K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Đề tài: Trình bày nghiên cứu về kinh thành Thăng Long.

- Dàn ý:

Mở đầu:

+ Dẫn vào vấn đề

+ Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Nội dung:

+ Sự kiện lịch sử ý nghĩa gắn với hoàng thành Thăng Long

+ Vị trí của hoàng thành Thăng Long

+ Kiến trúc tử cung và cung điện của hoàng thành

+ Sự kiện văn hóa tiêu biểu tại đây

Kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa to lớn đối với dân tộc của kinh thành Thăng Long.

- Bản trình bày:

Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang theo cái gì đó rất chung và rất riêng với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế từ xưa, người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.

Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.

Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.

Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.

Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.

Dưới đây là một số nguồn tham khảo để em có thể hoàn thiện bản báo cáo của mình:

1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.

2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Đề tài: Nghiên cứu về kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.

- Góc độ tiếp cận: từ góc độ công năng đến kiểu dáng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

- Văn bản trên gồm 4 phần:

Tóm tắt: Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam và tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu; Nêu lí do thực hiện nghiên cứu; Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

Nội dung nghiên cứu: Nêu cơ sở lý luận, trình bày kết quả khảo sát và lí giải, phân tích ý nghĩa của các dữ liệu, đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và trình bày danh mục tài liệu tham khảo.

- Nội dung nghiên cứu gồm:

+ Về điều kiện học tập trực tuyến.

+ Về các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian học trực tuyến.

+ Về hiệu quả của hoạt động trực tuyến.

- Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục:

+ Điều kiện học tập trực tuyến: thiết bị học tập và đường truyền internet, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và kĩ năng học tập trực tuyến của học sinh.

+ Thực trạng học tập trực tuyến: thời lượng học, các môn học trực tuyến, hoạt động học trực tuyến của học sinh.

+ Khó khăn gặp phải trong quá trình học trực tuyến.

+ Hiệu quả học tập trực tuyến.

- Việc đưa các biểu đồ vào báo cáo nhằm mục đích: tăng tính khoa học, dễ nhìn, rõ ràng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Phần VB này được trình bày bằng cách nêu ý chính (hình ảnh những đoàn tàu điện vẫn nằm trong kí ức của người Hà Nội, làm nên nét đẹp riêng của Hà Nội); sau đó, nêu nội dung chi tiết.

- Tác dụng của cách trình bày này là lần lượt giúp người đọc hiểu rõ ý chính bằng các thông tin chi tiết.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

1. Lưu ý về đề tài:

- Đề tài cụ thể, gần gũi với HS, nằm trong mối quan tâm của các em

- Gắn với thực tế địa phương, có tính thời sự

- Có tính khả thi (phù hợp với năng lực và điều kiện thực hiện của HS)

- Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

2. Lưu ý về cách làm bài

-  Nghiên cứu gắn với số liệu và cơ sở thực tiễn

- Lưu ý về quy cách viết bài và trình bày bài nghiên cứu (đủ các phần và có đề mục đầy đủ, cần bổ sung các bảng biểu, số liệu thông kê nếu cần,…)

3. Lưu ý về trích dẫn

- Cần trích dẫn nguồn đầy đủ, đúng quy cách và tiêu chuẩn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu: 

+ Thực trạng công tác bảo tồn chim các khu bảo tồn như thế nào?

+ Có giải pháp nào để quản lí đa dạng chim nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung?

- Kết quả nghiên cứu đã lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu vì kết quả khảo sát đã giải đáp những câu hỏi nghiên cứu bằng những dẫn chứng, số liệu cụ thể, đồng thời từ đó cũng đã đề xuất được một số giải pháp để khắc phục việc quản lí đa dạng chim nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Bài viết tham khảo:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY

Tóm tắt

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường cũng vô cùng phức tạp từ cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học cho đến môi trường bên ngoài xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra những ảnh hưởng dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Và với một số khảo sát đối với các học sinh khối THCS và THPT về vấn đề này, sau khi phân tích thu được kết quả như sau: hành vi bạo lực từ những học sinh nam chiếm ưu thế nhiều hơn học sinh nữ và xuất hiện đa phần ở khối THPT và THCS thì chiếm ít hơn.

Từ khóa: ảnh hưởng, bạo lực học đường

1. Giới thiệu

Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập ”. Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó. Đây là thực trạng phổ biến trên toàn cầu với mức độ, số lượng ngày càng tăng, theo thống kê về số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau..ông chỉ vậy, bạo lực có thể từ chính thầy cô, nhà trường với học sinh, từ học sinh cùng trường với nhau hoặc học sinh khác trường, có thể từ các mâu thuẫn rất nhỏ. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

2. Sơ lược một số nghiên cứu liên quan

BLHĐ (bạo lực học đường) có thể xảy ra giữa GV và HS hoặc giữa các em HS với nhau, có từ 22,4 % đến 66,3 % HS cho biết, đã bị bạn học dùng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu xúc phạm hoặc chửi mắng, đe dọa; 2,2 % bị bạn dùng hung khí tấn công. Từ 22,2 % đến 62,5 % HS cho biết, có thực hiện bạo lực với bạn học, trong khi đó , nhiều nhất ( 6,0 % ) HS nói xấu xúc phạm thầy cô. HS cho biết có tình trạng GV xúc phạm HS ( 27,1 % ). 7,1 % HS bị thầy cô nói xấu xúc phạm và 18,3 % bị thầy cô đánh. Như vậy, chủ thể và đối tượng của BLHĐ chủ yếu là HS.

BLHĐ có hình thức rất đa dạng, có thể là chửi mắng sỉ nhục hoặc dùng điện thoại internet đưa tin nói xấu nhau. Mức độ nghiêm trọng là HS đánh nhau và dùng hung khí tấn công bạn học / thầy cô , phổ biến nhất là nói xấu , xúc phạm bạn ( 62,5 % ). đánh nhau cũng khá cao ( 29,8 % ). Cá biệt , có 2,2 % dùng hung khí tấn công bạn , từ 0,6 % đến 6,0 % HS đã thực hiện một số hình thức bạo lực với GV , 18,3 % bị thầy cô đánh , 8,5 % bị thầy cô chửi mắng sỉ nhục và 7,1 % bị thầy cô xúc phạm.

BLHD gồm hai cấp độ chính: (1) Bạo lực bằng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt tinh thần , bao gồm các hình thức cụ thể như : Nói xấu xúc phạm ; chửi mắng sỉ nhục; Sử dụng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu , xúc phạm đe dọa bạn / thầy cô và (2) bạo lực bằng hành động gây tổn hại thể xác , bao gồm : Có hành động đe dọa ; Đánh; Sử dụng hung khí tấn công bạn / thầy cô. Kết quả điều tra cho thấy , HS bị bạo lực cả bằng ngôn ngữ.

Trong một nghiên cứu mới đây về Đề tài bạo lực học đường - một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia, PGS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, tình trạng bạo lực học đường (BLHĐ) ở Việt nam xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng bị bạo lực và gây bạo lực.

Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy tình trạng BLHĐ ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Một báo cáo về BLHD do UNESCO thực hiện ở Việt Nam năm 2014- 2015 cũng cho thấy, hơn một nửa (51%) số học sinh (HS) tham gia khảo sát (2636 em) cho biết là đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng trước cuộc khảo sát.

Và theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đường là một phần và là tấm gương phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dường như đã trở thành một phương thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.

Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm. Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.

Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí. Thực ra lớp học, giảng đường là một phần và là tấm gương phản ánh trung thực xã hội bên ngoài, nơi bạo lực dường như đã trở thành một phương thức phổ biến, hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn.

Hậu quả để lại luôn rất nghiêm trọng. Với những nạn nhân là nỗi đau về thể xác và vết thương khó bề liền sẹo về tinh thần. Với gia đình là không khí căng thẳng, là sự đau đớn khi con cái bị thương tích, thậm chí mất mạng. Với trường học là cảm giác nặng nề, bất an luôn bao trùm.

Với xã hội là sự lệch lạc của những quy chuẩn đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội bị đe dọa.

3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường

3.1. Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh

3.1.1. Yếu tố sinh lý

Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan  trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn  thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.

3.1.2. Yếu tố tâm lý

Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài.

3.1.3. Sự không cân bằng trong phát triển tâm sinh lí

Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực.

3.1.4. Một số yếu tố khác từ bản thân học sinh

Học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật; học sinh có sử dụng các chất kích thích; học sinh có những vấn đề về tâm lý như hiếu động, giảm tập trung chú ý, lo âu, trầm cảm,…; học sinh tham gia vào các hiệp hội, băng nhóm bạo lực hoặc có liên quan đến các đường dây bạo lực;…

3.2. Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội

3.2.1. Ảnh hưởng từ gia đình

a. Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình

b. Môi trường gia đình phức tạp

c. Nhân cách, đạo đức của cha mẹ chưa tốt

d. Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình

3.2. Ảnh hưởng từ trường học

a. Sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý

b. Quan niệm giáo dục thiên lệch

c. Mối quan hệ giữa thầy và trò chưa tốt

d. Vai trò quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ

e. Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm

3.2.3 Ảnh hưởng từ xã hội

a. Những nhân tố tiêu cực và các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội

b. Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh trường học.

4. Phương pháp và số liệu dùng cho nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu

- Tổng số HS trung học được chọn vào mẫu khảo sát định lượng là 496 trường hợp tại 8 trường.

- Sử dụng các phương pháp chọn mẫu đảm bảo tính đại diện.

- Sử dụng các phương pháp thu thập thông tin.

- Phương pháp phân tích dữ liệu.

5. Kết luận và một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường

5.1. Kết luận

Bao lực học đường là một hiện tượng phổ biến ở học sinh. Hai phần ba học sinh được khảo sát đã trải nghiệm qua hành vi bạo lực này ở vị trí là người đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. Hành vi bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành vi bạo lực học đường và bắt nạt học đường có mối tương quan với nhau. Hành vi bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học, theo phản ánh của học sinh hành vi này xảy ra cả trong và ngoài trường học, nhất là những nơi kín đáo không có giáo viên vàngười lớn qua lại. Hành vi bao lực học đường liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh. Mức độ căng thẳng tâm lý ở trường học,khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn, có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực. Đây là những yếu tố khơi nguồn hoặc duy trì hành vi bạo lực của họcsinh.

5.2. Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường

- Thứ nhất là đối với HS: HS cần nhận thức đúng đắn về BLHD để có thể tự kiểm soát và định hướng hành vi.

- Thứ hai là đối với GĐ: Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến quá trình học tập và rèn luyện của con em mình.

- Thứ ba là đối với nhà trường: GV chủ nhiệm cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý HS, cần quan tâm nhiều hơn đến những HS cá biệt. Ngoài ra, GV cần thông qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thông tin cho HS về vấn đề BLHD để các em có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này, từ đó, có những hành vi tích cực hơn.

- Thứ tư là đối với xã hội: Các cấp, các ngành liên quan cần xem xét nghiêm túc vấn để BLHĐ để có những biện pháp hiệu quả nhất.

Tài liêu tham khảo

ums.vnu.edu/bao-luc-hoc-duong-nguyen-nhan-va-bien-phap-phong-tranh/

luathoangphi/bao-luc-hoc-duong-la-gi/

nhandan/khoa-hoc-giao-duc-hangthang/bao-luc-hoc-duong-s-o-s-184556/

tienphong/bao-luc-hoc-duong-gia-tang-gap-10-lan-post1102433.tpo

suckhoetamthan/tam-ly-thuc-hanh/Nhung-yeu-to-anh-huong-den-hanh-vi-bao-luc-hoc- duong-1319

slideshare/ebookfree247/mot-so-nhan-to-anh-huong-den-bao-luc-hoc-duong-trong-hoc- sinh-hien-nay

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hanh vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay

1. Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư, Huế, Tái bản dưới tên Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.

2. Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, HN. Đào Duy Anh (2009) (tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “hoa” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng hoc, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.

4. Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ văn hóa, NXB Giáo dục, HN.

5. Nguyễn Đình Diệm dịch (1971), Kim Vân Kiều truyện, Phủ Quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Phương diện

Sơn Đoòng - thế giới chỉ có một

Đồ gốm gia dụng của người Việt

Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Đề tài

Những nét độc đáo của hang Sơn Đoòng

Những điểm đặc biệt của đồ gốm gia dụng Việt Nam qua một số giai đoạn lịch sử

Giá trị của tàu điện Hà Nội.

Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản

- Thông tin cơ bản: Sơn Đoòng là Đệ nhất kì quan và định hướng cụ thể để phát triển bền vững hang Sơn Đoòng

- Một số thông tin chi tiết: Quá trình phát hiện ra hang; những điểm đặc biệt của hang; ý kiến về cách khai thác và bảo tổn hang.

 

 

- Thông tin cơ bản: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử  phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm; đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Một số thông tin chi tiết: Các chi tiết liên quan đến lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; các chi tiết về đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần; các chi tiết về sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV.

- Thông tin cơ bản: Thông tin về tàu điện trong quá khứ, hiện tại và những đề xuất xây dựng lại hệ thống tàu điện.

- Một số thông tin chi tiết: Giá trị văn hoá, lịch sử, khoa học của hệ thống tàu điện Hà Nội xưa; việc giữ lại và cải tạo hệ thống tàu điện ở nước ngoài; đề xuất khôi phục lại hệ thống tàu điện Hà Nội.

 

Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày

- Kết hợp hai cách: Trật tự thời gian, ý trình bày và nội dung chi tiết.

- Hiệu quả: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử phát hiện, tìm kiếm và công bố thông tin về Sơn Đoòng; mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và nội dung chi tiết.

- Kết hợp các cách trình bày: ý chính và nội dung chi tiết; so sánh – đối chiếu.

- Hiệu quả: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính.

 

 

- Kết hợp cách: nêu ý chính và nếu nội dung chi tiết (7 đoạn đầu), so sánh – đối chiếu (việc hệ thống tàu điện ở Hà Nội bị bỏ với việc hệ thống tàu điện ở cácnước được giữ lại, phát triển).

- Hiệu quả: Góp phần chi tiết hoá thông tin chính, làm nổi bật thông tin chính.

Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản

- Sử dụng nhan đề và hệ thống đề mục, sơ đồ, hình ảnh và các chú thích cho các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Vai trò: Làm rõ bố cục của VB; làm nổi bật nội dung chính; minh hoạ trực quan, làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.

Sử dụng nhan đề, hình ảnh minh hoạ và các chú thích tương ứng với từng hình, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.

- Vai trò: Nhan đề khái  quát thông tin chính của VB; hệ thống hình ảnh đi kèm với các chú thích cụ thể; trực quan của thông tin.

Sử dụng nhan đề, bản đồ, hình ảnh, số liệu, không sử dụng hệ thống các đề mục để tóm tắt các thông tin chính của VB.

- Vai trò: Làm cho thông tin của VB trở nên cụ thể, rõ ràng, sinh động, dễ hiểu.

 

Thái độ, quan điểm của người viết

- Thái độ: Ngợi ca, tự hào xen lẫn thán phục tạo tác kì diệu của thiên nhiên; trân quý tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng.

- Quan điểm: Khai thác cánh quan nhưng phải đi đội với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị độc đáo của cảnh quan.

- Thái độ: Khẳng định đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục; ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý Trần; khách quan khi phảnánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn.

- Quan điểm: Chưa thể hiện rõ quan điểm của tác giả.

- Thái độ: Yêu quý, tự hào, thán phục giá trị lịch sử, văn hoá của hệ thống tàu điện xưa của Hà Nội.

- Quan điểm: Nên khôi phục và xây dựng hệ thống tàu điện vừa hiện đại, vừa thể hiệnnhững giá trị của lịch sử.

 

Phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh, số liệu.

 

Hình ảnh, số liệu.

 

Bản đồ, hình ảnh, số liệu.