Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1 :
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Bài 2;
1, Hoàn cảnh sáng tác.
Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí.
2, Nội dung tập thơ "Nhật kí trong tù".
Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.
Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.
Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
"Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Bài 3 :
Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.
Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.
Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.
Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .
Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .
Trung thu trăng sáng như gương:
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.
Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.
Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.
Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.
bài 4 :
Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.
Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao qúy. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.
chúc bạn học tốt
Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất. Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: "Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!" và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về "cái tên giông tên con trai" của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu. Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhè nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: "Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu". Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng "không bao giờ mình thi sư phạm". Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học. Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.
Đề 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi.
Bạn mẹ tôi cho nhà tôi một con chó nhỏ chừng vài tháng tuổi lúc tôi lên lớp bốn. Vì lúc đó tôi còn nhỏ nên chưa có ghi nhớ gì nhiều nhưng cũng có một câu chuyện làm tôi nhớ mãi đến bây giờ.
Tôi đặt tên nó là Lulu. Nó thuộc giống chó Chihuahua nhưng không lớn được. Nó có bộ lông màu vàng đất trông rất ngộ nghĩnh. Thân hình nó cân đối: Ngực nở, bụng thon, bốn chân nhỏ, thanh mảnh cái đầu nhỏ cỡ quả banh lông, cặp tai dựng đứng lên khi cần nghe ngóng. Chiếc mõm ngắn với cái mũi đánh hơi rất giỏi. Lulu nó khôn lắm. Dường như nó có thể hiểu được tiếng người, hiểu được ý định của người chủ của nó. Ở nhà, tôi không thường cho Lulu ăn nhưng nó vẫn bám víu lấy tôi, đã thế mà nó cũng có cái tính hay ghen tị nữa. Lúc mẹ với tôi đùa giỡn với nhau thì nó ngồi cạnh bên kêu ư ử đòi chen vào cuộc vui.
Ban ngày, Lulu nằm trong sân mát hay tìm một chỗ êm êm nằm, mõm gác lên hai chân trước, đôi mắt lim dim. Lúc đó nó chẳng ngủ đâu, mà là đang trông nhà đấy. Một tiếng động nhẹ hay một bóng người thoáng qua, là nó ngóc đầu lên, vểnh tai nghe ngóng. Tuy nhỏ nhưng tiếng sủa của Lulu vang xa hình như nhà nào cũng nghe, đôi khi còn mắng yêu nó ồn ào. Khi có người lạ bước vào nhà thì nó sủa hoài, sau đó thì nằm im nhìn người lạ đó, xem chừng có ý đồ gì xấu xa không. Lulu hung hăng lắm nên khó ai dám vuốt đầu nó. Ấy thế mà đối với gia đình tôi ,nó lại rất hiền. Nó hay bày tỏ tình cảm bằng cách ngoáy tít cái đuôi hay nằm im dưới đất rồi ngóc đầu, đôi mắt long lanh chờ lệnh.
Lúc đầu tôi cũng chưa tin tưởng vào việc trông nhà của Lulu lắm, không hẳn là coi thường nó nhưng tôi cứ thấy lo lo thế nào ấy. Nhưng sau này thì ít có ăn trộm dám vào nhà tôi nữa. Trước đây nhà tôi có trộm nhiều, nhưng có một lần Lulu thấy trộm thì sủa vang làm ba tôi thức giấc chạy ra. Thấy có người và chó sủa, tên trộm bỏ lại chiếc A-ti-la và đôi dép để chạy thoát thân. Mỗi khi tôi đi đâu về thì nó nằm trước cửa, đợi và nghe ngóng tiếng xe quen thuộc. Và lúc tôi còn chưa thấy mặt mũi Lulu đâu thì nó đã thấy tôi rồi. Nó chạy ra mừng tôi tíu tít. Lúc đó cái đuôi của nó phải gọi là ngoáy tít, hai chân trước chồm chồm lên như muốn ôm choàng lấy tôi. Miệng thì kêu ư ử, ăng ẳng sung sướng mừng rỡ. Đã thế đôi mắt còn đầy biểu cảm thiết tha bảo sao tôi không cảm động. Và cứ thế từng ngày trôi đi, tôi mến nó lúc nào không hay.
Trước đây bốn năm, nó đã rời xa tôi, nó không còn bên cạnh tôi nữa. Tối đó, tôi ở nhà với ba mẹ. Khi ấy, tôi đang chơi với Lulu thì nó bỗng sủa lên một tiếng rồi chạy ra đường. Tôi cũng lật đật chạy theo thì chứng kiến cảnh... Lulu bị xe cán qua. Lúc đó, tôi đã chới với không tin vào mắt mình thì kẻ chạy chiếc xe ấy vòng lại cán thêm lần nữa làm Lulu cắn đứt lưỡi. Tôi đã không thể làm gì khi chứng kiến cảnh tượng buồn thương đó. Hắn đã chạy mất hút còn tôi thì chỉ đứng khóc. Nghe tiếng tôi khóc, ba mẹ chạy ra xem có chuyện gì, hàng xóm cũng bắt đầu bu lại xem. Lúc đó, dường như tôi mất hết cảm giác, không còn biết trời trăng gì nữa. Mẹ nói, sau đó mẹ đem nó đi chôn. Tôi tỉnh dậy không thấy Lulu đâu thì tôi lại oà lên khóc, ba mẹ phải vồ về tôi, và xin cho tôi một con khác.
Tôi cũng khá bất ngờ vì chú chó thứ hai của nhà tôi lại có hình dạng và tính cách y như Lulu. Tôi nghĩ có lẽ linh hồn của Lulu đã nhập vào thân xác của chú chó này. Đúng là một chú chó trung thành, nó muốn ở bên cạnh tôi. Và sau sự việc trên của Lulu, tôi đã nhốt nó ở trong nhà. Nếu nó bị “bắt cóc” hay có chuyện gì nữa thì... chắc tôi chết mất. Do vậy, tôi chỉ cầu trời cho nó được sống mãi bên gia đình tôi.
Tôi sẽ chăm sóc nó như đứa em của tôi vậy. Cảm ơn em đã cho chị biết sự trung thành của loài chó như thế nào, Lulu à.
Đề 2. Kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
Tôi thường tự hào vì mình luôn “nổi tiếng” với những trò quậy phá của mình. Có khi tôi rúc đầu vào bãi cát, chờ ai đi ngang qua là “hù” một cái. Cũng có lúc tôi treo mấy bịch nước lên cành cây, chỉ cần một bóng dáng thân quen trên nẻo đường xa tiến lại là “ùm” một cái “mát lạnh tâm hồn”. Chính vì thế nên tôi được tôn lên làm “hiệp nữ giang hồ”, oai như …cóc. Tuy vậy những trò quậy phá của tôi không làm ai giận, đơn giản vì tôi biết “lựa người mà thí nghiệm” thôi. Vậy mà có lúc tôi không hề quậy phá nghịch ngợm thì tôi lại gây ra những lỗi lầm khiến cho “nạn nhân” của tôi buồn vô hạn. “Nạn nhân” mà tôi nói tới chính là cô giáo chủ nhiệm của tôi năm ngoái. Hễ mỗi khi nhớ lại là tôi thấy bứt rứt khó chịu trong lòng.
Đó là một câu chuyện buồn năm lớp bảy của tôi. Một năm rồi nhưng tôi nhớ rất rõ. Vào một buổi sáng thứ hai, trời đẹp, cảnh đẹp, người cũng đẹp nhưng chỉ có tôi là không đẹp bởi vì tôi đang buồn rầu, lo lắng và hồi hộp – bài viết khảo sát ra về nhà tôi chưa hoàn thành để nộp cho cô giáo. Giờ chào cờ hôm ấy tôi chẳng nghe được gì và cũng chẳng vui vẻ gì. Đáng lẽ lúc đó tôi có thể “tranh thủ” lấy ra viết tiếp nhưng chẳng hiểu sao tôi lại không làm mà cứ ngồi thừ ra. Khi tiết chào cờ kết thúc, có lớp lũ lượt ra về, có lớp vào học tiếp ca sau. Còn bảy đứa trong đội tuyển chúng tôi, gồm có My, Nhi, Vi, Linh, Phương, Tú phải ở lại để học bồi dưỡng thêm. Chúng tôi chờ rất lâu mà cô vẫn chưa đến. Đứa than vãn: “Bài của tao dở ẹc à!”, đứa thì thảnh thơi: “Tao làm cũng tạm ổn”. Chúng nó vui vẻ chuyền bài cho nhau xem, bình phẩm tán loạn. Nhưng trong nhóm có nhỏ Oanh với tôi chưa làm bài. Tranh thủ nó xộc vào thư viện và mở vở làm liền, tôi cũng vội lao theo. Nhưng vừa viết được dăm ba câu, tôi lại bị những câu chuyện của mấy bạn làm bài rồi cuốn theo. Vui quá! Thế là bài vở lo lắng hay hồi hộp tôi đều dẹp sang một bên… Trong suốt thời gian chờ đợi ấy chúng tôi đi lòng vòng quanh sân trường, rồi ngồi trên ghế đá tán dóc đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, cười đùa ầm ĩ rồi chạy xuống căng tin mua quà ăn vặt. Thỉnh thoảng nhớ lại vụ bài tập về nhà tôi cũng có lo có sợ nhưng những trò vui hấp dẫn quá nên nó khiến tôi nhắm mắt làm ngơ, và tự nhủ: “Trễ quá rồi, chắc cô không đến đâu. Vả cô có đến thì cũng không nhớ việc ra bài cho chúng tôi đâu mà lo.” Đến khi cái Oanh làm xong bài, hãnh diện đem ra khoe với chúng tôi thì nỗi lo sợ của tôi đã thành nỗi buồn. Vậy là trong cả nhóm đứa nào cũng có bài, chỉ trừ tôi, mà tôi lại là đứa học cũng khá và được cô đặt niềm tin lớn nhất trong đội chứ đâu phải bình thường …
Đang lo buồn, thì kia rồi, bóng dáng quen thuộc của cô giáo đang xuất hiện ngoài cổng trường. Giờ “tử hình” cũng đã đến. Cô giáo vội vã vào phòng học quen thuộc dành riêng cho đội chúng tôi. Cô xin lỗi vì có việc nhà đột xuất nên đã đến trễ khiến chúng tôi phải chờ, rồi cô lặng lẽ ngồi vào bàn và nghiêm nghị nhắc chúng tôi: “Nộp bài khảo sát đi các em!”. Các bạn lẹ làng chuyển bài cho cô. Khi cô xem sơ qua xấp bài thì ngạc nhiên lên tiếng: “Sao chỉ có sáu bài vậy các em? Em nào chưa làm bài vậy?”. Và tôi cúi gầm mặt rụt rè lên tiếng nghe hai má nóng bừng: “Thưa cô, em ạ!”. Cô chuyển hướng nhìn sang tôi không bằng lòng. Những trách móc của cô lúc đó chẳng có gì sai, nhưng chẳng hiểu sao lúc đó tôi giận ngược lại cô. Tôi bướng bỉnh lên tiếng: “Nhưng em bận lắm ạ! Đây đâu có phải là bài kiểm tra định kì quan trọng đâu cô !”. Tôi nói là nói vậy thôi chứ tôi biết rất rõ đây là bài khảo sát năng lực đợt một cho đội chúng tôi, và có thể thầy giáo hiệu trưởng sẽ kiểm tra kết quả ngay hôm sau. Chính vì vậy nên, sau khi câu nói bướng vừa vọt ra khỏi miệng tôi, là một sự hối hận vây kín. Mặt cô tôi đanh lại, ánh mắt như có một đám mây mờ thoáng qua đầy vẻ thất vọng và lạnh lẽo làm sao! “Lấy sách ra, hôm nay ta học thơ các em!”- mãi đến năm phút sau cô giáo mới cất tiếng. “Ôi. Cô giáo muôn vàn kính yêu của em. Thật sự em đã quá ngu dốt và hỗn xược khi khi mở miệng ra để nói với cô câu ấy.” Và tôi biết là cô đã giận tôi ghê gớm lắm vì suốt buổi học hôm đó cô không nhìn tôi và không nói với tôi một câu nào. Sau đó cô vẫn còn buồn, dù liền hôm sau đó tôi đã mang bài đến nộp cho cô. Tôi không dám xin lỗi cô vì thái độ lạnh lùng ấy nhưng trong lòng luôn ray rứt rằng không biết cô có bị thầy hiệu trưởng khiển trách vì lỗi không quản lí tốt học sinh không?
Từ hôm ấy, tinh thần tôi gần như suy sụp, cứ vẩn vẩn vơ vơ. Tôi không còn tinh nghịch trêu ghẹo chọc phá mọi người như lời tôn xưng là “hiệp nữ giang hồ” nữa. Lúc nào tôi cũng nghĩ đến “chuyện ấy”. Tôi vừa giận mình kinh khủng vừa hối hận tràn trề. Nhưng có hối cũng cũng đã muộn rồi. Người ta cho rằng “Lời nói gió bay” nhưng với tôi thì lời đã nói ra rồi thì không sao rút lại được? Và dù tôi có cố cách mấy cũng vẫn không dám lại gần cô để nói một lời xin lỗi và mong cô tha thứ cho tôi. Tôi biết cô bao dung lắm nhưng nỗi day dứt ấy cứ bám theo tôi mãi (vì chỉ một tuần sau là cô lại vui vẻ trò chuyện cùng tôi như không có gì xảy ra vậy).
Đến bây giờ, khi tôi đã là một học sinh lớp ... rồi, tôi vẫn chưa thể mở miệng nói lời xin lỗi cùng cô, vì tôi quá rụt rè và ngại ngùng hay vì mặc cảm tội lỗi tôi cũng không phân biệt được. Tuy vậy trong lòng tôi lúc nào cũng vang lên bốn tiếng: “Em xin lỗi cô!” với hi vọng điều thầm kín này sẽ đến với cô như một phép màu tôi vẫn thường đọc thấy trong cổ tích để cô không còn phải buồn vì những đứa học trò vì ham chơi mà phát ngôn vô tâm như tôi.
Các bạn ạ! Thầy cô là những người đã sinh ra chúng ta lần thứ hai, những con người ấy vĩ đại không khác gì cha mẹ ta vậy. Vì thế ta không được làm những điều sai trái, mắc những lỗi lầm không đáng có để thầy cô phải buồn. Ta phải biết kính trọng yêu quí thầy cô như cha mẹ chúng ta, đừng làm gì để phải hối hận ray rứt suốt cuộc đời. Câu chuyện buồn của tôi sẽ là bài học đáng nhớ không những cho tôi mà cho cả những ai là học trò. Hi vọng bài viết nhỏ của tôi sẽ bật lên được lời xin tha lỗi đến với cô – cô giáo yêu quí của em. Như vậy tôi mới thôi day dứt về mình.
Đề 3. Kể về một việc em làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Đạo làm con nghĩa là phải luôn biết quan tâm và yêu thương cha mẹ. Không cần là những việc làm to tát, chỉ cần là một vài hành động nhỏ nhoi thôi là ta đã bày tỏ tình cảm của mình với đấng sinh thành. Tôi nhớ nhất là năm tôi học lớp 8, bản thân đã mang về cho bố mẹ một niềm vui khá bất ngờ.
Tôi vốn là đứa không nổi bật trong lớp cho lắm. Tất cả những gì tôi có được chỉ là kết quả học tập không đến nỗi tệ, nhưng tôi đặt biệt lại chẳng thích học môn văn một chút nào. Cô giáo chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy văn đã từng phàn nàn rất nhiều về tôi. Thậm chí, những bài văn trên lớp của tôi còn chẳng bao giờ vượt qua điểm 7. Dẫu biết bản thân mình phải chú ý tới môn văn và học với một tâm thế chủ động nhưng tôi vẫn chẳng thể nào thấm nổi những câu chữ trong bài viết, cũng như không thể nào viết nổi một bài văn gọi là hay.
Thành tích của tôi luôn vì môn văn mà bị kéo xuống. Điều này khiến bố mẹ tôi buồn phiền rất nhiều, và bản thân tôi cũng thật nhiều phen khốn đốn không kém khi chứng kiến thành tích tệ hại của mình trong môn văn. Tôi đã là học sinh lớp 8, tôi cần phải chú ý nhiều hơn vào việc học của mình nhưng thật sự tôi không biết làm cách nào để có thể viết được một bài văn hay. Biết được điều ấy, cô giáo chủ nhiệm đã trực tiếp gặp tôi và nói rằng sẽ giúp tôi học văn. Điều ấy khiến lòng tôi vui lên phần nào.
Tôi bắt đầu học văn theo con đường cô tôi hướng tới. Không chán nản trước những bài văn nữa, tôi ngồi và đọc chúng như một cách mình lượm lặt những từ ngữ để vốn từ tôi thêm giàu và phong phú. Tôi bám sát những vấn đề thời sự mà ngày ngày người ta vẫn nói. Có thể nói rằng đó là quãng thời gian chuyển mình lớn nhất của tôi. Từ một con bé vốn chỉ quen thuộc với những điểm 6, điểm 7, các bài kiểm tra của tôi đã lác đác những con 8. Đó cũng có thể là một "thành tựu" mà tôi đã đạt được, thứ mà tôi chưa từng bao giờ được trải nghiệm trước kia.
Tôi bắt đầu cảm thấy hứng thú hơn và không hề sợ trước những bài văn nữa. Bố mẹ tôi khi thấy những kết quả ngày càng tiến bộ ấy cũng đã động viên tôi rất nhiều. Nghe lời bố mẹ, tôi càng quyết tâm hơn để khẳng định bản thân. Thật bất ngờ rằng trong cuộc thi chọn học sinh giỏi văn cấp thành phố, cô đã chọn tôi vào đội tuyển văn. Bố mẹ tôi rất vui nhưng bản thân tôi vẫn còn hơi e ngại. Bởi lẽ tôi mới chỉ học tốt văn trong giai đoạn gần đây chứ chưa bao giờ thực sự có năng khiếu văn chương từ bé. Tôi đi thi trong sự dò xét của những người xung quanh, những ánh mắt e dè, nhưng tôi luôn lấy những lời động viên của cha mẹ làm động lực cho mình. Tôi làm bài thi với tất cả những tâm huyết, những quyết tâm khẳng định mình mà tưởng như chưa bao giờ tôi tập trung đến thế. Ngày biết kết quả, các bạn ùa nhau đi xem, mình tôi ở lại lớp. Tôi ngồi bần thần, nghĩ về hành trình đã qua, hình như tôi đã có những bước tiến khá dài rồi chứ nhỉ? Cuộc thi học sinh giỏi năm đó, tôi đạt giải nhì, không cao nhất đội, nhưng đó là một thành tích quá bất ngờ đối với tôi, một con bé vốn chỉ mới quyết tâm học văn vào những năm đầu lớp 8. Khỏi nói bố mẹ tôi đã vui như thế nào. Cô giáo chủ nhiệm cũng đã chúc mừng tôi, bạn bè tôi đã chúc mừng tôi. Nhưng tôi nhớ nhất vẫn là nụ cười hài lòng của mẹ, và ánh mắt tin tưởng của cha. Có thể nói rằng đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác mình đã trả được ơn chút ít cho cha mẹ.
Kì thi học sinh giỏi đó đã trở thành một kỉ niệm trong tôi, một kí ức đẹp đẽ vì tôi đã khiến bố mẹ vui lòng. Tôi tự hứa với bản thân, hứa với bố mẹ rằng bản thân sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải gắng sức nhiều hơn nữa để có thể đem lại món quà lớn cho bố mẹ và thầy cô.
#Trang
Trong tất cả hình
em đã học
hình
mà
em
thích
nhất
là
hình
chữ
nhật
.
hình
chữ nhật
như
s h i t
ý