Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918
1. Những chính sách...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2023

Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành chính sách kinh tế, văn hóa và giáo dục ở Việt Nam với mục đích khai thác tài nguyên và lao động của đất nước ta. Chính sách kinh tế của Pháp tập trung vào việc khai thác tài nguyên như cao su, gỗ, than đá và khoáng sản khác. Họ cũng xây dựng hệ thống giao thông, đặc biệt là đường sắt, để vận chuyển tài nguyên từ Việt Nam về Pháp.

Chính sách văn hóa của Pháp tập trung vào việc giáo dục và tiếp cận văn hóa phương Tây. Họ xây dựng các trường học, đặc biệt là các trường học dành cho giới quý tộc và tầng lớp thượng lưu. Họ cũng giới thiệu văn hóa phương Tây, nhưng thường là những giá trị văn hóa của Pháp, chứ không phải của Việt Nam.

Tuy nhiên, chính sách của Pháp không phải là để khai hóa văn minh cho Việt Nam. Thực tế, chính sách này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản đối từ người dân Việt Nam. Việc giáo dục chỉ dành cho một số ít người, trong khi đa số dân chúng vẫn bị mù chữ và không có cơ hội tiếp cận với giáo dục. Ngoài ra, chính sách kinh tế của Pháp đã gây ra sự khai thác tàn bạo tài nguyên và lao động của Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại cho đất nước ta.

-> Chính sách của Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX không phải là để khai hóa văn minh cho Việt Nam, mà là để khai thác tài nguyên và lao động của đất nước ta.

18 tháng 5 2016

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

Nông nghiệp : + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền

+ Thực hiện chính sách phát canh thu tô

Công nghiệp : Khai thác mỏ để xuất khẩu đầu tư vào công nghiệp nhẹ

Giao thông vận tải : Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường chính sách bóc lột

Tài chính : Tăng thêm các loại thuế

Các chính sách đó đã tác động đến kinh tế xã hội là:

Xã hội :+Xuất hiện các đô thị

+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tư sản công nhân

+ Đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, không lối thoát

Kinh tế : + Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt

+ Nông dân dậm chân tại chổ

+ Công nghiệp phát triển chậm

18 tháng 5 2016

Câu này có trong đề thi cuối hk kì 2 của trường mk đó pn

18 tháng 5 2021

Tham Khảo !

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

 

14 tháng 7 2021

THAM KHẢO:

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.



 

Tham khảo:

Tác động đến xã hội Việt Nam : - Giai cấp cũ phân hoá

                                                   - Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm                                                             nhiều giai cấp, tầng lớp mới : tư sản ,                                                     tiểu tư sản và giai cấp công nhân,v.v..

        - Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn , mâu thuẫn xã hội nhiều.

2 tháng 3 2022

Câu 1 :

a, 

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

=> Kinh tế Việt Nam vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc, đời sống nhân dân khốn cùng.

b, Các chính sách văn hóa giáo dục không để khai hóa văn minh vì :

+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, dùng người Việt trị người Việt.

+ Thực hiện chính sách ngu dân: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

2 tháng 3 2022

a,Trình bày chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất

+ Bọn chủ đất mới áp dụng phương pháp bọc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam

- Công nghiệp:

+ Tập trung vào khai thác than và kim loại

+ Sản xuất xi măng,gạch ngói,điện nước,chế biến gỗ,xay xát gạo,giấy,diêm,rượu,đường,vải sợi,..

- Giao thông vận tải:

+ Xây dựng hệ thống giao thông vận tải \(\rightarrow\)để bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

- Thương nghiệp và thị trường:

+ Độc quyền nắm giữ thị trường Việt Nam

+ Tiến hành đánh các thứ thuế mới,chồng lên thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới

b, Theo em, chính sách văn hóa giáo dục của Pháp thực hiện ở nước ta không phải để khai hóa văn minh cho người Việt Nam.Bởi:

- Thông qua giáo dục chúng muốn biến nhân dân ta  thành tầng lớp nô dịch chỉ biết phục từng

- Qua việc mở trường lớp để tuyên truyền những thứ xấu xa,duy trì thói hư tật xấu đồng thời kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt,lạc hậu

- Dùng người Việt để đánh người Việt 

22 tháng 3 2022

* Chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Văn hóa - giáo dục:

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”



 

22 tháng 3 2022

TK nha :>

Tham khảo :

* Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế :

     + Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.

     + Công nghiệp: khai thác than, kim loại.

     + Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

     + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

* Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

10 tháng 6 2021

THAM KHẢO:

* Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế :

     + Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.

     + Công nghiệp: khai thác than, kim loại.

     + Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

     + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

* Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

5 tháng 7 2018

* Chính trị : tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế :

     + Nông nghiệp: cướp ruộng đất, lập đồn điền.

     + Công nghiệp: khai thác than, kim loại.

     + Xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

     + Thương nghiệp: độc chiếm thị trường VN, đánh các thuế mới, nặng nhất là thuế mối, rượu, thuốc phiện.

* Văn hóa-Giáo dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

13 tháng 10 2023

Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX tại Việt Nam được triển khai nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của Pháp, bao gồm:

- Hệ thống thuế cao: Thực dân Pháp áp đặt các loại thuế nặng nề, như thuế đất, thuế sản xuất và thuế nhập khẩu, để tăng thu ngân sách và chi trả cho quan chức Pháp.

- Khai thác tài nguyên: Pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, bao gồm cao su, gỗ, than và cá, để cung cấp cho công nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của nước chủ quản.

- Hệ thống lao động cưỡng bức: Người Việt bị buộc phải làm việc trong hệ thống đồn điền, mỏ và nhà máy của Pháp, không nhận được công bằng và bị áp bức nhằm khai thác sức lao động rẻ tiền.

- Đàn áp nền văn hóa và giáo dục: Chính sách này nhằm làm suy yếu và xóa bỏ bản sắc văn hóa và giáo dục của người Việt, thay thế bằng các giáo trình Pháp và kiến thức châu Âu.

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam rất tiêu cực. Việt Nam bị biến thành một quốc gia nông nghiệp xuất khẩu, phụ thuộc vào thị trường Pháp và bị cản trở phát triển công nghiệp và hạ tầng. Các ngành sản xuất và nông nghiệp truyền thống của Việt Nam bị đẩy lùi để làm chỗ cho nhu cầu xuất khẩu của Pháp. Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững đã gây tổn hại môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam. Đồng thời, chính sách lao động cưỡng bức đã làm gia tăng sự bất bình đẳng và đóng góp vào sự suy thoái kinh tế và xã hội của Việt Nam.