Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự việc, chi tiết | Thành phần xác định (không được hư cấu) | Thành phần không xác định (có thể hư cấu) |
Họ tên nhân vật Phan Bội Châu. | x | |
Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế. | x | |
Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà | x | |
Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ. | x | |
Thời gian: năm 1927 | x | |
“Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?” | x | |
“Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”. | x | |
“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”. | x | |
Những câu nói cụ thể của nhân vật | x |
Văn bản | Nhân vật | Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật |
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự | Cụ Phan Bội Châu | Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời.... |
Tôi đã học tập như thế nào? | Cậu bé Pê – xcốp | Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vậtvừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung với mọi người. |
Xà bông “con vịt” | Cai Tuất | Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn. |
Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại”, vì:
- Cụ là nhân vật có thật, cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.
- Nhân vật Phan Bội Châu là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.
- Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.
- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.
- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.
+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.
Đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thư gửi học sinh”
Có thể trình bày một số luận điểm và luận cứ:
- Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng đóng góp, gánh vác trách nhiệm với đất nước
- Thanh niên là thế hệ trẻ, trụ cột của nước nhà
- Thanh niên có sức khỏe, có ý chí, có khao khát dấn thân, cống hiến, sáng tạo
→ Những phẩm chất cần có của con người trong thời đại mới
Luận chứng:
Thanh niên trong cuộc Cách mạng tháng Tám gánh trên vai sứ mệnh giải phóng dân tộc
- Thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ anh dũng chiến đấu, chịu nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người hi sinh tuổi trẻ, tính mạng cho vận mệnh dân tộc
- Thế hệ thanh niên ngày nay ra sức học tập, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong thời kì hội nhập
c, Thanh niên cần xác định nhiệm vụ, phải học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước giàu mạnh, tiến bộ
Câu
Lỗi sai
Cách sửa
a
Thiếu thành phần chủ ngữ.
Văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ.
b
Thiếu thành phần vị ngữ.
Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ khích lệ họ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ.
c
Không phân định rõ các thành phần cầu.
Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường, cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời nói theo.