K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2017

em vĩnh biệt ai z ??? Phạm Ngân Hà

19 tháng 8 2017

lên ibox

1 tháng 1 2020

Bnạ có thể tham khảo qua google

Vĩnh Long cảnh đẹp người xinh

quyện lòng du khách gợi tình nước non.

Tam Bình giáp với Trà Vinh

sống về ruộng rẫy, dân tình hiền lương

ngày xưa giặc Pháp nhiễu nhương

tình nhà đem đổi tình thương giống nòi.

Dòng xanh lơ lửng con đò

bao giờ trỗi được câu hò nước non

trăng vàng khi khuyết khi tròn

bao giờ nô lệ hết còn trên vai

tuốt gươm thiêng, bỏ chiếc cày

chặt xiềng lệ thuộc, xây đài vinh quang.

 

 Vĩnh Long tiền ruộng bạc sông

mái chèo khoan nhặt bóng hồng thướt tha

nụ cười chào khách gần xa

hẹn ngày trỗi hát bài ca thanh bình.

Những câu thơ đẹp nói về quê hương đất nước, qua thời gian dài đứng được trong lòng người dân sẽ trở thành ca dao, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân gian. Sau đây, một số câu ca dao trích từ tập thơ “Phấn nội hương đồng” của tác giả Mặc Khải, do Thiềng Đức xuất bản năm 1974 :

Chiều hôm vẳng tiếng tù và

con đò Chợ Lách lướt qua sông đầy

bóng buồm trắng tiệp trong mây

tiếng chèo quạt nước, tiếng ai gọi đò.

Lá dền, đọt mướp ngọt canh

chén tương, dĩa mắm mặn tình cố hương.

Chiều chiều xa xả gọi đàn

bịp kêu nước lớn sắp tràn vào mương.

Nhìn ra sậy bít, lau che

hoàng hôn còn ngóng bóng ghe người về.

Sông Cổ Chiên nối liền Tiền, Hậu

mênh mông cồn ốc gạo bãi xa

nước về đồng ngập phù sa

#Châu's ngốc

cho cây quằn trái, cho hoa thêm màu.

Rạch Long Hồ ra vô xuồng máy

bóng dừa xanh sợ hãi rung rinh

từ ngày lửa loạn tung hoành

chiếc ghe buồm trắng đầu ghềnh về đâu?

Mưa về cho lúa trổ xanh

chanh dây oằn trái, cam sành đơm hoa.

Cái cha đi xắn măng le

cái mẹ chặt củi đội về nấu ăn

cái gà nấu với cái măng

cái cha uống rượu nằm lăn trên sàn.

Ao chiều vịt núp bờ tre

dưới dề rau muống cá mè vẩn vơ

cánh bèo trôi hướng gió đưa

bờ xưa em đợi, em chờ ai đây?

Lục bình theo gió ra sông

quê đâu trôi dạt bềnh bồng khắp nơi

còn ta theo cánh chim trời

tối qua bãi gió, sáng rời cồn trăng.

 

 

 Ông già ngồi tựa bờ ao

ông câu cá bạc hay sao đáy hồ?

1 tháng 1 2020

BÀI 1 :

Tay cầm li rượu Sơn Đông
Hiểu em chưa chồng, anh muốn làm mai
Bàn tay ngón ngắn, ngón dài
Hơi đâu kén chọn, chờ hoài hỡi em?

BÀI 2 :

Năm nay lúa chín đầy đồng
Trà Ôn mở hội Lăng Ông tưng bừng

BÀI 3 :

Vĩnh Long đất lịch người xinh
Ruộng vườn tươi tốt dân tình hiền lương

BÀI 4 :

Sông Mang Thít có nước xoáy
Rạch Bà Soi nước chảy vòng cung
Người đi mang nỗi nhớ nhung
Sông nầy vẫn giữ thủy chung với người

BÀI 5 :

Chợ Sài Gòn còn đương buôn bán
Chợ Vĩnh Long lập quán cầu hiền
Gặp Ông Tơ lột nón xá liền
Biểu chỉ giùm chỗ khác, chỗ có chồng rồi sao ổng lại xe

14 tháng 1 2019

nguồn : google

- Nhất cao là núi Ba Vì

Thứ ba Tam Đảo , thứ nhì Độc Tôn

- Sông Lô một dải trong ngần

Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên

- Con gái Kẻ Điền

Như tiên trời giáng

Con trai Kẻ Quảng

Như hoẵng lạc rừng

- Tam Đảo đội mũ , nước lũ sẽ về

- Ngũ Kiên lắm đất trồng khoai

Có lắm gái đẹp cho trai phải lòng

- Hỡi cô mà thắt bao xanh

Có về An Cát với anh thì về

An Cát có cây bồ đề

Có vực tắm mát ,c ó nghề ăn chơi

- Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy

Mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày

- Động mây Độc Tôn , vác nồi rang thóc

Động gió núi Sóc , đổ thóc ra phơi

- Làm ruộng thì trông tua rua

Chớ trông hoa quả mà thua bạn điền

- Mộc Tứ Xõa , ngõa Hương Canh

- Ngói lò Cánh , Bánh quan Đanh

16 tháng 10 2016

Tôi cùng kiến trúc sư Phạm Vũ Hội về Cổ Am, theo con đường mà có lẽ ngày xưa Trạng Trình đã đi từ kinh đô về quê để ở ẩn, khi ông chán ngấy cái triều đình nhà Mạc suy đốn. "Thôi thôi mặc lũ thằng hề/Gió mây ta lại tìm về gió mây" (Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - NBK). 
 
Phạm Vũ Hội là một người đa tài. Anh thiết kế kiến trúc, làm thơ, soạn nhạc và nặn tượng. Anh nặn tượng danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và nghiên cứu về Trạng Trình với lòng sùng kính một thiên tài. Phạm Vũ Hội còn là tác giả của dự án tôn tạo khu di tích Trạng Trình thuộc vực Cổ Am - Lý Học.

Chúng tôi đến bến phà Khuể. Con sông Văn Úc sóng cuồn cuộn đổ ra biển Đông. Lòng sông rộng, nước vàng đục màu phù sa diễu quanh thân phà - Thuỷ sắc ngưng hoàng lục nhiễu hàng (Quá thao Giang NBK). Cứ theo thơ vãn của Trạng Trình mà suy thì có lẽ khi qua sông này cũng đã cảm khái nhớ tới Xích xích tuyệt xướng của Tô Đông Pha với câu mở đầu: ''Đại Giang Đông Thứ, lãng đào tận, thiến cổ phong lưu nhân vật...'' (Sông lớn chảy về Đông, cuốn trôi hào kiệt nghìn đời...).

Bên kia sông Vãn Úc là huyện Tiên Lãng, có làng An Tử Hạ, quê vị khoa bảng Nhữ Văn Lan, ông ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là vị tố của họ Nhữ, đỗ tiến sĩ năm 1463, đời Lê, làm đến chức Thượng thư bộ Hộ; sau được thờ ở đình miếu làng An Tử Hạ. Họ Nhữ còn có nhiều người đỗ đại khoa. Ngôi đền An Tử Hạ thờ Nhữ Văn Lan đã bị giặc Pháp đốt phá, nhưng tượng và biển tiến sĩ của ông vẫn còn. Một người con của Nguyễn Bỉnh Khiêm sang quê ngoại lập nghiệp, thành một chi họ Nguyễn lớn ở Tiên Lãng. Ở đây còn có khu Mả Nghè, nơi an táng vợ chồng Nhữ Văn Lan và con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Qua thị trấn Tiên Lãng, đến bến Hàn, nhưng không phải đi đò như ngày xưa mà có cây cầu phao bắc qua sông. Sông Hàn còn gọi là Tuyết Giang. Xưa, bên sông này có quán Trung Tân, nơi Trạng Trình ngồi ngâm vịnh, viết những bài Ngụ hứng và nghiền ngẫm thế cuộc, thiên cơ, quốc vận.

Chợt nhớ câu thơ của Tuyết Giang phu tử (NBK): ''... Phong ổn phàm quy hàn phố nguyệt/Thiên tình long hiện viễn sõn vân..'' (Gió lặng buồm xuôi về bến lạnh/Trời mây rồng hiện đỉnh non xa. - Trung Tân quán ngụ hứng).

Qua sông Hàn, chúng tôi đi dọc theo đường số 354 đến địa phận Lý Học - Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, vùng đất nổi danh. Phạm Vũ Hội bảo tôi:

- Cụ Trạng tiên lượng việc vị lai như thần. Cái câu ''Bao giờ Tiên Lãng chia đôi, sông Hàn nối lại thì tôi lại về'', đến bây giờ mới rõ. Cái năm cầu phao sông Hàn được bắc nối hai huyện Tiên Lãng - Vĩnh Bảo; con sông đào cổ xưa chảy ngang qua Tiên Lãng bị bỏ lấp từ lâu được khơi lại; thì ngay sau đó rộ lên hội thảo, sưu tầm khảo cứu về danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rồi văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được in ra, cả ''Sấm Ký Trạng Trình'' nữa. Thiên tài của Người đã được công nhận và tôn vinh. Thế là Người đã về đúng với ngôi vị của mình. Một thời Sấm Ký bị coi là sách mê tín dị đoan. Bây giờ dùng Lý học mà suy thì có nhiều việc đã xảy ra rất linh nghiệm.

Phạm Vũ Hội giao thiệp với hoạ sĩ Giang Phiếm, là cháu đời thứ mười sáu của Trạng Trình đã đổi thành họ Giang. Một thời cả dòng tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm phải thay tên đổi họ, ly tán thập phương.

Cổ Am nổi tiếng vì vùng đất này sinh nhiều bậc tài danh ở mọi thời. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà khi ra đời, theo giai thoại, quan chiêm bốc chuyên theo dõi thiên tượng của triều đình Bắc phương đã dâng biểu tấu: ''Có ngôi sao lạ to bằng cái đấu xuất hiện ở phương Nam, ứng với một chân nhân đã ra đời''. Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình Tuyền hầu (nên mới gọi là Trạng Trình), Chu Sán, danh sĩ đời nhà Minh nhận xét: ''An Nam Lý học hữu Trình Tuyền'' - Nước Nam có Trình Tuyền hầu thông hiểu Lý số. Có lẽ vì thế mà đất Trung Am, nơi có Đền Trạng bây giờ được gọi là Lý học.

Cổ Am trước khi Trạng Trình xuất thế, có nhiều địa danh mang những tên nôm na để quy ước, chỉ dùng cho mỗi việc định vị địa điểm, như ở nhiều các làng quê khác. Vậy mà khi Trạng Trình về quê ở ẩn thì xuất hiện những tên văn chương: quán Trung Tân, Am Bạch Vân, sông Tuyết Giang, gò Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngý Quần Ngọc, cầu Trường Xuân... Về cây cầu Trường Xuân, Phạm Vũ Hội kể: Trước khi phong Trạng nguyên cho thí sinh đỗ đầu khoa thi Đình, vua Tự Đức sát hạch thêm; Ngài hỏi về cầu Trường Xuân. Thí sinh này quê đất Vĩnh Lại, Đông Hải, kinh sử thuộc làu làu, nhưng lại không biết gì về cầu Trường Xuân. Vua hỏi thí sinh đỗ thứ hai quê ở miền Trung. Người này thưa rằng cây cầu đá ấy ở Cổ Am do Trạng Trình cho xây cất để dân đi làm đồng áng đỡ vất vả, trên thân cầu có chữ ''Thường Xuân Kiều'' do chính tay Trạng viết. Sĩ tử đỗ đệ nhất khoa bị giáng xuống thứ ba vì không thâm hiểu về bản quán của mình và về Trạng Trình, phải nhường lại danh khôi nguyên cho anh chàng miền Trung nọ. Vua không vui, cho rằng làm quan mà không thấu hiểu quê hương đất nước thì trị dân sao được. (Phiến đá khắc chữ ''Trường Xuân Kiều'' nay vẫn còn).

Phạm Vũ Hội nói tiếp:

- Cả vùng đất này xưa là Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương. Thập bát trang Am, có mười tám trang mang tên Am. Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Đông Am, Nam Am, Lạng Am, Tiền Am, Liên Am, Ngãi Am, Hội Am v.v... Trạng Trình về quê ở ẩn, xây quán Trung Tân ở bến Trung Lệ bên bờ Tuyết Giang, dựng Am Bạch Vân. Người làm hàng nghìn bài thơ Hán, Nôm và Bạch Vân thí tập, Trình Quốc công thi tập... Người còn chủ trương xây chùa tôn thờ các danh nhân; bắc cầu giúp dân. Cổ Am khi ấy rất nghèo. Trạng mở trường dạy học. Người đọc sách thánh hiền đều biết: Kiệt, Trụ ác vương vô đạo ngược đãi trung thần, chí sĩ; chà đạp lễ nghĩa khiến trăm họ ngu hèn để dễ bề cai trị, muôn đời sau còn oán hận. Nghiêu, Thuấn khuyến nông, huấn học làm cho thiên hạ được sống trong thái bình thịnh trị, tiếng thơm ngàn nãm. Nhân tài chẳng tự nhiên mà có như hoa dại bên đường. Để khuyến học, Trạng Trình cho dựng một trụ đá cao trên đỉnh cái gò đầu làng, đặt tên là Bút Kình Thiên.

Chúng tôi đứng lặng ngắm gò đất có những cây sà cừ, bạch đàn đứng thẳng tắp với dáng những ''quản bút chống trời''. Trụ đá nay không còn nữa nhưng vẫn còn ngôi miếu cổ tôn nghiêm.

Những cái tên ở Cổ Am thoạt nghe thấy có vẻ chữ nghĩa quá; không nôm na cụ thể như những vùng quê khác để dân quê dễ nhớ. Nhưng ngẫm ra Trạng đâu phải là người khoe chữ. Cổ Am đáng được đặt những tên như thế lắm vì đất này có không ít các bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở mọi thời. Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ Binh, khi mất còn được truy phong chức Tả thị lang. Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm; đi dẹp giặc bị tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Lê Huy Thái đỗ Phó bảng năm 1846, đời nhà Nguyễn.. .

Sau này Cổ Am còn có hai nhà văn nổi tiếng trên vãn đàn Việt Nam một thời, đó là hai anh em Trần Tiêu, Trần Khánh Dư (tức Khái Hưng trong Tự Lực văn đoàn). Chùa Đông A ở đây do Trần Mỹ, phụ thân của hai nhà văn bỏ công tạo dựng.

Theo các thần phả, thần tích và Từ đĩển Bách khoa Địa danh Hải Phòng thì, cùng với những làng xã thuộc Vĩnh Bảo, Cổ Am thờ nhiều vị thần làm thành hoàng vì có công chống giặc ngoại xâm trong các cuộc bình Chiêm, chinh Man, cự Nam Hán, phá Tống, diệt Nguyên - Mông. Dân Cổ Am dù nghèo nhưng cũng lập đền miếu khang trang để tôn thờ những người bảo hộ dân, những vị quan thương dân như con. Đình, miếu Cổ Am thờ bốn vị thành hoàng trong đó có Không Hoàng đại vương, một vị quan đời Lý, bỏ của riêng phát chẩn cho dân vào năm mất mùa. Nam Hải đại vương tức quan Thái uý Tô Hiến Thành đời Lý, đi tuần qua làng đã ban ơn cho dân chúng. Cổ Am có chùa Mét là công trình kiến trúc đẹp do Trần Khắc Trang chủ xưởng xây cất Hai nhà văn Trần Tiêu và Khái Hưng đều là di duệ của Trần Khắc Trang.

Cổ Am có những dòng họ nổi tiếng. Ngoài họ Nguyễn với Trạng Trình Lưỡng quốc anh hùng không đối thủ, như các môn đệ tôn vinh ông sau này; còn có họ Trần, một họ lớn vốn ở Tức Mạc (Nam Hà) di đến đây khai hoang lập ấp. Theo gia phả họ Trần ở Cổ Am, một vọng tộc có nhiều nhà khoa bảng, thì thủy tổ họ Trần là một vị tướng chỉ huy cánh quân phía Bắc trong trận Hàm Tử nổi tiếng năm 1407, bị trọng thương, được đưa về Cổ Am dưỡng thương rồi sinh cơ lập nghiệp ở đây.

Cổ Am vào thời nào cũng có hào kiệt. Vương Quốc Chính, đời nhà Nguyễn năm 1879 lập Tín nghĩa Hội, chủ trương bình Tây phục quốc, từng đem nghĩa quân đến tận thành Hà Nội tiến công tập kích quân Pháp. Đầu năm 1930, Trần Quang Diệu, Đào Vãn Thê khởi nghĩa chống Pháp, giết tri phủ, đánh chiếm huyện lỵ, khí thế ngùn ngụt. Robin, thống sứ Bắc Kỳ đã cho máy bay ném xuống Cổ Am đến nãm mươi bảy quả bom (một con số đáng kinh hoàng vào thời đó), rồi dàn quân càn quét, đốt phá; nhưng đã không khuất phục được vùng đất phát tích những bậc kiệt hiệt song toàn văn võ.

Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nếu ở quê ngoại của Trạng Trình nổi danh 'Tiên Lãng chống càn', thì Vĩnh Bảo - Cổ Am quê nội của Người cũng lừng lẫy với những chiến công diệt giặc trên đường số 10. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi không thể thống kê những chiến tích, những hy sinh của người Cổ Am trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc sau này bằng những con số đáng thán phục được viết bởi những bàn tay chuyên cửi canh dệt vải, dệt chiếu, trồng trọt và làm sơn mài...

Nghề dệt chiếu ở đây đã có từ lâu đời và rất phát đạt. Cho dù chiếu ni-lông, chiếu tre, chiếu gỗ đã từng được coi là thời thượng, thì rồi người ta vẫn cứ nằm chiếu gon dệt cói. Biết đâu cái cô gái bán chiếu gon xưa ở Tây Hồ đã làm Ức Trai tiên sinh cảm động sinh tình ở tuổi bảy mươi lại có dây mơ rễ má với đất Cổ Am này? Tôi đã nhìn thấy cảnh những cô gái dệt chiếu. Động tác luồn cói, giật khung, rồi đặt khuôn hoa phết màu; cứ thoăn thoắt nhịp nhàng, mạnh mẽ mà uyển chuyển; bền bỉ thường nhật, nên thân hình các cô rất thẩm mỹ. Khi một mẻ chiếu hoa được đồng loạt phơi dưới nắng, màu sắc rực rỡ bừng lên như ngày hội.

Kiến trúc sư Phạm Vũ Hội nói với tôi về cái dự án tâm huyết của anh:

- Tôi muốn tu tạo những di tích Trạng Trình ở vùng Cổ Am và bên quê ngoại của Người như nó đã từng có theo cảnh sắc của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, và phải giữ vững 'chân long'' với những nguyên tắc về Phong thủy. Nên đầu tư một cách tinh tế vào khu Đền Trạng. Thế nhưng người ta đã mở ra một quy hoạch bề rộng, dùng hệ thống giao thông bàn cờ; lại thêm những cột đèn cao áp hình tàu chuối. Nhiều cây cối bị chặt quang làm mất đi vẻ u tịch. Lại còn đào một cái hồ rất lớn, xây kè bờ, lát gạch lá dừa lối đi quanh hồ như một công viên thành phố, theo xu hướng ''đô thị hoá'' hiện nay. Có lẽ lại phải chờ cho đến khi người ta hiểu ra được rằng phải giữ lấy cái tinh thần đạm bạc mà thanh cao của Tuyết Giang phu tử.

*

Chúng tôi đi qua cánh đồng trồng thuốc lào. Những cây thuốc thân thấp mập mạp lá to đang kỳ bánh tẻ, mùi thuốc lá thoảng lẫn trong vị ngọt ngào của ngô non và đòng đòng quanh đấy, như một sự tẩm ướp tinh tế.

Tôi sực nhớ: Cổ Am thuộc xứ thuốc lào. Ai cũng biết câu ca dao: ''Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên''. Một hơi thuốc rút đến kiệt lửa đóm, rồi phả khói mù mịt làm cảnh vật trước mắt chập chờn ẩn hiện như thực như ảo: ''Thoáng bóng ai về trong khói thuốc/Mắt cười lúng liếng lá răm tươi....''.

Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và tập Đồng Khánh dư địa chí lược gọi cây thuốc lào là Tương tư thảo.

''Tương tư thảo'' - Cổ Am, vùng đất văn nhân hào kiệt có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - bậc kỳ tài, và có một loài cây kỳ thú mang cái tên gợi thương nhớ như vậy.

21 tháng 4 2021

ucche

21 tháng 4 2021

Hãy giải thk từ "Hoạt đông", "chính phương"

Nhân vật Gia cát lượng liên quan đến sự kiện lịch sử nào

vui

25 tháng 12 2016

oh,mình ko ở VĨNH BẢO

15 tháng 10 2016

Hải Phòng á bạn

15 tháng 10 2016

Hay thật!

Chép văn mẫu hả hay là chép mạng?