Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du
- Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao
- Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội
- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê
Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên
Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn
Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)
Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế
a, Bản tóm tắt kể lại nội dung chính tiểu sử Lương Thế Vinh: nhân thân, hoạt động chính, những đóng góp cho đất nước
b, Bài viết đã chọn nội dung tiêu biểu, chính xác về thân thế, cuộc đời Lương Thế Vinh: thân thế, quê hương, gia đình… tác giả chọn lọc nhấn mạnh nét tiêu biểu nhất ở nhân vật lịch sử: sự thông minh hoạt bát từ nhỏ, những đóng góp của ông khi làm quan, đóng góp về văn chương, nghệ thuật
c,
- Bài học: chuẩn bị viết tiểu sử tóm tắt, người viết sưu tầm tài liệu có liên quan
- Tài liệu này chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu
- Tóm tắt những thông tin chính về một tác giả văn học có tác phẩm được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11.
- Tóm tắt những thông tin chính của một văn bản được học ở Bài 8 - Cấu trúc của văn bản thông tin.
- Văn bản truyện thơ: Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” in trong tập “Bích Câu kì ngộ” kể về hoàn cảnh gặp nhau giữ chàng thư sinh nghèo Trần Tú Uyên đem lòng tương tư nàng tiên nữ Giáng Kiều, để rồi hai người cùng dệt nên sợi tơ duyên hạnh phúc. Tú Uyên gặp nàng trong một lần đi xem hội xuân, chàng thấy một người con gái xinh đẹp tuyệt trần bèn bám theo nhưng lại để mất dấu, từ đó chàng ôm mộng ngày đêm nhung nhớ. Tình cờ chàng mua được bức tranh người thiếu nữ giống hệt cô gái mà chàng yêu thương, chàng mua về treo trong nhà, ngày đêm ngắm tranh tưởng tượng người thiếu nữ trong tranh thành người thật. Chàng “sớm khuya” ôm mộng đến sinh bệnh, “chồn” cả người. Một hôm, khi chàng đi công việc trở về nhà thì thấy cơm canh đã bày sẵn đầy đủ như “bát trân”, chàng lấy làm lạ quyết định rình xem thì thấy một người con gái trong tranh bước ra. Không để lỡ cơ hội, chàng tiến vào rưng rưng “bên mừng bên lệ” bày tỏ nỗi lòng của mình. Đằng gái thẹn thùng xưng tên là tiên nữ “Giáng Kiều” vốn có duyên trời định “ba sinh” với chàng, mong được kết duyên đôi lứa. Từ đó, họ đồng vợ đồng chồng chung sống hạnh phúc. Trăm hoa, muôn thú cũng mừng cho họ. Đoạn trích trên mang âm hưởng dân tộc sắc nét cùng ca từ trữ tình, uyển chuyển cho ta thấy được tâm nguyện mà nhà thơ gửi gắm về cuộc sống tự do, không khó khăn, loạn lạc.
- Văn bản bi kịch: Sống hay không sống – Đó là vấn đề
Nghi ngờ về cái chết của vua cha có liên quan đến Clô-đi-út vị vua hiện tại cũng là chú ruột của chàng, Hăm-lét đã giả điên để che mắt kẻ thù. Kẻ thù và lũ tay sai cố gắng dò xét xem Hăm-lét có điên khùng thật hay giả tạo. Cuộc trò chuyện của chàng với người yêu mình là Ô-phê-li-a đã bị vua và Pô-lô-ni-út nghe trộm. Khi nói chuyện với nàng ta, Hăm-lét đã buông ra những lời tàn nhẫn, cốt để nàng rời xa mình. Hăm-lét đã nhận ra sự xung đột với cả thời đại, từ đó để lại dấu ấn trong nội tâm của chàng. Nội tâm chàng tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục. Đó cũng là điều mà chàng băn khoăn “Sống, hay không sống – đó là vấn đề”.
Trường hợp a và e không cần viết tiểu sử tóm tắt, còn lại các trường hợp khác đều phải viết tiểu sử, tóm tắt
Tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao.
Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 - 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 - 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.
Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.
Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.