K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2020

Đặt \(\hept{\begin{cases}f\left(x\right)=ax^5+5x^4-9\\g\left(x\right)=x-1\end{cases}}\)

Ta có : f(x) bậc 5, g(x) bậc 1

=> Thương bậc 4

Lại có f(x) có hệ số cao nhất là a

Nên đặt thương là h(x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + 9

Khi đó : f(x) chia hết cho g(x)

⇔ f(x) = g(x).h(x)

⇔ ax5 + 5x4 - 9 = ( x - 1 )( ax4 + bx3 + cx2 + dx + 9 )

⇔ ax5 + 5x4 - 9 = ax5 + bx4 + cx3 + dx2 + 9x - ax4 - bx3 - cx2 - dx - 9

⇔ ax5 + 5x4 - 9 = ax5 + ( b - a )x4 + ( c - b )x3 + ( d - c )x2 + ( 9 - d )x - 9

Đồng nhất hệ số ta được :

\(\hept{\begin{cases}a=a\\b-a=5\\c-b=0\end{cases}};\hept{\begin{cases}d-c=0\\9-d=0\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}b=c=d=9\\a=4\end{cases}}\)

Vậy a = 4

Tao tính làm = Bézoute cho nhanh nhưng không biết cách diễn đạt --

1 tháng 11 2020

Đặt: \(f\left(x\right)=ax^5+5x^4-9\)

Theo định lý Bézout thì số dư trong phép chia f(x) cho x - 1 là:
\(f\left(1\right)=a\cdot1^5+5\cdot1^4-9\)

\(=a+5-9\)

\(=a-4\)

Vậy để phép chia f(x) cho x - 1 là phép chia hết thì

a - 4 = 0 

=> a = 4 

Vậy a = 4 

25 tháng 8 2021

Để x4 + ax2 + b chia hết cho x2 + x + 1 thì x4 + ax2 + b khi phân tích phải có nhân tử là x2 + x + 1

Sau khi phân tích thì x4 + ax2 + b có dạng ( x2 + x + 1 )( x2 + cx + d )

=> x4 + ax2 + b = ( x2 + x + 1 )( x2 + cx + d )

<=> x4 + ax2 + b = x4 + cx3 + dx2 + x3 + cx2 + dx + x2 + cx + d

<=> x4 + ax2 + b = x4 + ( c + 1 )x3 + ( c + d + 1 )x2 + ( c + d )x + d

Đồng nhất hệ số ta có : \(\hept{\begin{cases}c+1=0\\c+d+1=a\\c+d=0\end{cases}};d=b\Rightarrow\hept{\begin{cases}a=b=d=1\\c=-1\end{cases}}\)

Vậy a = b = 1

25 tháng 8 2021

x^4+ax^2+1
= x^4+2x^2+1+ax^2-2x^2
=(x^2+1)^2-x^2+x^2(a-1)
= (x^2+x+1)(x^2-x+1)+x^2(a-1)
= (x^2+x+1)(x^2-x+1)+(a-1)(x^2+x+1) -(a-1)(x-1). 
để x^4+ax^2+1 chia hết cho x^2+x+1 
thì số dư =0 
<=> (a-1)(x-1) =0 
<=> a=1

15 tháng 10 2020

Ta có :

Nghiệm của x2 + x - 2 là x = 1 và x = -2

=> Để x3 + ax + b chia hết cho x2 + x - 2

thì x3 + ax + b cũng nhận x = 1 và x = -2 làm nghiệm

+) Với x = 1

Thế vào x3 + ax + b ta được 

13 + a.1 + b = 0

=> 1 + a + b = 0

=> a + b = -1 (1)

+) Với x = -2 

Thế vào x3 + ax + b ta được

(-2)3 + a.(-2) + b = 0

<=> -8 - 2a + b = 0

<=> -8 = 2a - b (2)

Từ (1) và (2) => \(\hept{\begin{cases}a+b=-1\\2a-b=-8\end{cases}}\)

Lấy (1) cộng (2) theo vế => 3a = -9 => a = -3

Thế a = -3 vào (1) => -3 + b = -1 => b = 2

Vậy \(\hept{\begin{cases}a=-3\\b=2\end{cases}}\)

15 tháng 10 2020

Hoặc là dùng cách này

Ta có : x3 + ax + b có bậc 3

           x2 + x - 2 có bậc là 2

=> Thương là một đa thức bậc 1

Giả sử đa thức thương đó là x + c + d

=> x3 + ax + b chia hết cho x2 + x - 2

khi và chỉ khi  x3 + ax + b = ( x2 + x - 2 )( x + c + d )

                <=> x3 + ax + b = x3 + cx2 + dx2 + x2 + cx + dx - 2x - 2c - 2d

                <=> x3 + ax + b = x3 + x2( c + d + 1 ) + x( c + d - 2 ) - ( 2c + 2d )

Đồng nhất hệ số ta được :

\(\hept{\begin{cases}c+d+1=0\\c+d-2=a\\2c+2d=-b\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}a=-3\\b=2\end{cases}}\)

Vậy a = -3 ; b = 2

20 tháng 7 2015

x3 + ax2 - a = (x3 + 4x2 + ax) + ax2 - 4x2  - ax - a = x(x2 + 4x + a) + (a - 4)x2 - ax - a

=  x(x2 + 4x + a)  + (a - 4)x2 + 4(a - 4)x + a.(a - 4)  - 4(a - 4)x - ax - a.(a - 4) - a 

=  x(x2 + 4x + a)  + (a - 4). (x2 + 4x + a)  - (5a -16)x - a2 + 3a 

=  (x + a - 4)(x2 + 4x + a)  - (5a -16)x - a2 + 3a  

=> x3 + ax2 - a  chia cho x2 + 4x + a dư  - (5a -16)x - a2 + 3a   

Để phép chia là phép chia hết thì - (5a -16)x - a2 + 3a    = 0 với mọi x <=> 5a - 16 = 0 và -a2 + 3a = 0 

<=> a = 16/5 và a = 0 hoặc a = 3 : Điều này không xảy ra

Vậy không tồn tại a để....

8 tháng 10 2015

Đây là phương pháp đồng nhất hạng tử (cách này hơi khó hiểu vì dành cho lớp chuyên toán hoặc đội tuyển)

sau khi lấy x4+ax+b chia cho x2-1 ta được x2+1 dư ax+b+1

ta có x4+ax+b = (x2-1)(x2+cx+d)

=>x4+ax+b=x4+cx3+dx2-x2-cx-d

Tương đương bậc của 2 bên ( ko cần ghi bậc chỉ cần ghi hệ số)

x=x=> 0

0x=cx3 => c=0

0x2=(d-1)x2  => d-1 = 0 ( lấy x2 chung)

ax=-cx => a=-c

b=-d

Từ những điều trên ta kết luận 

a=0 (a=-c mà c=0)

b=1 (b=-d mà d=1)

 

 

28 tháng 12 2017

Do \(\left(ax^3+bx^2+c\right)⋮\left(x+2\right)\Rightarrow ax^3+bx^2+c=\left(x+2\right).Q\left(x\right)\)(*)

Thay x = - 2 vào (*) ta được :\(-8a+4b+c=0\)(1)

Do \(\left(ax^3+bx^2+c\right):\left(x^2-1\right)\text{dư}\text{ }x+5\)   \(\Rightarrow\left(ax^{\:3}+bx^2+c-x-5\right)⋮\left(x^2-1\right)\left[\text{ }\right]\)

\(\Rightarrow ax^3+bx^2-x+c-5=\left(x^2-1\right)G\left(x\right)\)(**)

Thay x = 1 vào (**) ta đc \(a+b+c-6=0\Rightarrow a+b+c=6\)(2)

Thay \(x=-1\) vào (**) ta đc \(-a+b-c-4=0\Leftrightarrow-a+b-c=4\)(3)

Từ (1);(2);(3) ta có phương trình : \(\hept{\begin{cases}-8a+4b+c=0\\a+b+c=6\\-a+b-c=4\end{cases}\Rightarrow\hept{\begin{cases}a=\frac{7}{3}\\b=5\\c=-\frac{4}{3}\end{cases}}}\)

23 tháng 10 2016

a, Gọi thương phép chia là Q(x) khi đó, ta có:

            2x+ ax +1 = (x-3).Q(x) +4

 Với x=3 ta có:   2.32 + 3a +1= 0.Q(x) +4

                                19+3a   = 4

   =>         3a= -15

    =>           a= -5

Giai tương tự với các câu còn lại hoặc có thể dùng phương pháp đồng nhất hệ số