Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trọng tâm cuộc cải cách của vua Minh Mạng là hành chính. Ông tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng. Ông hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện...Vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ. Tỉnh còn lại do Tuần phủ đứng đầu, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.
Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ, thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước; tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ...
Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.
Tham khảo:
Vua Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh, tài năng, suất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Ông còn là một nhà văn lớn, nổi tiếng của dân tộc ở thế kỉ XV. Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và nhiều tác phẩm văn học chữ Nôm, chữ Hán có giá trị cao. Ông cũng rất quan tâm phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và văn hóa, giáo dục.
Quá trình cải cách hành chính nhà nước của Lê Thánh Tông đã thanh lọc một số chức quan, cơ quan và các cấp chính quyền trung gian. Ông hạn chế quyền lực tập trung quá nhiều vào một cơ quan.
Tham khảo:
- Hình ảnh Biển Đông trên Cửu đỉnh gợi cho em suy nghĩ:
+ Vùng biển, đảo và các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Ngay từ rất sớm, các thế hệ người Việt đã có ý thức trong việc xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai:
+ Về quốc phòng - an ninh: Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
+ Về kinh tế: vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển, với các ngành mũi nhọn, như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản, vận tải và du lịch biển,…
Xét âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc Pháp xâm lược Việt Nam để mở rộng thị trường và thuộc địa là điều tất yếu. Nhưng để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp hay không còn tùy vào thực lực của mình. Trong sự đối sánh với đất nước Xiêm giai đoạn này, vua Rama V thực hiện chính sách cải cách toàn diện đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ vững nền độc lập thì nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, “trọng nông ức thương” làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy giảm. Hơn nữa, khi Pháp tiến vào nước ta, nhà Nguyễn lại kí với Pháp từ hiệp ước này đến hiệp ước khác, đi từ đầu hàng từng phần đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp mặc dù cuộc đấu tranh của nhân đã làm cho Pháp hoang mang, sợ hãi.
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Cần đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn một cách khách quan vì trong thực tế nội bộ của triều đình phân hóa thành phe chủ chiến và chủ hòa. Phe chủ chiến vẫn quyết tâm chống Pháp đến cùng. Như vậy trách nhiệm để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp thuộc về bộ phận vua quan phong kiến đầu hàng.
Đáp án: B
Giải thích: Mục…6….Trang…24…..SGK Lịch sử 11 cơ bản
Lĩnh vực | Tác giả - Tác phẩm |
Văn học | Đầu thời cận đại: - Cooc-nây (1606 - 1684) bi kịch cổ điển Pháp. - La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. - Mô-li-e (1622 - 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp... - Ban-dắc (Pháp 1799 - 1850). - An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 - 1875). - Pu-skin (Nga, 1799 - 1837). - Tào Tuyết Cần (1716 - 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 - 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784),... lợi của chủ nghĩa tư bản. Trong suốt thời cận đại: - Vích to Huy-gô (1802 - 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ. Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng - Mác-Tuên (1935 - 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc …. - Pu-skin - Nga; Ban dắc - Pháp..... - Lỗ Tấn (1881 - 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,... - Ra-bin-đra-nát Ta-go - Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn...tập Thơ Dâng...thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo... Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba. |
Nghệ thuật | - Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới. - Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga) Rem-bran (1606-1669) - hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh. - Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng Bét tô ven - Đức - sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. - Mô da (1756-1791)- người Áo. * Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX - Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755); Vôn-te (1694 - 1778); G. Rút-tô (1712 - 1778) => Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích” |
Nhận xét:
Đóng góp: Phản ánh hiện thực xã hội (nghèo đói, khốn khổ, cơ cực, chiến tranh xâm lược phi nghĩa ...), sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên , mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn , góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại
Hạn chế: Những đóng góp trên không thể nào đánh thắng được bọn quyền lực, thống trị; không thể giúp cho nhân dân ra khỏi vòng nô lệ
* Về văn học :
Vích-to Huy-gô ( 1802 - 1885 ) nhà thơ , nhà tiểu thuyết , nhà viết kịch Pháp có tác phẩm tiểu thuyết Những người khốn khổ .
Lép Tôn-xtôi ( 1828 - 1910 ) nhà văn Nga có tác phẩm chiến tranh và hòa bình , An-na Ka-re-ni-na , Phục sinh .
Mác Tuên ( 1835 - 1910 ) nhà văn Mĩ có tác phẩm Những người I-nô-xăng đi du lịch , những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ .
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941 ) là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ là tập thơ Dâng
Lỗ Tấn ( 1881 - 1936 ) là nhà văn cách mạng Trung Quốc có tác phẩm Nhật kí người điên , AQ chính truyện .
Hô-xê Ri -đan là nhà văn Phi-líp-pin có tác phẩm đừng động vào tôi .
Hô-xê Mác-ti nhà văn Cu-ba.
* Nghệ thuật
Trai-cốp-xki ( 1840 - 1893 ) có vở opera Con đầm pích ,vở bale hồ thiên nga , người đẹp ngủ trong rừng .
Họa sĩ : Van Gốc ( Hà Lan ) , Phu-gi-ta ( Nhật Bản ) , Pi-cát-xô ( Tây Ban Nha ) , Lê-vi-tan ( Nga ) .
Đóng góp : Phản ánh hiện thực xã hội ( nghèo đói , khốn khổ , cơ cực , chiến tranh xâm lược phi nghĩa ...) , sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến , mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên , mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn , góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại .
Hạn chế : Những đóng góp trên không thể nào đánh thắng được bọn quyền lực , thống trị ; không thể giúp cho nhân dân ra khỏi vòng nô lệ
Nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.
- Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
- Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa, liên tiếp nhượng bộ quyền lợi và kí các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp.
Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của triều Nguyễn trị vì từ năm 1820 đến khi ông qua đời, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Ông là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn. Đây được xem là thời kỳ hùng mạnh cuối cùng của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Trong 21 năm trị vì, Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng (do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang). Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá đạo Cơ Đốc vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc.