Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Mây đen từ phía chân trời kéo về. Bầu trời tối sầm lại.
2. Thân bài:
Diễn biến của cơn mưa:
- Một vài hạt mưa bắt đầu rơi.
- Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả.
- Mưa nặng hạt dần. Mưa rơi lộp độp.
- Mưa xối xả, mưa như trút nước.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng, sáng loá và tiếng sấm ì ầm lúc gần, lúc xa.
- Ngồi trong nhà nhìn ra thấy một màn mưa trắng xóa. Giữa nền trời tối đen, lâu lâu một vệt chớp loằng ngoằng sáng chói như muốn xé toang bầu trời âm u. Tiếp theo là tiếng sấm ầm ầm, khiến cho mọi người giật mình.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc, chảy lai láng
- Mưa mỗi lúc một to, gió lay giật các cửa sổ và cửa ra vào.
- Hơi nước mát lạnh bay vào gian phòng.
Sau cơn mưa:
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Trời trong veo không một gợn mây.
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại sự mát dịu cho con người và cảnh vật, xua đi cái nóng ngột ngạt của buổi trưa hè.
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện. Thỉnh thoảng, các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Chia sẻ56
Đêm trăng biển đẹp lắm . Sóng biển lao xao tràn lên bãi cát . Sóng biển rì rầm vỗ vào chân đảo . Gió êm biển nặng như
một tấm gương trong xanh óng ánh muôn ngàn trăng sao . Phía xa xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh , là đảo Hòn Dấu lập lèo ngọn hải đăng , là đồi thông xanh biếc ở bãi biển Đồ Sơn . Từ một làng chài , em say sưa ngắm trăng ngắm biển. Gió mát quá . Một tiếng chim từ trời cao vọng đến ... Con chim lạc đàn hốt hoảng trong làn sương đêm . Càng về khuya , biển càng ru êm đềm , biển ca hát . Nghe sóng ru mà em yêu biển thêm.
Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)
- từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
- Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.
b) Tả chi tiết
- Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
- Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
- Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
- Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
- Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
- Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.
Kết bài:
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương
DÀN Ý
I. Mở bài: Giới thiệu mùa hè
Ví dụ:
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.
II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè
- Mùa hè nắng gắt và bức
- Mùa hè trời rất oi bức và khó chịu
- Tiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơi
- Những cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời
2. Tả chi tiết cảnh mùa hè
a. Tả cảnh buổi sáng mùa hè
- Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm
- Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ
- Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi
- Những chú chim hót ríu rít
- Những chú ve kêu râm rang
b. Tả cảnh buổi trưa mùa hè
- Trời nắng gắt hơn lúc sáng
- Những tia nắng rất chói chang và bức bối
- Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng
- Những chú ve vẫn kêu
- Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít
c. Tả cảnh buổi chiều mùa hè
- Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần
- Thời tiết bắt đầu dịu lại
- Những chú chim nhảy nhót
- Mọi người tụ tập hóng gió
- Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
Ví dụ:
Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh mùa hè” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.
Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.
Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.
Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-ho-guom-c33a2056.html#ixzz50pRws6UO
Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.
Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.
Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.
Cả lớp đang chăm chú nghe thầy giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi thầy giáo vừa kết thúc bài giảng, tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi reng lên. Chúng em đứng dậy chào thầy rồi ùa ra khỏi lớp.
Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Huy và Tân chơi đá cầu thật hay. Huy tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Tân. Tân đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Huy. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Huy đá mạnh quả cầu qua người Tân làm Tân không đỡ kịp. Huy reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Trang thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Trang giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Trang bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. Ở một góc sân trường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. Chưa phân được thắng bại thì bỗng "reng, reng, reng", tiếng báo hết giờ chơi đã điểm. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!"
Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn.
Tuổi học trò bao giờ cũng gắn với những trò chơi vui vẻ. Đó là những trò chơi tưng bừng thú vị với sự góp mặt của số đông. Thế nên, hôm nào đi học,tụi chúng tôi cũng xin bố mẹ đi sớm hơn để được vui đùa. Còn khi đã ở trường, sau những tiết học mệt nhoài, chúng tôi lại đón tiết ra chơi. Hôm nay bầu trời trong xanh và gió thì mát quá. Những đám mây trắng lững lờ troi thỉnh thoảng lại che rợp một góc sân trường tạo ra những bóng râm. Chúng em đang học cuối tiết thứ hai thì bỗng nghe sáu tiếng trống báo hiệu ra chơi. Cô giáo dừng giảng mỉm cười đồng ý, thế là chúng em ùa cả ra sân như một bầy chim sẻ lớn. Sân trường đang rộng rãi vắng vẻ bỗng chốc trở nên chật chội, ồn ào.
Đã thành một thói quen, giờ ra chơi mở đầu bằng một bài thể dục chung cho cả toàn trường. Cả lớp xếp hàng thẳng tắp trong tiếng trống rung. Rồi tiếng trống đánh dõng dạc, những cánh tay đưa lên hạ xuống theo nhịp bước chân đều đặn, khoẻ khoắn và đẹp mắt như một màn đồng diễn ai đó đã gặp trên truyền hình.
Bài thể dục qua đi nhanh chóng nhường chỗ cho những trò chơi thú vị. Phía ngoài kia các bạn nam đã nhanh chóng tập trung dưới gốc cây xà cừ lớn để chia đội và đá bóng. Cuộc dàn xếp diễn như trong vòng một phút như đang chạy đua với thời gian. Rồi quả bóng da được tung lên, hơn chục bạn nam săn, chạy đá, hò reo mặc không thèm chúý những giọt mồ hôi lăn đầy trên má làm cay cay đôi mắt.
Các bạn nữ cũng không chịu lười hoạt động. Phía dưới tán bằng lăng, chiếc dây quay đang quay liên tiếp nghe cả tiếng kêu “chíu chíu”. Nhìn các bạn nữ nhảy dây, cười khúc khích mà thấy tuổi học trò thú vị một cách thần tiên.
Ngay trước cửa lớp tôi là chỗ dành cho các bạn ít sôi nổi hơn. Hùng, Minh và Dương đang đều đều nhịp chân với chiếc cầu được làm từ những chiếc lông gà của những chú trống choai. Nhìn các bạn đá cầu thì xem chừng kỹ thuật chẳng kém các bạn đang chơi bóng chút nào. Ngay bên cạnh, dưới gốc cây hoa sữa là chỗ Nam và Duy đang ngồi chơi cờ tướng trên ghế đá. Trông các bạn vò trán suy nghĩ mỗi khi cờ vào thế bí chẳng khác gì những người đánh cờ chuyên nghiệp. Xa hơn dưới gốc phượng ngoài kia vẫn thường chỗ của những mọi sách trường tôi. Các bạn đọc nào thì đủ loại: báo, truyện tranh, đọc sách và cả tranh thủ làm bài tập nữa…
Chúng tôi đang say sưa nô đùa thoả thích thì tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã hết. Tất cả các cuộc chơi đều dang dở, xin hẹn lại ngày mai. Chúng tôi rửa mặt, bước vào lớp vào một tâm trạng vui vẻ sảng khoái vô cùng để đón những tiết học tiếp theo.
Chắc hẳn, đối với tất cả chúng ta, ngôi nhà chính là nơi ấm áp nhất, thân thương nhất và hạnh phúc nhất. Mỗi lần đi đâu xa, tôi lại da diết nhớ về ngôi nhà thân yêu của mình, ngôi nhà có giàn hoa giấy tím ngát, có ba mẹ hiền từ, có tiếng cười hạnh phúc.
Ngôi nhà tôi ba tầng, nằm trong ngõ ven một con phố gần Hồ Tây. Bao năm tháng, ngôi nhà khoác trên mình lớp sơn màu vàng tươi. Qua nắng mưa, lớp sơn có phần phai màu. Nhưng với tôi, nó vẫn đẹp đến lạ. Trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn màu ghi xám. Chiếc cổng được điểm tô vẻ mềm mại, rực rỡ nhờ giàn hoa giấy xanh um, tím ngát mà mẹ trồng. Những cành hoa nhẹ uốn, bám chắc vào mái chiếc cổng, mời gọi mọi người vào nhà. Bước vào cổng là một cái sân lát gạch màu đỏ, sân không rộng nhưng góc sân được ông tôi trồng rất nhiều loài cây cảnh, còn có cả sung, cả quất. Ba tôi còn sắm cho chị em tôi một chiếc xích đu màu trắng xinh xắn.
Đi qua cánh cửa gỗ màu đỏ sẫm chính là phòng khách với bộ bàn ghế sofa màu kem thanh thoát. Ngày nào, mẹ cũng cắm một lọ hoa tươi tắn, rạng rỡ, thơm ngát trên bàn, giúp cho căn nhà như bừng sáng. Đối diện bộ bàn ghế là chiếc tủ kính với nhiều lá cờ thi đua, huân huy chương và giấy khen của các thành viên trong gia đình. Chiếc ti vi ngay liền kề, đen bóng, phẳng phiu như một cái màn chiếu lớn. Trên tường treo bức ảnh gia đình và mấy bức tranh phong cảnh yên tĩnh. Sau phòng khách là căn bếp với đầy đủ những vật dụng. Mỗi ngày, bà và mẹ đều ở đó để nấu những món ăn thật ngon, thật thơm và vô cùng bổ dưỡng cho mọi người. Chiếc thang uốn lượn màu nâu dẫn lên phòng ngủ.
Tầng hai có một căn phòng rất rộng là phòng của ông bà. Phòng ông có rất nhiều sách và đồ vật xưa cũ, trông rất thú vị. Đối diện phòng ông bà có bàn thờ tổ tiên, lúc nào cũng mang không khí trang nghiêm. Tầng ba chính là phòng ngủ của bố mẹ và phòng ngủ của hai chị em tôi. Phòng chị em tôi được dán giấy dán tường màu xanh mát dịu. Trên giấy dán tường còn có nhiều hình chú ốc biển, đám mây, mặt trời, bông hoa, vô cùng ngộ nghĩnh. Hai chị em ngủ trên chiếc giường tầng gỗ màu hồng. Bước ra ban công, chúng tôi có thể ngắm nhìn một góc của Hồ Tây lộng gió.
Mỗi ngày nghỉ, chị em tôi lại phụ bà và mẹ dọn dẹp nó sao cho gọn gàng và ngăn nắp nhất. Tôi rất yêu ngôi nhà của mình. Ngôi nhà không chỉ là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, là nơi nuôi dưỡng tôi lớn khôn mà còn là nơi lưu giữ không biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui những năm tháng tuổi thơ.
Mỗi người khi sinh ra đều có một căn nhà nhỏ của riêng mình. Với bạn, đó có thể là căn nhà nơi vùng nông thôn yên bình, có vườn tược rộng lớn, có sân rộng. Với bạn, căn nhà đó có thể là nhà chung cư trên cao có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ thành phố. Còn với em, đó là một ngôi nhà ba tầng rộng rãi với khu vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa của ông bà nội.
Ngay trước cửa nhà là chiếc cổng sắt lớn, Cánh cổng ấy nặng lắm, vì vậy nên nó có bánh xe phía dưới để có thể dễ dàng đẩy ra đóng vào hơn. Bước qua cánh cổng là một cái sân lớn được lát gạch đỏ. Bố em nói lát gạch đỏ để phù hợp với màu sắc của căn nhà, cũng không gây thương tích nếu em đi chân trần chạy nhảy trên sân. Xung quanh sân, dọc theo lối vào trong nhà là những chậu cây, những chậu hoa với đủ màu sắc và đủ loại luôn được bà nội em chăm sóc cẩn thận. Phía bên phải là khu vườn nhỏ của ông bà. Trong khu vườn ấy có rau, có hoa, có cây. Dù nhỏ nhưng lại vô cùng phong phú đa dạng các loại thực vật. Những ngày nghỉ, em đều ra vườn giúp bà chăm sóc cây, giúp ông tưới nước cho những chậu hoa lan. Khu vườn ấy đã tô điểm thêm cho căn nhà nhỏ của em.
Cuối cùng chính là căn nhà ba tầng với cánh cửa gỗ lớn. Bên cạnh căn nhà là nhà để xe của gia đình em, đồng thời cũng là nhà kho. Nhưng đừng nghĩ là nó lộn xộn nhé! Bên trong rất gọn gàng đấy. Vì bố em cho lắp những cái kệ gỗ để đồ nên không gian bên trong rất thoáng. Tiến vào trong nhà, đầu tiên chính là phòng khách rộng rãi với bộ bàn ghế bằng da rất đẹp và chiếc ti vi nằm yên trên kệ gỗ. Hai bên là tủ kính, bên trong có bày những chiếc ly của bố em. Ở trên tường là những bức ảnh chụp của gia đình em qua mỗi năm, những chiếc huân chương của ông nội, những bức tranh đẹp mà bà em yêu thích. Tất cả đã tô điểm thêm cho căn phòng, ai đến nhà em cũng đều tấm tắc khen đẹp.
Tiếp đến là phòng bếp – nơi mẹ em nấu ăn và cũng là nơi nhà em cùng nhau sum vầy thưởng thức những bữa cơm ngon. Đi hết cầu thang bằng gỗ chính là phòng ngủ và phòng vệ sinh, phòng thờ và một cái sân thượng nhỏ để phơi quần áo của nhà em. Ngôi nhà có tổng cộng 4 phòng ngủ: 1 phòng của ông bà, 1 phòng của bố mẹ, 1 phòng của em và 1 phòng dành cho họ hàng đến chơi muốn ở lại qua đêm. Mỗi phòng đều có đầy đủ đồ đạc và được dọn dẹp rất sạch sẽ gọn gàng. Phòng vệ sinh rất hiện đại, được trang bị các vật dụng cần thiết. Còn phòng thờ là nơi có không khí trang nghiêm nhất trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ thờ cúng tổ tiên của nhà em. Những ngày cuối tuần được nghỉ, em đều phụ giúp mẹ dọn dẹp ngôi nhà nhỏ này.
Em rất yêu ngôi nhà của em, mái ấm của em. Dù sau này có đi xa, nhưng em vẫn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh căn nhà mình đã từng sống và lớn lên, nơi đã cho mình tình yêu và bao kỷ niệm.
Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.
Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.
Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.
đây nha bn nó hơi dài
1. Mở bài:
- Chùa Thiên Ân là một cảnh đẹp mà em thích nhất.
- Nơi đây được xem là “đệ nhất thắng cảnh” của quê hương em.
2. Thân bài:
a) Bên ngoài:
- Chùa được xây dựng trên một vị thế đặc biệt, cảnh quan rất đẹp.
- Tường thành bao quanh khuôn viên chùa.
- Đầu ngõ có khóm trúc vàng râm mát.
- Hai trụ cổng đúc cao, cổng sắt đồ sộ.
b) Bên trong:
- Sân chùa sạch đẹp, có trồng nhiều hoa.
- Vườn chùa rộng và thoáng.
- Trong vườn chùa có khu viên mộ của các vị tổ sư.
- Ở hướng tây nam của vườn chùa có lăng mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng.
- Lăng mộ cụ Huỳnh vừa có đường nét đơn giản vừa có sự trang trọng, nghiêm kính.
- Phía đông của vườn chùa có giếng Phật sâu thăm thẳm, nước trong suốt, mát lành.
- Phía bắc có hòn non bộ sừng sững giữa hồ sen.
- Trong đền có tượng Phật, chuông Thần uy nghi.
- Đèn nến và nhang trầm nghi ngút khói hương.
- Chuông chùa thỉnh thoảng ngân dài.
- Tiếng sư cụ đọc kinh vang vọng, ấm áp lòng người.
3. Kết bài:
- Chùa Thiên Ân và lăng mộ cụ Huỳnh là một di tích lịch sử văn hoá ở quê hương em.
- Nơi đây không những có tín đồ Phật giáo về lễ Phật mà là nơi để mọi người về chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hiến Việt Nam.
- Em mong mọi người luôn giữ gìn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.
Đoạn văn:
Làng Vân Xá có ngôi đình cổ, nổi tiếng gần xa.Mái đình có hình lưỡng long chầu nguyệt, có chim phượng bay lên ở bốn góc mái đình uốn cong. Cột đình bằng gỗ lim cao to đồ sộ. Hoành phi, câu đối trong đình sơn son thếp vàng tráng lệ. Trống đình to bằng bụng con voi.Sân đình rộng thênh thang, lát bằng gạch Bát Tràng đỏ au, có rất nhiều tượng đá: Rùa lổm ngổm bò, ngựa đá rũ bờm, voi đá giương ngà nhọn hoắt như đang gầm, đang hí. Hai ông Hộ pháp tay cầm cung, ưỡn bụng khoe cái rốn lồi bằng quả cam.Năm nào cũng vậy, cứ đến rằm tháng giêng, làng em lại làm lễ tế thần. Làng làm cỗ to, giết 5 lợn, 3 bò. Ai cũng có phần xôi thịt. Tiếng trống đình vang dội suốt đêm ngày.Em yêu nhất cây đa cổ thụ, cành lá che rợp mái đình. Lúc nào cũng có hàng trăm con chim kéo về tụ hội. Ao sen đình Vân mùa hè đẹp lắm. Trên đường đi học, hương sen làm em ngất ngây say.
"Quê hương" - hai tiếng nghe sao thân thương đến lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với mỗi người. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "Ừ, chào sông nhé!".
Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đã xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Vậy đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Mỗi dịp nghỉ hè, gia đình em lại đi du lịch. Có năm là Sa Pa xinh đẹp mờ ảo trong sương mù với những ngọn núi nhấp nhô, với sắc đào hồng thắm… Có năm là phố cổ Hội An bình yên và cổ kính khiến người ta nhẹ lòng đến lạ. Nhưng năm ngoái, gia đình em đã về thăm quê ngoại, nơi ấy có bãi biển xanh trải dài cùng những bờ cát trắng khiến em ấn tượng vô cùng.
Cho đến bây giờ, từng hình ảnh của bờ biển ấy vẫn in đậm trong tâm trí em như thể mới chỉ là ngày hôm qua thôi vậy. Bãi biển nơi quê ngoại em thật đẹp làm sao! Bãi cát trắng mịn lấp lánh dưới ánh mặt trời giống như là ở đó cất giấu những viên đá quý vậy. Bãi cát trắng ấy tưởng chừng như kéo dài mãi đến tít tắp vô tận. Em rất thích được đi chân trần trên bãi biển, cảm nhận từng hạt cát nhỏ mịn bao bọc lấy bàn chân, mang tới cái cảm giác lành lạnh mát mẻ vô cùng dễ chịu.
Trên bãi biển dài là hàng phi lao thẳng tắp. Khi những cơn gió biển thổi tới, mang theo vị mằn mặn của muối, của hơi biển, những cây phi lao ấy lại đung đưa, giống như là những người đang nhảy múa say mê trong điệu nhạc sóng của biển vậy. Còn khi trời lặng, chúng đắm mình trong ánh sáng, trong ánh mặt trời, như cảm nhận cái không khí vô cùng quen thuộc suốt bao nhiêu năm qua của mảnh đất nơi đây. Xen kẽ hàng cây luôn là những chiếc ô đủ màu sắc của những người đi tắm biển. Chúng rực rỡ dưới ánh mặt trời, nhìn từ trên cao như tô điểm thêm những bông hoa sắc thắm, còn bãi biển là khu vườn rộng lớn.
Em yêu thích nhất chính là sắc xanh của biển. Biển xanh, cát trắng, không còn gì đẹp hơn nữa. Một màu xanh trải dài bất tận khiến em có cảm giác rằng biển là tấm gương lớn phản chiếu lại sắc xanh trong của mây trời trên cao. Em thích nhất là được đi chân trần, cảm nhận song biển vỗ về đôi bàn chân đầy yêu thương và âu yếm. Từng con sóng dạt vào trong bờ, mỗi lần như vậy lại mang theo vài vỏ sò nhỏ xinh. Lúc rảnh rỗi, em lại cùng chị họ đi dọc bờ biển, nhặt chúng về rửa sạch để làm thành những chuỗi vòng rất đẹp mà chỉ có vùng biển mới có. Mẹ em nói, những vò sò lớn, khi áp tai vào, ta có thể nghe thấy tiếng sóng biển ngoài khơi xa. Quả thật đúng là vậy, đó là âm thanh tuyệt vời nhất mà em từng được nghe.
Bãi biển quê em luôn rất đông người mỗi khi hè đến. Khách du lịch khắp nơi đổ về đây. Không khí mùa hè nơi này luôn rất vui vẻ nhộn nhịp. Em rất yêu biển quê em.
Mùa hè rất nhanh cũng qua đi. Bây giờ em đã trở lại thành phố nhưng bãi biển ấy vẫn luôn in sâu trong tâm trí em. Em mong hè năm sau sẽ lại đến thật nhanh để được bố mẹ cho về quê ngoại chơi một lần nữa, để được vui đùa trên bãi biển ấy.
a, Mệt
b, Mệt (hay là thấy bà già ???!!!)
c, Than
d, 2 quả
e, Bằng mồm
A) Thấy mệt
B) Thấy bà già mệt
C) Than đá
D) 2 quả
E) Gọi bằng mồm