Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Luận điểm:
- Thể hiện ngay trong nhan đề: Chống nạn thất học
- Được trình bày đầy đủ ở câu: Mọi người Việt Nam...trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
- Được cụ thể hóa những việc làm ở các câu: Những người đã biết chữ cho những người chưa biết chữ; Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Phụ nữa lại càng cần phải học.
Luận cứ:
- Lí lẽ:
+ Thứ nhất, chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, tức là thất học, nước Việt Nam không tiến bộ được,
+ Thứ hai, nay nước độc lập rồi, muốn tiến bộ phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.
- Với 2 lí lẽ đó, tác giả đề ra nhiệm vụ: Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, tức là chống nạn thất học và chống nạn thất học bằng cách Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ; Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết.
- Cùng với lí lẽ, tác giả đưa ra một loạt ví dụ dẫn chứng: Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo...
À, còn bài Bản chất thành công thì mình học sách thường nên không biết. Mong bạn thông cảm.
Luận điểm: việc học thầy và học bạn. Luận điểm đưa ra toàn bộ nội dung chính mà bài hướng đến, tạo cớ sở cho luận cứ, lập luận.
Luận cứ: Học thầy qua câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên. Học bạn qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
Lập luận: phân tích vai trò của việc học thầy, khẳng định học thầy là quan trọng nhất, sau đó đưa ra và phân tích học bạn cũng có vai trò quan trọng như phụ trợ, bổ sung; đưa ra kết luận về hai vấn đề này là bổ sung cho nhau. Sức thuyết phục: phân tích cụ thể và từ đó đưa ra kết luận khiến bài viết chặt chẽ hơn và bạn đọc cũng dễ dàng nắm bắt thông tin.
THAM KHẢO NHA BN
Luận điểm: việc học thầy và học bạn. Luận điểm đưa ra toàn bộ nội dung chính mà bài hướng đến, tạo cớ sở cho luận cứ, lập luận.
Luận cứ: Học thầy qua câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên. Học bạn qua câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
Lập luận: phân tích vai trò của việc học thầy, khẳng định học thầy là quan trọng nhất, sau đó đưa ra và phân tích học bạn cũng có vai trò quan trọng như phụ trợ, bổ sung; đưa ra kết luận về hai vấn đề này là bổ sung cho nhau.
=>Sức thuyết phục: phân tích cụ thể và từ đó đưa ra kết luận khiến bài viết chặt chẽ hơn và bạn đọc cũng dễ dàng nắm bắt thông tin.
Tham khảo thôi nhé!
a)
(1)
Luận cứ | Kết luận |
Hôm nay trời mưa | chúng ta không đi chơi công viên nữa. |
vì qua sách em học được nhiều điều. | Em rất thích đọc sách |
Trời nóng quá | đi ăn kem đi. |
(2)(3) Luận cứ và kết luận có mối quan hệ nhân quả với nhau, do đó vị trí của kết luận và luận cứ có thể thay đối được cho nhau. Nguyên nhân có thể đứng sau kết quả và ngược lại, kết quả có thế đứng sau nguyên nhân.
b) Đặc điểm cơ bản của luận điểm:
- Ngắn gọn.
- Có tính khái quát cao.
- Có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
- Phương pháp luận mang tính khoa học, chặt chẽ.
Câu 2,3 mình khác 1 chút:
(2)Luận cứ và kết luận có mối quan hệ nhân quả.
(3)do đó chúng có thể thay đổi cho nhau.
- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Luận cứ:
+ Luận cứ 1: Lí lẽ - Trong cuộc sống, có thói quen tốt.
Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa là thói quen tốt.Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.+ Luận cứ 2: Lí lẽ - Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,...+ Luận cứ 3: Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Cách lập luận:
+ Từ việc phân tích tác hại của thói quen xấu, tác giả nhắc nhở mọi người hãy tạo ra thói quen tốt để tạo ra nếp sống văn minh cho xã hội.
Hai thói quen cùng tồn tại.Tác hại của thói quen xấu.Thói quen xấu khó sửa, dễ nhiễm.Phải tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp.- Sức thuyết phục của bài văn: Lập luận chặt chẽ, hợp lí, đúng đắn, đầy sức thuyết phục.
Đoạn1:
Luận điểm: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng cha mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời.
Luận cứ : Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn, với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm tới thành thị.
Lập luận: Người Việt Nam chúng ta, cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.
Đoạn2:
Luận điểm : đất nước ta hiện lên qua những vần ca dao thân thuộc
Luận cứ: Ca dao có nhiều câu ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Nếu Lạng Sơn - nơi biên giới phía Bắc - hấp dẫn người ta bởi “có phố Kì Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” thì kinh thành Thăng Long - nơi phồn hoa đô hội - lại có sức lôi cuốn bởi “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Ca dao đưa chúng ta theo “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” để đến với Huế đẹp và thơ, đắm mình trong đêm “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh” với “Giọng hò xa vọng thắm tình nước non”. Rồi xa nữa, là “Nhà Bè nước chảy chia hai- Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Lập luận : Có thể nói đất nước ta hiện lên qua những vần ca dao thân thuộc, đâu đâu cũng đẹp, mỗi miền có một vẻ đẹp riêng biệt, kì thú.