Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
- Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo. Đo nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
- Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim.
- Tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim.
2. Kết quả và giải thích
a. Từ kết quả đo huyết áp và nhịp tim ở người, hãy giải thích sự thay đổi của các chỉ số này ngay sau khi hoạt động và sau khi nghỉ ngơi một thời gian.
* Gợi ý kết quả đo:
Bảng 1. Kết quả đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở người
Nhịp tim (nhịp/ phút) | Huyết áp tối đa (mmHg) | Huyết áp tối thiểu (mmHg) | |
Trước khi chạy nhanh tại chỗ | 75 | 118 | 78 |
Ngay sau khi chạy nhanh | 90 | 125 | 83 |
Sau khi nghỉ chạy 5 phút | 80 | 119 | 79 |
+ Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động.
+ Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.
b. Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:
- Cho biết kết quả hoạt động của tim ếch sau khi đã cắt rời khỏi cơ thể: Khi tim ếch đã cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng hoạt động.
- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm.
+ Kết quả: Học sinh thực hiện xác định và kích thích dây thần kinh đối giao cảm – giao cảm rồi ghi kết quả vào bảng:
Thời điểm | Số nhịp tim |
Trước khi kích thích 15 – 20 giây | |
Sau khi kích thích 15 – 20 giây |
→ Khi kích thích, tim ngừng đập ở thì tâm trương. Sau khi kích thích 15 – 20 giây, tim lại đập trở lại bình thường.
+ Giải thích: Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây đối giao cảm – giao cảm. Khi kích thích vào vị trí giữa dây đối giao cảm – giao cảm, xung thần kinh từ dây thần kinh đối giao cảm đến tim trước gây ra các tác dụng giảm nhịp tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, nếu cường độ kích thích cao sẽ làm tim ngừng đập ở thì tâm trương.
- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích bằng adrenaline.
+ Kết quả: Khi nhỏ adrenaline, cường độ co tim tăng.
+ Giải thích: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
- Từ kết quả thực hành, em hãy nhận xét vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch.
+ Vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm đến hoạt động của tim ếch: Dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, lực co tim.
+ Tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch: Adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
3. Kết luận
- Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Ở người trưởng thành, giá trị huyết áp tối đa bình thường trong khoảng 90 – 140 mmHg; huyết áp tối thiểu bình thường trong khoảng 60 – 90 mmHg. Nhịp tim, huyết áp là các chỉ số quan trọng trong thăm khám sức khỏe.
- Nhịp tim và huyết áp có thể thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động của cơ thể.
- Tim có tính tự động là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
- Hoạt động của tim được điều hòa bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.
- Kiểm tra tính hướng động và ứng động của thực vật.
2. Kết quả và giải thích
a. Trong thí nghiệm về tính hướng sáng, sự sinh trưởng của thân cây ở hai chậu thí nghiệm có gì khác nhau? Giải thích.
- Thân cây ở chậu trong thùng A uốn cong về một bên được khoét lỗ ở mặt bên của thùng, còn chậu cây ở thùng B có thân hướng thẳng về vị trí được khoét lỗ ở mặt trên của thùng. Do thân cây có tính hướng sáng dương, do đó thân hướng về phía có ánh sáng.
b. Trong thí nghiệm về tính hướng trọng lực, chiều sinh trưởng của thân và rễ cây như thế nào? Giải thích.
- Thân cây có chiều sinh trưởng hướng lên trên và rễ cây hướng xuống dưới. Do thân cây có tính hướng trọng lực âm và rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
c. Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây ở hai chậu trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước?
- Rễ cây ở chậu 1 lan rộng và đều, do được tưới nước xung quanh gốc cây. Còn rễ cây ở chậu 2 lan về một bên phía chứa cốc đựng nước.
d. Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây nào khác? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính ứng động đối với loài cây đó.
- Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây gọng vó, cây bắt ruồi,…
- Thiết kế thí nghiệm:
+ Bước 1: Chuẩn bị một chậu cây bắt ruồi (hoặc cây gọng vó), mảnh vụn thức ăn hoặc côn trùng.
+ Bước 2: Dùng panh gắp mảnh vụn thức ăn vào lá cây bắt ruồi.
+ Bước 3: Quan sát phản ứng của lá cây ngay sau khi gắp thức ăn vào lá.
e. Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Giải thích.
- Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ rũ xuống hoặc bò dưới mặt đất, thân cây vẫn sẽ sinh trưởng, tuy nhiên sự sinh trưởng kém hơn. Do các loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc, giúp chúng vươn lên để thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, vì vậy nếu không được làm cọc, giàn thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp.
3. Kết luận
- Thân cây có tính hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
- Rễ cây có tính hưỡng sáng âm, hướng trọng lực dương và hướng nước dương.
- Thực vật có hiện tượng ứng động.
- Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.
(1) – Xác định tuổi của cây dựa vào số vòng gỗ.
(2), (3) – Kiểm tra tác dụng của việc bấm ngọn, tỉa cành đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(4) – Kiểm tra sự tác dụng của kích thích tố đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(5) – Tìm hiểu về quá trình biến thái ở động vật.
2. Kết quả và giải thích
a. Vì sao khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm?
- Khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm vì hằng năm, hoạt động của tầng sinh mạch thuộc mô phân sinh bên của cây sẽ tạo ra lớp tế bào mạch gỗ. Mỗi vòng gỗ gồm lớp gỗ sớm màu sáng và lớp gỗ muộn tối màu, mỗi vòng gỗ tương ứng với một năm, căn cứ vào số vòng gỗ đó ta có thể tính được tuổi của cây.
b. Sự sinh trưởng của các cây để nguyên so với các cây được bấm ngọn, tỉa cành và phun kích tố có gì khác nhau? Giải thích.
- Các cây được bấm ngọn có chồi bên phát triển hơn so với cây để nguyên. Do đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, cắt bỏ chồi đỉnh khiến hàm lượng auxin giảm, từ đó loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên.
- Các cây được tỉa cành có thân chính phát triển, chồi mới hình thành nhanh hơn cây để nguyên. Do cắt bỏ cành làm giảm hàm lượng auxin, thúc đẩy cây hình thành chồi mới.
- Cây được phun kích tố có rễ/ thân/ lá phát triển hơn. Do kích thích tố (chất điều hòa sinh trưởng) có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật. Phun kích thích tố với liều lượng phù hợp có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ phát triển số lá,…
c. Trong thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn, nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.
- Nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì không quan sát được kết quả của thí nghiệm. Do hormone auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (như chồi ngọn, lá non,…), auxin sẽ không được tổng hợp ở vị trí gần gốc → Không quan sát được kết quả thí nghiệm.
d. Kết quả sẽ như thế nào nếu phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành?
- Nếu phun phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành thì sẽ kết quả thí nghiệm sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Do kích thích tố có tác dụng kích thích tăng chiều cao, số lá,… do đó cây sẽ phát triển mạnh hơn.
e. So sánh đặc điểm của con non và con trưởng thành trong các giai đoạn phát triển của loài động vật đã quan sát. Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa gì đối với chúng?
* Gợi ý: Quan sát quá trình biến thái ở ếch.
- Nòng nọc nở ra từ trứng có cấu tạo rất khác so với ếch trưởng thành. Nòng nọc không có chi, có đuôi, có mang ngoài, có giai đoạn nòng nọc 2 chân, nòng nọc 4 chân. Qua thời gian, các cơ quan cũ của nòng nọc (mang ngoài, đuôi,…) tiêu biến, các cơ quan mới hình thành và phát triển thành ếch trưởng thành.
- Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa: Giúp ếch thích nghi để duy trì sự tồn tại của chúng đối với các điều kiện khác nhau của môi trường sống.
3. Kết luận.
(1) – Xác định được tuổi của cây dựa vào số vòng gỗ.
(2) - Bấm ngọn có tác dụng kích thích sự phát triển của chồi bên.
(3) – Tỉa cành có tác dụng kích thích mầm mới tăng trưởng, hạn chế sâu hại,…
(4) – Kích thích tố có ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(5) – Quá trình biến thái ở ếch là biến thái hoàn toàn.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT LỤC LẠP VÀ TÁCH CHIẾT SẮC TỐ;
CHỨNG MINH SỰ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM QUANG HỢP
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
(1) Quan sát lục lạp trong tế bào thực vật.
(2), (3) Nhận biết và tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.
(4) Xác định các sản phẩm (tinh bột, thải O2) tạo thành trong quá trình quang hợp.
2. Kết quả và giải thích
a. Tại sao phải dùng biểu bì mặt dưới của lá để quan sát lục lạp? Vẽ lại hình dạng lục lạp đã quan sát được.
- Phải dùng biểu bì mặt dưới của lá để quan sát lục lạp vì mặt trên của lá thường có lớp cutin dày, nên việc quan sát các tế bào chứa lục lạp trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, lớp biểu bì mặt dưới của lá sẽ giúp ta quan sát các các tế bào chứa lục lạp dễ dàng hơn. Đặc biệt, ở lớp biểu bì mặt dưới, lục lạp, khí khổng,… có số lượng nhiều và không xếp sát nhau như ở mặt trên của lá.
- Hình dạng của lục lạp đã quan sát được:
b. Màu sắc của dịch lọc ở hai ống nghiệm trong thí nghiệm tách chiết sắc tố khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?- Ở thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, ống đối chứng (chứa nước cất) có màu xanh rất nhạt, còn ống thí nghiệm (có chứa cồn) có màu xanh lục đậm.
- Ở thí nghiệm nhận biết và tách chiết carotenoid, ống đối chứng (chứa nước cất) có màu đỏ/cam rất nhạt hoặc không có màu, còn ống thí nghiệm (có chứa cồn) có màu đỏ/cam đậm.
- Sự khác nhau đó là do: Sắc tố diệp lục và carotenoid là chất hữu cơ không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như cồn, acetone,… Do đó, ở ống đối chứng, dịch lọc không có màu hoặc có màu rất nhạt do (do khi tế bào vỡ thì một ít sắc tố được giải phóng). Trong ống thí nghiệm, dịch lọc có màu đậm do sắc tố tan trong cồn.
c. Màu sắc của lá thay đổi như thế nào sau khi ngâm vào dung dịch KI? Tại sao cần đặt cây ở chỗ tối từ 2 – 3 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm?
- Khi ngâm vào dung dịch KI, màu sắc lá ở phần không bịt băng giấy đen chuyển sang màu xanh đen do ở vị trí đó có tinh bột, còn phần lá bịt băng giấy màu đen không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.
- Cần đặt cây ở chỗ tối từ 2 – 3 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm để khử hết tinh bột đã được tích lũy trong lá cây trước đó, tạo điều kiện cho thí nghiệm có kết quả chính xác.
d. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với que diêm sau khi đưa vào miệng ống nghiệm? Giải thích.
- Khi đưa que diêm còn tàn lửa vào miệng ống nghiệm sẽ thấy các hiện tượng khác nhau:
+ Ống nghiệm ở cốc 1: que diêm tiếp tục cháy.
+ Ống nghiệm ở cốc 2: que diêm bị tắt.
- Giải thích: Khi có ánh sáng, cành rong thực hiện quang hợp tạo ra khí O2. Khí O2 là khí duy trì sự cháy. Nên khi đưa que diêm còn tàn lửa vào miệng ống nghiệm ở cốc 1, que diêm sẽ tiếp tục cháy. Ngược lại, cốc 2 được đặt trong tối nên không xảy ra quá trình quang hợp dẫn đến trong ống nghiệm ở cốc 2 không có O2 để duy trì sự cháy của que diêm.
3. Kết luận
(1) Trong tế bào thực vật có chứa lục lạp.
(2), (3) Sắc tố quang hợp không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
(4) Sản phẩm được tạo thành trong quá trình quang hợp là tinh bột và oxygen.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY BẰNG THỦY CANH, KHÍ CANH
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
a. Chứng minh sự hút nước ở rễ.
b. Chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.
c. Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.
d. Kiểm tra ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
e. Quan sát thành phần cấu tạo của khí khổng dưới kính hiển vi.
g. Chứng minh một số loài cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.
2. Kết quả và giải thích
a. Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nguyên nhân nào?
- Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nước đã được rễ cây hấp thụ.
b. Vì sao cánh hoa và bên trong thân chuyển sang màu mực?
- Nước và một số chất tan trong nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Do đó, khi cho cành hoa vào cốc nước nhỏ thêm mực, mạch gỗ sẽ vận chuyển dòng nước màu mực lên các bộ phận khác của cây dẫn đến cánh hoa và mạch gỗ chuyển sang màu mực.
c. Vì sao túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước?
- Túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước do chậu (2) vẫn còn lá, lá thực hiện quá trình thoát hơi nước; hơi nước thoát ra bị túi nylon giữ lại.
d. Vì sao trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước?
- Trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước vì:
+ Chậu (1) bị tưới thiếu nước, lượng nước thoát ra ngoài cao hơn lượng nước hấp thụ được nên xảy ra hiện tượng mất cân bằng nước, làm cho một số lá cây có biểu hiện héo.
+ Chậu (2) được tưới với lượng nước hợp lí, lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra, nên cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Chậu (3) bị tưới thừa nước, cây bị úng nước khiến cho lượng oxygen trong đất giảm không đủ để cung cấp cho bộ rễ thực hiện hô hấp, làm cho rễ không thực hiện được chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, nên cây có biểu hiện bị úng nước.
e. Thành phần cấu tạo của khí khổng: (1): …, (2): …, (3): …, (4): …
(1): tế bào hạt đậu, (2): lỗ khí, (3): lục lạp, (4): tế bào biểu bì.
g. Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ yếu tố nào?
- Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ nước và dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.
h. Trả lời các câu hỏi đã đặt ra khi quan sát trồng cây khí canh.
- Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?
+ Kĩ thuật trồng cây khí canh: Cây được trồng trong môi trường không khí có chứa thể bụi dinh dưỡng ở dạng phun sương. Nhờ vào những bụi thể dinh dưỡng, rễ cây hấp thụ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng phát triển.
+ Các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây khí canh: Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng, giá đỡ, hệ thống cảm biến, đài phun nước, vòi phun nước,…
+ Tiến hành trồng cây khí canh bằng các bước: Trồng cây vào rọ trồng, cố định cây trong rọ bằng xơ dừa → Đặt rọ đã trồng cây vào bình trồng cây → Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây sao cho dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ cây → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá cây sau mỗi 3 ngày.
- Trồng cây khí canh có những ưu điểm gì?
+ Năng suất cao và đảm bảo được chất lượng rau trồng.
+ Tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước.
+ Rễ cây nhận được nhiều oxygen hơn.
+ Dễ dàng bảo trì hệ thống khí canh.
3. Kết luận
a. Rễ thực hiện chức năng hút nước.
b. Mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước lên các bộ phận của cây.
c. Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây.
d. Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
e. Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.
g. Có thể trồng cây không cần đất theo phương pháp thủy canh hoặc khí canh.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
- Chứng minh quá trình quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.
2. Kết quả và giải thích
a. Nhiệt độ trong bình chứa hạt thay đổi như thế nào tại thời điểm sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ so với lúc mới cắm nhiệt kế? Giải thích.
- Nhiệt độ trong bình 1 tăng lên theo thời gian. Nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.
- Giải thích:
+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp có sinh ra nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 1 tăng dần lên theo thời gian.
+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.
b. Màu sắc ở hai cốc nước vôi trong thay đổi như thế nào? Giải thích.
- Màu sắc ở 2 cốc nước vôi trong chuyển thành màu đục, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
- Giải thích:
+ Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào thải ra nhiều khí carbon dioxide. Khí này phản ứng với nước vôi trong tạo ra hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
+ Hơi mà chúng ta thổi ra cũng chứa nhiều khí carbon dioxide nên khi thổi hơi vào cốc nước vôi trong cũng xuất hiện hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
c. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với cây nến (hoặc que diêm) trong mỗi bình thí nghiệm? Giải thích.
- Ở bình 1, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt. Ở bình 2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.
- Giải thích:
+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình này tiêu thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide dẫn đến không đủ khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt.
+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp dẫn đến vẫn còn khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.
3. Kết luận
- Quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.
- Tên thí nghiệm: Chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân cây.
- Nhóm thực hiện: Nhóm 2
- Kết quả và thảo luận:
+ Sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong: Cả hai ống đong đều có mực nước giảm so với mức ban đầu.
+ Sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của hai cây: Lá của cây ở ống đong thứ nhất có màu sắc không thay đổi, lá của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện những viền màu đỏ. Lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ nhất không có màu; lát cắt ngang rễ, thân của cây ở ống đong thứ hai xuất hiện các chấm tròn màu đỏ đậm.
+ Giải thích: Nước và một số chất tan trong nước được rễ hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Khi rễ cây được đặt trong ống đong chứa nước, rễ hút nước sẽ làm giảm lượng nước trong hai ống đong. Các chất tan trong nước như mực đỏ hoặc eosin trong ống đong thứ hai được rễ hấp thụ và vận chuyển theo mạch gỗ, do đó phần mạch gỗ ở thân cây thứ hai có màu đỏ.
- Kết luận: Rễ thực hiện chức năng hút nước và mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước từ rễ lên thân rồi lên lá.
Tham khảo!
Giai đoạn | Cơ quan thực hiện | Con đường | Vai trò |
Hấp thụ nước và khoáng | - Chủ yếu là lông hút ở rễ. | - Nước được hấp thụ từ đất vào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu. - Khoáng được hấp thụ từ đất vào lông hút theo 2 cơ chế thụ động và chủ động. | - Hấp thụ nước và khoáng từ đất vào trong tế bào lông hút. |
Vận chuyển nước và khoáng | - Rễ, thân, lá,… | - Nước và chất khoáng từ lông hút được vận chuyển vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất. - Theo dòng mạch gỗ, nước và chất khoáng được đưa đến các tế bào của cơ thể thực vật. | - Vận chuyển nước, chất khoáng hấp thụ được đi đến các bộ phận của cây. |
Thoát hơi nước | - Chủ yếu là lá. | - Thoát hơi nước diễn ra theo 2 con đường: qua bề mặt lá và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. | - Tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo một chiều từ rễ lên lá. - Khí khổng mở ra tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. - Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá giúp bảo vệ lá khi nắng nóng. |
Tiêu chí | Bệnh béo phì | Bệnh suy dinh dưỡng |
Nguyên nhân | - Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… - Do lười vận động. - Do căng thẳng thường xuyên. - Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. - Do gene di truyền. | - Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng. - Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,… - Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,… - Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. |
Hậu quả | - Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư,… - Tự ti, dễ mắc stress. | - Làm sụt giảm sự phát triển tầm vóc, giảm phát triển trí não, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể đặc biệt là đối với trẻ em. |
Biện pháp khắc phục | - Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,… - Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí. - Giải tỏa stress. | - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm. - Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng. - Tăng cường các hoạt động thể chất. - Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,… |
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY BẰNG THỦY CANH, KHÍ CANH
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
a. Chứng minh sự hút nước ở rễ.
b. Chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.
c. Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.
d. Kiểm tra ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
e. Quan sát thành phần cấu tạo của khí khổng dưới kính hiển vi.
g. Chứng minh một số loài cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.
2. Kết quả và giải thích
a. Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nguyên nhân nào?
- Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nước đã được rễ cây hấp thụ.
b. Vì sao cánh hoa và bên trong thân chuyển sang màu mực?
- Nước và một số chất tan trong nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Do đó, khi cho cành hoa vào cốc nước nhỏ thêm mực, mạch gỗ sẽ vận chuyển dòng nước màu mực lên các bộ phận khác của cây dẫn đến cánh hoa và mạch gỗ chuyển sang màu mực.
c. Vì sao túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước?
- Túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước do chậu (2) vẫn còn lá, lá thực hiện quá trình thoát hơi nước; hơi nước thoát ra bị túi nylon giữ lại.
d. Vì sao trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước?
- Trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước vì:
+ Chậu (1) bị tưới thiếu nước, lượng nước thoát ra ngoài cao hơn lượng nước hấp thụ được nên xảy ra hiện tượng mất cân bằng nước, làm cho một số lá cây có biểu hiện héo.
+ Chậu (2) được tưới với lượng nước hợp lí, lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra, nên cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Chậu (3) bị tưới thừa nước, cây bị úng nước khiến cho lượng oxygen trong đất giảm không đủ để cung cấp cho bộ rễ thực hiện hô hấp, làm cho rễ không thực hiện được chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, nên cây có biểu hiện bị úng nước.
e. Thành phần cấu tạo của khí khổng: (1): …, (2): …, (3): …, (4): …
(1): tế bào hạt đậu, (2): lỗ khí, (3): lục lạp, (4): tế bào biểu bì.
g. Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ yếu tố nào?
- Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ nước và dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.
h. Trả lời các câu hỏi đã đặt ra khi quan sát trồng cây khí canh.
- Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?
+ Kĩ thuật trồng cây khí canh: Cây được trồng trong môi trường không khí có chứa thể bụi dinh dưỡng ở dạng phun sương. Nhờ vào những bụi thể dinh dưỡng, rễ cây hấp thụ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng phát triển.
+ Các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây khí canh: Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng, giá đỡ, hệ thống cảm biến, đài phun nước, vòi phun nước,…
+ Tiến hành trồng cây khí canh bằng các bước: Trồng cây vào rọ trồng, cố định cây trong rọ bằng xơ dừa → Đặt rọ đã trồng cây vào bình trồng cây → Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây sao cho dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ cây → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá cây sau mỗi 3 ngày.
- Trồng cây khí canh có những ưu điểm gì?
+ Năng suất cao và đảm bảo được chất lượng rau trồng.
+ Tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước.
+ Rễ cây nhận được nhiều oxygen hơn.
+ Dễ dàng bảo trì hệ thống khí canh.
3. Kết luận
a. Rễ thực hiện chức năng hút nước.
b. Mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước lên các bộ phận của cây.
c. Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây.
d. Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
e. Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.
g. Có thể trồng cây không cần đất theo phương pháp thủy canh hoặc khí canh.