K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2022

Refer:Mỗi người con đất việt, yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, mỗi lần ngắm nhìn bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1911 nơi cảng Nhà Rồng người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm trời mới quay lại đất mẹ yêu thương. Từ ấy, người cùng nhân dân làm cách mạng, dẫn dắt cả dân tộc tìm đến với con đường tự do. Cả cuộc đời người vì dân vì nước, ngay cả đến lúc ra đi vẫn không ngôn nguôi niềm lo lắng

Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè, từ bỏ người yêu cất bước ra đi. Tình yêu nước đã rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân riêng tư. Và tình yêu ấy lớn đến nỗi trở thành động lực khiến bác không bỏ cuộc trong những ngày làm thuê, học thêm vất vả, những giwof tăng ca, những ngày cơm đói, dù làm nghề gì, dù khó khăn đến đâu vẫn cần mẫn làm, cần mẫn học. Vì Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải phóng dân tộc. Ngày trở về, Bác đã cúi xuống hôn đất mẹ yêu thương, rồi từ đây đánh dấu quãng đời làm cách mạng. Một đất nước đi ra từ đói nghèo, lạc hậu, để làm được cạc mạng khó khăn đến đâu. Người vẫn không hề bỏ cuộc, kiên nhẫn, trường kì dẫn dắt nhân dân đi qua bao mùa chiến dịch. Bác dạy "trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi". Yêu quê hương nâng lên thành yêu con người quê hương chân chất, thật thà, yêu thiên nhiên quê hương rừng vàng biển bạc. Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét bằng một câu "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người lo cho các cụ già như mẹ cha của mình, quan tâm các chú, các bác như anh em của mình, chăm chút cho các cháu nhi đồng như các con của mình. Vậy nên, mãi mãi:

Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

Mãi mãi trong lồng ngực mỗi người con xứ An Nam, một quả tim lớn mang dáng hình người lặng thầm từng ngày, từng tháng bên bàn làm việc với cây chì đỏ "vạch đường đi từng bước từng giờ". Cả cuộc đời người chưa một giây ngơi nghỉ. Đến lúc mất người vẫn nặng lòng với miền Nam. Bác hỏi cô du kích miền Nam "Trong ấy bây giờ thế nào rồi", Bác khuyến khích các cô các chú dũng cảm đánh giặc đừng lo cho Bác, mặc dù lúc ấy Bác đã yếu lắm rồi. Ngày Người ra đi, toàn dân Việt nam khóc, dân quốc tế cũng khóc, trời cũng khóc. Người không ra đi, người chỉ hóa thân vào đất nước, cùng anh em chiến đấu trong tinh thần.

Với một tầm vóc vĩ đại, dưới cương vị chủ tịch nước như Hồ Chí Minh sống thật giản dị. Ngôi nhà sàn, vài khóm dâm bụt, và cây vạn tuế,... như sống giữa thuần hậu quê hương. Hàng ngày bữa cơm canh rau đạm bạc. Bác không sống theo lối nhà tu hành mộ đạo khắc khổ. Người chỉ sống cho hợp với hoàn cảnh, với tinh thần của sự phát triển đất nước.

Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hòa bình. Người ra đi nhưng còn mãi trong tim ta những lời người đã dạy:

"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước"

 

Tham khảo:
https://scr.vn/viet-doan-van-ngan-ke-ve-bac.html

22 tháng 8 2019

câu 1:

vấn đề VB:

- Ca ngợi lối sống giản dị mà thanh cao của bác

-Nói về sự hội nhập thế giới và giữ gìn bản sác dân tộc

câu 2:

Phương diện : trang phục , nơi ở , bữa ăn , tư trang

câu 3:

Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.

Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Nguồn : internet

12 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị. NƠi, nơi làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh quê nhà quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của bộ chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quàn áo bà ba nâu, chiếc áo trân thủ, đôi dép lốp thô sơ,...Về việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa,...Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của HCM:"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ-Không thích nói to và đi lại rất khẽ cả trong vườn".
Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao. Dây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM trong hai câu thơ "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"

8 tháng 9 2021

tham khảo

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về phong cách Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương. 

 Qua đó, bản thân em luôn tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cho mình đức tính giản dị: ăn nói rõ ràng, dễ hiểu; ăn mặc đến trường đúng theo quy định của một người học sinh; yêu thương, hòa đồng với mọi người; biết quý trọng những gì mình đang có, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách;...Tóm lại, em sẽ sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, để xứng đáng trong xã hội hiện nay, xứng đáng như lời của Bác Hồ dạy trong "Năm điều Bác Hồ dạy", xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

2 tháng 7 2016

Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác. Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc. Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc. Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.

29 tháng 6 2017

mình thấy từ ngữ của bạn chưa được hay cho lắm