K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định Quan hệ từ trong bài sau :

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 “Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”

Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.
Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng này và tham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.  
1
20 tháng 10 2016

Xác định quan hệ từ

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 “Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”

Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) là những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.

Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.
Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm là mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng nàytham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.

 

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả vẻ đẹp của rừng núi Sa Pa buổi sớm mai 

B. Miêu tả vẻ đẹp của những cô sơn nữ ở Sa Pa 

C.Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa 

D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa

1
16 tháng 7 2019

Đáp án: C

Đọc đoạn văn sau: Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ. Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên:

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Thuyết minh

1
27 tháng 11 2019

Đáp án: C

Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau :Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ...
Đọc tiếp

Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau :

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thVà hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Còn nữa, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió… Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa đông bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt. 
Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố. 
Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình.
Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao! Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi! ôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng bạn chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi.  Lúc bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. 

0
[..] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng tháng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay...
Đọc tiếp

[..] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng tháng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêu năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.[..]
(Sách Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)
1. Chỉ ra điệp ngữ trong câu văn đầu tiên và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

4
1 tháng 1 2018

mùa xuân (2 lần)

->Nhấn mạnh sự tươi đẹp của mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng và tình cảm của tác giả đối với mùa xuân

1 tháng 1 2018

Giúp ta hoàn thành công việc nhanh hơn

Gõ chính xác hơn

Tốc độ gõ nhanh hơn

Tạo hiệu quả khi làm việc

Giúp ta thuộc bàn phím

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra...
Đọc tiếp

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...]. 

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

1
16 tháng 8 2017

a.

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b. Về mùa đông

Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng...
Đọc tiếp

So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.

b)Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phơi như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm đỏ quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp ở vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng hoa hỉa đường nở đỏ núi Nghĩa Linh

1
19 tháng 9 2016

+ Đoạn a không phải là văn biểu cảm vì chỉ miêu tả hoa Hải Đường dưới góc độ sinh học
+ Đoạn b là văn biểu cảm vì bộc lộ rõ cảm xúc:

  • Tả hai cây hải đường trổ hoa,từ đó liên tưởng tới lời chào hạnh phúc
  • Cảm nhận:khi đứng gần hoa thì "hân hoan ,say đắm"
  • thái độ: không đồng tình với cách xưng tôn của các nhà nho
  • cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp khỏe khoắn,dân dã của hoa

Nội dung biểu cảm:Đoạn văn đó đã bày tỏ tình cảm khi ngắm nhìn thấy cây hoa hải đường cảm xúc của tác giả khi ngắm nó, và đặc biệt nó để lại những chi tiết rất đặc sắc và mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tới người đọc.

 


 

 

Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng......Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

" Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.''

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ "phong" trong câu : "đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong"

Câu 2: Nên nội dung của đoạn văn trên

36

TL:

Câu 1: Từ "phong" trong câu :"Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong" có nghĩa là bọc kín (gói, bọc)

Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội

Bạn ơi bạn có thể nêu rõ hơn về ND đc k ạ :(