K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2

tk

Truyện ngụ ngôn chắc chẳng còn xa lạ với chúng ta nữa và câu chuyện “Rùa và thỏ” của La-Phông-Ten cũng vậy. Câu chuyện không chỉ là để giải trí mà còn là bài học sâu sắc. Bài học ấy được gửi gắm và thể hiện qua hai nhân vật: rùa và thỏ.

Truyện kể rằng, ở rừng sâu kia có con Thỏ huênh hoang, nó cho rằng nó là người chạy nhanh nhất ở đây mà chẳng thèm để ai vào mắt. Thỏ đã chê bai, coi thường Rùa là kẻ chậm chạp, dù có cố gắng cả đời cũng chẳng thể nào nhanh lên được. Nghe vậy, Rùa tức giận và thách Thỏ thi chạy với mình. Kiêu ngạo nắm chắc phần thắng, Thỏ ta nhận lời. Thỏ chạy nhanh nên chỉ một lát đã bỏ lại Rùa ở phía xa. Nhưng Thỏ nghĩ rằng: mình chạy nhanh như thế, Rùa còn lâu mới đuổi kịp chứ đừng nói là thắng. Nên ta làm một giấc đã. Hết đuổi bướm bắt hoa, rồi ngủ một giấc Thỏ đã bỏ quên Rùa. Rùa biết mình chậm chạp nhưng vẫn chẳng bỏ cuộc, vẫn tiếp tục chạy. Do ngủ quên nên khi Thỏ giật mình tỉnh giấc thì Rùa đã về đích từ lúc nào. Dù không cam lòng nhưng thắng bại đã rõ Thỏ đành phải nhận thua.

Thỏ và Rùa là đại diện cho hai loại người trong xã hội.

Thỏ là kẻ có tài nhưng lại huênh hoang, hống hách coi trời bằng vung để rồi phải lãnh một bài học đắt giá. Ỷ vào việc mình được trời phú cho đôi chân nhanh nhạy, hoạt bát Thỏ lên mặt coi thường những người khác, nghĩ rằng mình là nhất. Đến đây, ta bỗng nhớ đến chú Dế Mèn hống hách của Tô Hoài, kẻ cũng từng nghĩ mình “ đứng đầu thiên hạ”. Và ở thực tế những người tự phụ này có rất nhiều. Họ cho rằng mình tài năng, mình xuất sắc mà xem thường sự cố gắng và nỗ lực của người khác. Nhưng họ đâu biết ở ngoài kia giỏi hơn họ có biết bao người, núi này cao ắt có núi khác cao hơn. Và chẳng cần ngọn núi nào cao hơn thì họ cũng đã thua trên con đường thành công rồi. Vì sao ư? Vậy thì hãy đến với nhân vật Rùa. Rùa là đại diện cho những người tuy không xuất chúng nhưng lại kiên trì, luôn nỗ lực và không bao giờ bỏ cuộc. Ông cha ta đã có câu “ cần cù bù thông minh” và Rùa là người như thế. Biết mình chẳng thông minh bằng nhưng luôn nỗ lực, luôn kiên định với mục đích đề ra và luôn học hỏi tiếp thu. Chẳng như Thỏ, ỷ mình có tí tài năng thì kênh kiêu coi thường tự phụ, cho rằng mình đã quá hoàn hảo và chẳng cần phải vội vì chẳng ai đuổi kịp mình. Đó quả là một suy nghĩ ngu ngốc, cũng bởi cái suy nghĩ đó mà Thỏ đã thảm bại dưới tay người mà mình từng cười vào mặt.

Qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm đến độc giả một thông điệp vô cùng sâu sắc: hãy luôn khiêm tốn và luôn rèn luyện trau dồi kiến thức. Đặc biệt là đừng bao giờ tự phụ, tự mãn với những điều mình đã.

Mong rằng từ hai nhân vật trên, chúng ta, đặc biệt là các bạn học sinh sẽ rút ra cho mình bài học ý nghĩa. Hãy luôn học tập không ngừng vì điểm số hôm nay không phải là mãi mãi.

   TÌM CÂU CỤM CHỦ VỊ TRONG ĐOẠN VĂN SAU: (giúp mình voiwsiii)“Rùa và thỏ” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Aesop. Truyện kể về chú thỏ chạy đua với chú rùa, vì tính kiểu ngoại mà thỏ đã thua. Chuyện là: Có 1 chú rùa đang chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, bỗng nhiên anh thỏ đi ngang qua rồi chế nhạo chú rùa: “cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả...
Đọc tiếp

   TÌM CÂU CỤM CHỦ VỊ TRONG ĐOẠN VĂN SAU: (giúp mình voiwsiii)

“Rùa và thỏ” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Aesop. Truyện kể về chú thỏ chạy đua với chú rùa, vì tính kiểu ngoại mà thỏ đã thua. Chuyện là: Có 1 chú rùa đang chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, bỗng nhiên anh thỏ đi ngang qua rồi chế nhạo chú rùa: “cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết cả họ nhà cậu là giống loài chậm chạp nhất”. Rùa bực mình thách đấu với thỏ, xong thỏ lại cười ngạo nghễ. Trên đường đua, thỏ chạy vụt rất nhanh bỏ xa rùa. Thoáng một cái đã không thấy rùa đâu, thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi, rồi từ từ chìm vào giấc ngủ. Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy không bao giờ dừng. Cho đến lúc nào vợt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Lúc ấy, thỏ mới tỉnh dậy và thấy rùa đã chạy về đích. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu.

2
5 tháng 4 2022

Chủ ngữ : rùa và thỏ 

 

5 tháng 4 2022

CN là có 1 chú rùa đang chạy bộ

VN là để rèn luyện sức khỏe....chế nhạo chú rùa

Hoặc

CN là thoáng một cái......quyết định dừng lại

VN là để nghỉ ngơi ......chìm vào giấc ngủ

hay

CN là thỏ mới tỉnh dậy và thấy rùa

VN là đã chạy về đích

18 tháng 3 2023

Gợi ý : 

MB : giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật

Thỏ : nhanh nhẹn nhưng lại kiêu căng tự cao tự đại

TB : Lần lượt chỉ ra làm sáng tỏ từng đặc điểm nhân vật và lấy d/c trong văn bản để chứng minh

-Thỏ sinh ra đã có lợi thế hơn 1 số loài vật khác trong đó có rùa . Tuy nhỏ bé nhưng thỏ lại chạy rất nhanh và có thể luần lách đc khắp nơi

D/C:.......(trong văn bản)

-Thỏ có nhược điểm kiêu căng tự cao tự đại . Thỏ thích sinh sự ưa chế giễu ngườ khác 

D/C:.......(trong văn bản)

-Thỏ là người vô cùng chủ quan

D/C:.......(trong văn bản)

=> Kết quả thỏ đã bị thua cuộc thất bại 1 cách nhục nhã 

Kquát : Hình ảnh thỏ tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội? ở họ có đặc điểm gì như thế nào?Rút ra bài học gì cho bản thân

6 tháng 3 2023

Câu chuyện rùa và thỏ để lại nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc. Đọc câu chuyện, ta thêm hiểu về sự chủ quan và nỗ lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chủ quan, chúng ta sẽ dễ rơi vào cảnh thất bại như thỏ. Việc coi thường người khác chỉ khiến ta thụt lùi. Bởi, bất kì ai cũng có thể cố gắng và đạt kết quả tốt. Chúng ta phải luôn ý thức về việc rèn luyện mình, thay đổi bản thân mỗi ngày để trở nên tốt hơn. 

1. Đọc và xác định bố cục của văn bản sau. Theo em, văn bản có đảm bảo tính mạch lạc không? Vì Sao?  Ngày xửa ngày xưa có một con thỏ và một con rùa chạy thi xem ai nhanh hơn.Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn, chạy thụt mạng một hồi, thấy rằng đã bỏ khá xa đối thủ Rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ dưới một tán là cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi...
Đọc tiếp

1. Đọc và xác định bố cục của văn bản sau. Theo em, văn bản có đảm bảo tính mạch lạc không? Vì Sao?  

Ngày xửa ngày xưa có một con thỏ và một con rùa chạy thi xem ai nhanh hơn.Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn, chạy thụt mạng một hồi, thấy rằng đã bỏ khá xa đối thủ Rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ dưới một tán là cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua và dành chiến thắng.

Thỏ vô cùng thất vọng vì thua và nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc chắn thì rùa không thể nào có cơ hội thắng được nó. Vì thế, nó quết  định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.

Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng, nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó đã suy nghĩ thêm và  thách thỏ một cuộc đua khác nhưng có một chút thay đổi về lộ trình. Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với kình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến còn hai cây số nữa, ở bên kioa bờ sông . Thỏ đàng ngồi xuống và tự hỏi, không biết phải làm sao. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Đến lúc này thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm . Cả hai quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng nhung học sẽ cùng chung một đội.

 Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông . Lên bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.



 

1
26 tháng 9 2016

*Bố cục: 3 phần

Phần 1: từ đầu đến " chiến thắng"

ND:Kể lại việc Rùa và Thỏ chạy thi và Rùa đã dành chiến thắng.

Phần 2:tiếp đến" đường đua"

ND:Vì Thỏ không thể đi qua sông nên Rùa lại dành thắng lợi.

Phần 3:Còn lại

ND:Rùa và Thỏ đã trở thành đôi bạn thân và họ nghĩ ra cách làm cho cả hai người có thể thắng nhanh hơn lúc trước.

*Tính mạch lạc:

Đoạn văn đã đảm bảo tính mạch lạc rồi vì:

+ Các phần, các đoạn,các câu trong văn bản đều nói về hai nhân vật chính là Rùa và Thỏ, nó biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

 Các phần, các đoạn,các câu trong văn bản được tiếp thao một trình tự rõ ràng hợp lí, trước sau hô ứng nhau, làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.

11 tháng 9 2017

Bạn giỏi ghê!yeu

9 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn.
20 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Mỗi người sống trên đời đều có những kế hoạch, những dự định riêng, và cả những nỗi lo riêng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ thể biết đến riêng bản thân, mà cần phải quan tâm đến những người xung quanh. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại rất ít. Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó không phải là điều dễ dàng. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. “Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Cuộc sống này có nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình. Con người không ai hoàn hảo cả, quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của mình, để không phải hổ thẹn với lương tâm. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hy vọng vào ngày mai. Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. - sự “cho” và “nhận” lại.

2 tháng 5 2023

Trong truyện ngụ ngôn "Rùa và Thỏ", em ấn tượng với nhân vật Rùa.

Phân tích nhân vật rùa:

- Là một con vật chậm chạp và không nhanh nhẹn như Thỏ

- Việc làm: đã thể hiện sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc đua với Thỏ.

- Điểm đáng chú ý đầu tiên của Rùa là sự kiên trì.

+ Dù biết rằng mình không thể chạy nhanh bằng Thỏ, Rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ. Luôn miệt mài,kiên trì, và cuối cùng đã về đích trước Thỏ.

- Mở rộng:

+ Ngoài ra, Rùa còn thể hiện sự bền bỉ. Trong suốt cuộc đua, Rùa đã không ngừng nghỉ, không bị mệt mỏi hay nản lòng. Luôn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục đi đến phía trước, cho đến khi về đích.

- Bài học từ nhân vật Rùa:

+ Cúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về sự kiên trì và bền bỉ.

+ Dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nên giữ vững tinh thần và không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ, chúng ta sẽ đạt được những thành công mà mình mong muốn.