K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2021

1. Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ 

Tác giả: Thanh Hải

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

2. Cảnh ngày xuân

Tác giả: Nguyễn Du

          Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

          Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

 

18 tháng 2 2022

ơ cậu ơi, đoạn trích thơ trong câu một là bài Sang Thu của Hữu Thỉnh mà?

1. Bài thơ viết về chủ đề người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một tác phẩm khác trong chương trình lớp 9 cũng viết về đề tài đó là "Những ngôi sao xa xôi", tác giả Lê Minh Khuê. 

2. Biện pháp tu từ: hoán dụ “trái tim” – chỉ người lính.

-  Tác dụng:

+ Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

+ Trái tim là hình ảnh biểu trưng cho người lính lái xe với tình yêu nước và lí tưởng với cách mạng. 

+ Đồng thời ca ngợi ý chí quyết tâm bất chấp mọi khó khăn, thử thách, quyết hi sinh vì miền Nam thân yêu.

Ý nghĩa của hình tượng chiếc xe không kính: 

- Chiếc xe không kính là hình ảnh tả thực gợi sự tàn khốc của chiến tranh. Không có kính vì bom giật, bom rung và đó cũng là nguy hiểm hằng ngày những người lính phải đối mặt. 

_ Chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe: vẻ đẹp của tư thế hiên ngang và lòng dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.

4 tháng 2 2018

* Tóm tắt truyện Lão Hạc

    Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.

* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí

    Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.

26 tháng 11 2021

Lần sau viết rõ đề ra em nhé!

Ta có thể nhớ đến bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu

Những câu thơ:

''Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá, chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay''

...

26 tháng 11 2021

Cảm ơn ạ đề đây ạ Phần I: Đọc hiểu :

 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

 

 

"Lũ chúng tôi,

 

Bọn người tứ xứ

 

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

 

Quen nhau từ buổi "một hai"

 

Súng bắn chưa quen,

 

Quân sự mươi bài,

 

Lòng vẫn cười vui kháng chiến.

 

Lột sắt đường tàu,

 

Rèn thêm dao kiếm,

 

Áo vải chân không,

 

Đi lùng giặc đánh.

 

Mái lều gianh,

 

Tiếng mõ đêm trường,

 

Luống cày đất đỏ

 

Ít nhiều người vợ trẻ

 

Mòn chân bên cối gạo canh khuya .

 

                  (“Nhớ” (1948)– Hồng Nguyên)

 

                    

 

Câu 1. (1.0 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

 

Câu 2. (1.0 điểm). Hình ảnh người lính thời kì đầu kháng chiến hiện lên như thế nào trong bài thơ trên? 

 

Câu 3. (2.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ “Mòn chân bên cối gạo canh khuya” và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?

 

Câu 4. (2.0 điểm). Từ bài thơ trên, em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 (tập 1), cũng viết về những người lính xuất thân từ những chàng trai nông dân áo vải lam lũ, nghèo khó trên khắp mọi miền đất nước ? Hãy chép lại những câu thơ đó?

 

 

Bài thơ đâu:)))))

26 tháng 11 2021

k thấy bài thơ nha

29 tháng 12 2020

Bạn có thể tham khảo như dưới đây:

Trong bảy câu thơ đầu tiên của bài "Đồng chí", nhà thơ đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí giữa các anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Quả thật vậy, chỉ trong hai câu thơ đầu tiên, ta đã có thể thấy thấy rõ được cơ sở thứ nhất cho sự hình thành của tình đồng chí - đó là cùng chung hoàn cảnh, giai cấp và xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Việc tác giả đã sử dụng vế đối giữa "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" đã cho thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nơi quê hương khó khăn, thiếu thốn của "anh" và "tôi". Tiếp đến hai câu thơ tiếp theo, câu chuyện trong bài thơ đã dường như được mở ra khi tạo tình huống cho cuộc gặp gỡ giữa hai người xa lạ "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Nhưng đó lại là dự báo trước và cũng là bàn đạp cho cơ sở thứ hai được hình thành - đó là cùng chung về nhiệm vụ và lý tưởng: "Súng bên súng đầu sát bên đầu". Sử dụng điệp từ "súng' và "đầu" đã cho thấy giữa hai người họ đều cùng chung một nhiệm vụ, và cùng chung một suy nghĩ lý tưởng đó là chiến đấu vì Tổ quốc. Nhưng sang đến câu thơ thứ sáu, với cơ sở thứ ba đã được hình thành, tình đồng chí nảy nở giữa hai người đồng đội mới càng thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn bao giờ hết: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trong khi cụm từ "đêm rét chung chăn' gợi tả sự thiếu thốn của những người lính thì cái từ "tri kỉ" ấy lại như là một sự đối lập về vật chất, đó là sự đồng điệu về tình thần. Và cũng từ ba cơ sở trên, tình đồng chí giờ đây mới thực sự có ý nghĩa, nhất là khi tác giả đã nhận ra một ý nghĩa khác trong tên mà họ hay gọi nhau là "bạn" thường ngày: "Đồng chí!". Là một cụm từ đặc biệt với câu cảm nhưng để thốt ra những điều này, không phải là đơn giản... Qua đó, ta có thể thấy được cơ sở của tình đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa và thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là đối với bảy câu thơ đầu của bài thơ.

P/s: câu ghép mình không có chú thích, mong bạn thông cảm nhé!

Thi tốt!

8 tháng 9 2019

Vì :

- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu

- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn