Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc Đông Nam Á tuyên bố độc lập và tự trị. Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất của dân tộc Việt Nam. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập là một hành động lịch sử quan trọng, được ghi lại trong nhiều tư liệu và hình ảnh. Nó đã được con người nhận thức và truyền lại qua các thế hệ, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tôn vinh lịch sử dân tộc. Do đó, đây là một sự kiện lịch sử được con người nhận thức và coi là một phần của lịch sử Việt Nam và thế giới.
Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen "Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại".
Giải thích:
Văn minh Hy Lạp - La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời kì hậu trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận và hiện đại.
- Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.
- Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
- Dấu ấn cá nhân được đề cao.
- Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.
- Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).
Ý kiến của Ph.Ăng-ghen có mặt đúng mà cũng có mặt sai (Mặt đúng nhiều hơn)
-Mặt đúng:
+ Nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đã để lại nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực như chữ viết, văn học, tôn giáo, lịch pháp, triết học, kiến trúc,…đóng góp cho sự phát triển của lịch sử văn minh nhân loại.
+ Những thành tựu trên có tính thực tiễn và vận dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay.
-Mặt sai:
Mặc dù nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Châu Âu, Châu Âu hiện đại còn được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như Thời kỳ Phục hưng, Cách mạng Công nghiệp, và đa dạng lịch sử, văn hóa.
Tham khảo
Lịch sử là quá khứ, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và nguồn tư liệu quý giá để đánh giá những bước phát triển đương thời. Lịch sử lưu truyền những giá trị truyền thống giúp chúng ta hiểu ngày nay chúng ta đang ở đâu. Lịch sử là sự phản ánh trung thực sự thật khách quan, không ai có thể thay đổi được lịch sử, nhưng nhờ có lịch sử mà nhân loại và thời đại thay đổi theo ngày nay. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có cội nguồn hay quá trình lịch sử tạo ra nó cho thế hệ sau, nên khi nói về lịch sử, có thể hiểu chính xác là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Lịch sử được nghiên cứu của loài người được coi là tổng thể các hoạt động của con người từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. Lịch sử cũng có nghĩa là một khoa học tìm hiểu và dựng lại quá khứ của mọi người và xã hội loài người. Hay ở mức độ thấp hơn đối với chúng ta, mỗi người, mỗi làng, mỗi vùng cũng trải qua những biến đổi theo thời gian mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra. Học lịch sử để hiểu rõ cội nguồn ông bà, tổ tiên, làng xã, nguồn gốc dân tộc mình; để biết tổ tiên, ông cha đã sống và làm việc như thế nào để tạo nên đất nước hiện tại để từ đó biết trân trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã thành công, và cũng biết phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử còn có nghĩa là biết nhân loại đã làm gì trong quá khứ để xây dựng một xã hội văn minh ngày nay.
- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Hiện thực lịch sử:
+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
- Nhận thức lịch sử:
+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.
VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".
- Khái niệm Sử học:
Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại
- Để hiểu nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực, chúng ta cần nhìn lại lịch sử của biến đổi khí hậu. Từ thời kỳ công nghiệp hóa, việc thải khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác vào không khí đã dẫn đến tăng nhiệt độ toàn cầu. Lịch sử cho thấy, những quyết định của con người trong quá khứ, từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch đến phát triển công nghiệp không bền vững, đều đã đóng góp vào việc tăng cường hiện tượng này.
- Tác động của việc băng tan ở Bắc Cực đối với nhân loại là rất to lớn. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là sự tăng mực nước biển, có thể gây ngập lụt ở các khu vực ven biển và thậm chí làm mất đi các đảo nhỏ. Ngoài ra, sự mất mát của môi trường sống ở Bắc Cực cũng ảnh hưởng đến các loài động vật địa phương và có thể dẫn đến sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên như cá hồi, ảnh hưởng tới ngành công nghiệp đánh bắt và thậm chí là nguồn thức ăn của nhiều quốc gia.