thật xa.

"Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân."

Cò mang tình mẹ hãy cánh cò chính là lòng mẹ. Cò luôn bên em như mẹ luôn sát cánh cùng em trên mỗi bước đường. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự chở che của người mẹ mà còn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ cũng như trên đường đời sau này. Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp, mỗi bài học, mỗi vần thơ của con đều có bóng hình mẹ trong đó, mỗi bước chân con đi đều có cánh cò theo gót, có lòng mẹ dõi theo.

Đến khi con chạm ngõ vào đời, tự mình bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi hiên nhà mẹ lặng lẽ mẹ vẫn ngồi đó ngóng con về, theo suốt mỗi bước chân.

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn"

Với mỗi người mẹ, con chính là tình yêu, là sự sống, là ánh mặt trời diệu kỳ. Dẫu có khoảng cách bao nhiêu đi chăng nữa thì không thể làm tình mẹ vơi bớt, mẹ vẫn luôn dành cho con niềm thương vô bờ, vẫn cất cao lời ru dịu êm mang hương vị ngọt ngào gửi đến con:

"Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con."

Vì con, mẹ đâu có ngại mệt nhọc gian khổ, thương còn, mẹ đâu sá gì những rừng bể chông chênh. Dù còn có ở nơi nào đi chăng nữa, mẹ vẫn sẽ bay đi tìm con, vẫn dành cho con tình yêu bất diệt, mãi mãi chẳng ai có thể ngăn trở được tình yêu ấy.

" Còn dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

Chao ôi! Chỉ hai câu thơ ấy thôi mà sao đọc lên mà thương nhớ, mà nghẹn ngào đến vậy. Hai câu thơ mang sức sống bao trùm cả toàn bài, sức sống của tình mẹ, của tình mẫu tử ngàn đời đáng ngợi ca. Nhà thơ phải chăng đã rất thấu hiểu tấm lòng  của bao người mẹ mà viết nên vần thơ đẹp như thế, vần thơ mang cả trái tim, thốt lên tự sâu thẳm tâm hồn của những người phụ nữ hết lòng vì con. Hai câu thơ như một triết lý mạng tầm khái quát đầy chân thực, vững bền và sâu sắc nhất.

Lối thơ tự do được viết bên bằng những dòng cảm xúc tuôn trào, ngôn ngữ đầy tự nhiên, hình ảnh thơ đầy gần gũi và bình dị, đặc biệt sử dụng chất liệu dân gian vào trong thì phẩm đã giúp "Con cò" có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong trái tim người thưởng thức.

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được. Từ đó, để thêm yêu, thêm thương, thêm kính trọng mẹ hơn những gì ta đã từng yêu, từng thương như thế. Mẹ- gia đình mãi mãi là điểm tựa tuyệt vời nhất cho mỗi người con, là  điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có được trong đời.

7 tháng 4 2022

cảm ơn nhé

a) Biện pháp tu từ :

+ So sánh: "con" được so sánh với "lửa ấm", với "trái xanh" -> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người mẹ, đứa con chính là tất cả cuộc sống của mẹ. + Ẩn dụ: "Nắng đã chiều": Hình ảnh bà mẹ tuổi cao sức yếu. "vẫn muốn hắt tia xa": Tấm lòng vì nước vì dân của bà mẹ: động viên con trai lên đường đánh giặc. + Cách sử dụng từ "nhưng" kết hợp với dấu chấm ngắt câu giữa dòng thơ thứ ba --> tách hai ý của đoạn thơ - Con là "lửa ấm", là "trái xanh', là cuộc sống của mẹ,... mà mẹ luôn nâng niu gìn giữ. - Nhưng khi giặc Mĩ xâm lược đất nước ta, tuy tuổi đã già sức đã yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc bằng cách động viên con trai ra trận. => Lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ. => Ca ngợi các bà mẹ Việt Nam hết lòng hi sinh vì Tổ quốc.
26 tháng 7 2019

a)

+Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: "con là lửa ấm", "con là trái xanh".

+Đoạn thơ còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ "nắng đã chiều" so sánh ngầm với người mẹ đã già nhưng vẫn muốn nâng niu, chăm sóc người con.

+Điệp cấu trúc : Con là...

+Gieo vần: Mãi- Vãi ; nhà -xa

=>Tác dụng: Diễn tả tình yêu thương cũng như sự mong muốn của người mẹ với người con một cách chân thực sinh động nhất

b)Mẹ là tiếng gọi thân thương, là tình thương vô bờ bến, là người nâng bước đưa ta vào tương lai. Đi suốt cả cuộc đời không ai quên được tình cảm đó cùng sự hy sinh vô bờ bến của mẹ cũng như nhà thơ Nguyễn Ngọc cảnh đã viết:
"Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi/Con là trái xanh mùa gieo vãi/Mẹ nâng niu.Nhưng giặc Mỹ đến nhà/Nắng đã chiều...vẫn muốn hắt tia xa!"Đoạn thơ đã làm rung dộng biết bao trái tim người đọc vì tình cảm của người mẹ dành cho con và sự hy sinh lớn lao của người mẹ. Đoạn thơ có sử dụng hình ảnh so sánh để làm nổi bật nên tình cảm của người mẹ dành cho con. Con được so sánh với "lửa ấm" và "trái xanh mùa gieo vãi" đó chính là tất cả đối với mẹ,là cả cuộc đời của mẹ. Biện pháp gieo vần lưng liên tiếp đã tạo lên độ vang xa qua từ "nhà" và "xa".Qua đó tạo ra một không gian rộng lớn làm cho đoạn mang tính mở. Khi mẹ và con đang sống yên bình , người mẹ nâng niu chăm sóc con thì lũ giặc cướp nước tràn đến. Hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ cuối giúp ta cảm nhận được tất cả nguyện vọng của mẹ dành cho con và sự hy sinh cao cả của người mẹ. Mẹ rất muốn ra ngoài mặt trận để đánh tan lũ giặc cướp nước nhưng vì tuổi đã "nắng xế chiều"nên đành đặt tất cả hy vọng vào người con ,mong con có thể thay mẹ đi cứu nước, hoàn thành nghĩa vụ của một người công dân. Trong trái tim của mẹ tình yêu quê hương đất nước luôn song hành với tình yêu dành cho con qua đó ta mới hiểu được sự hy sinh của người mẹ lớn mẹ là lớn lao đến nhường nào. Qua đoạn thơ người mẹ đã thể hiện tình cảm với con cùng nguyện vọng cũng như lời nhắn nhủ dành cho đứa con.

14 tháng 8 2019

Từ in đậm ở đâu hả bn

14 tháng 8 2019

Từ in đậm: sẽ, mãi, vẫn, vẫn