Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Của cj đây:Dù em học lớp 4 nhưng văn của em hay lắm đấy.
Bài làm
Mẹ là người mà em yêu quý và kính trọng nhất trên cuộc đời này.
Năm nay mẹ em đã hơn bốn mươi tuổi rồi nhưng vẫn còn đẹp lắm. Khuôn mặt mẹ tròn trịa, kết hợp với mái tóc nâu xoăn nhẹ trông thật là đáng yêu. Đôi mắt mẹ bị cận nên lúc nào cũng mang theo một chiếc kính cận màu trắng. Khi mẹ cười, sẽ xuất hiện một chiếc răng khểnh rất đáng yêu. Vóc dáng của mẹ khá cân đối, nên mặc gì cũng xinh. Khi đi làm, mẹ sẽ mặc đồng phục, ở nhà mẹ lại thích những bộ đồ bộ thoải mái.
Là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ rất bận rộn và vất vả. Có những hôm phải rất khuya mới được về. Tuy nhiên, mẹ vẫn dành thời gian để chăm sóc cho gia đình. Lúc nào nhà cửa cũng gọn gàng, đồ ăn cũng thơm ngon. Các cô các bác ai cũng khen mẹ em vừa giỏi việc nước lại đảm việc nhà.
Em rất yêu quý và tự hào về mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để có thể đem đến những niềm vui nhỏ cho mẹ yêu.
ngầy xưa em có mẹ rất xinh đẹp.Ngầy hôm ấy ba về với mẹ và nói ngầy với em là mai chúng ta cùng đi biển chơi.Lúc đó em rất vui khi em đơực đi .Em thích nhất là ba mẹ . em rất yêu ba mẹ.
\ Em tên là trần huy phong đang nghỉ hè , em đã học cô hồi năm lp 5 chắc co cũng sẽ em nhỉ ?
Hết hè là em đã học lp 6 là em sẽ ko học mái trường này nữa , và cũng ko học cô . Tuy em đã ko học cô nữa
những em vẫn sẽ nhớ cô .
Em chúc cô nhiều sức khoẻ và thành công trong cuộc sống .Và em xin hứa sẽ coos
gắn học thật giỏi để ko phụ lòng cô đã giúp em trong năm lp 5
Kí tên
XXXXXXX
Trần Huy Phong
Kính gửi cô Yến thương nhớ,
Em là Hồ thị Kim Nhi, học sinh lớp 5/7 của cô, đứa học trò "hạt tiêu" mà cô vẫn gọi một cách trìu mến. Lên lớp 6, em được bầu làm tổ trưởng phụ trách việc học tập của tổ 4 lớp 6a9 do thầy Ngọc phụ trách. Em thay mặt 24 bạn học sinh cũ lớp 5/7 hiện đang học lớp 6a9 và trong ngôi trường THCS này gửi lời thăm cô và kính chúc cô được nhiều sức khoẻ.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (20-11-2018), trường ta tổ chức thật rầm rộ. Các thầy cô giáo cũ, học sinh cũ về dự lễ đông vui lắm. Trước ngày lễ, chúng em mong ngóng cô, và hi vọng được gặp lại cô sau hơn hai năm trời xa cách. Nhưng rồi, chúng em rất buồn vì chờ mãi không thấy cô trở về thăm trường và dự lễ. Sau đó, thầy Tiến, cô Minh, thầy An mới cho chúng em biết là từ ngày cô vào Đà Nẵng ở với gia đình người con trai và cháu nội, sức khoẻ của cô không tốt lắm, phải đi viện mổ khối u... Chúng em chỉ cầu mong cô sớm bình phục, sống vui khoẻ trong lòng con cháu và những học sinh yêu quý của cô.
Cô Yến ơi ! Hình ảnh cô với nét mặt đôn hậu, với giọng nói dịu dàng, với tình thương bao la..., cô đã để lại trong tâm hồn chúng em bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động. Lời cô dạy trong giờ Tập viết, giờ Chính tả: "Nét chữ tả nết người", chúng em khắc sâu vào trong lòng mãi mãi. Mẹ bạn Huấn, bà bạn Quang, bố bạn Thịnh..., nay vẫn nhắc lại kỉ niệm về cô, khi bị đau ốm được cô vào bệnh viện thăm hỏi. Ông nội em vẫn thường xuyên kể về cô với tất cả tấm lòng quý trọng. Ông nội em gửi lời thăm cô và gia đình.
Một lần nữa, em xin thay mặt các bạn học sinh cũ lớp 5/7 kính chúc cô được dồi dào sức khoẻ; chúc toàn thể gia đình cô gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.
Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.
Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.
Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.
Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.
Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.
Mr. Tony
Chủ nhật hàng tuần, mẹ thường nấu một món ngon cho cả nhà thưởng thức. Phụ mẹ làm bếp, em được ngắm mẹ lúc mẹ nấu ăn.
Mẹ em còn trẻ, chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Hôm nay, mẹ mặc bộ đồ ngắn màu hồng nhạt rất xinh. Tóc mẹ vấn cao, búi gọn trong cái kẹp lưới có gắn nơ màu đen. Một lọn tóc mai gợn sóng loăn xoăn bên mái tóc mẹ làm mẹ thêm duyên dáng. Mẹ rửa sạch tay rồi bắt đầu nấu ăn.
Trước tiên, mẹ thái thịt ra từng mẩu nhỏ bằng con cờ rồi ướp gia vị cho thấm. Bàn tay thon dài của mẹ gọt, cắt, tỉa rau củ thành hình hoa, hình bướm. Mẹ hầm thịt trước rồi làm sốt cà chua. Gò má mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ sáng long lanh, vui vẻ. Mẹ mỉm cười, tươi như hoa bảo em: “Trưa nay, mình ăn bánh mì ra-gu, một món ăn Tây đã Việt hoá.”
Mẹ vừa làm vừa giảng giải cho em cách ướp thịt. Trong lúc chờ thịt hầm mềm, em phụ mẹ nhặt rau sống. Từng lá nhỏ sau khi được ngâm trong nước rửa rau quả. Rửa rau lại bằng nước sạch kĩ lưỡng, mẹ quay rau cho khô nước rồi bảo em bày bàn ăn. Thịt trên bếp đã mềm, mùi thơm bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ nêm nếm rồi gật gù: “Hầm với rau củ là vừa ăn.”
Tay mẹ bác chảo sốt cà chua vào thịt, mắt theo dõi váng cà chua nổi lên mặt nước hầm. Nồi thịt sôi, mẹ bỏ rau củ vào tiếp và bảo em: “Con bày tô chén và bánh mì là vừa lúc đó.” Mẹ vặn nhỏ lửa cho ra-gu sôi nhẹ và bày rau sống ra đĩa. Đĩa rau mẹ bày đẹp như đóa hoa xanh biếc có nhụy là màu trắng hơi xanh của dưa leo. Mẹ thăm chừng nồi ra-gu, mẹ xắn một mẩu khoai tây rồi tắt bếp.
Món ăn mẹ nấu được múc ra tô chờ cả nhà. Em đi lên nhà mời ông và bố ăn trưa. Ra-gu mẹ nấu ngon thật. Mẹ làm bếp khéo ghê. Bữa ăn gia đình đầm ấm, vui tươi là hạnh phúc của cả nhà. Mẹ em nấu ăn ngon nên cả nhà em thích ăn thức ăn do mẹ nấu hơn ăn ở nhà hàng.
Thỉnh thoảng, để mẹ có thời gian dạo phố, nghỉ ngơi, bố đề nghị cả nhà ăn cơm tiệm một hôm. Mẹ vui vẻ đồng ý và thường chọn món ăn lạ để học cách nấu. Mẹ em rất thích nấu ăn. Em rất tự hào về tài nấu ăn của mẹ. Hằng ngày, nghe lời mẹ chỉ bảo, lớn lên em sẽ cố gắng nấu ăn ngon như mẹ. ez quá
Thư gửi cho thầy cô giáo
Đà Nắng, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Cô Dung kính mến!
Đã lâu không có dịp đến thăm cô, hôm nay nhân ngày 20 tháng 11, em viết thư gửi thăm cô.
Thưa cô, dạo này cô có khỏe không? Cô đang dạy lớp mấy? Học trò của cô có ngoan không? Năm nay em đang học lớp Ba, em luôn nhớ lời cô dạy bảo nên tháng nào em cũng được xếp vào bảng danh dự. Ba mẹ em rất vui và em nghĩ cô cũng hài lòng khi biết tin này.
ô kính mến! Hình ảnh cô em không bao giờ quên được. Ngay từ buổi đầu tiên bước chân vào lớp Một, khi mẹ đưa em tới trường, lạ bạn, lạ thầy, ngồi trong lớp một mình, nước mắt em như muốn trào ra. Bỗng cô xuất hiện nhẹ nhàng ngồi cạnh em dỗ dành và đưa em xem những tranh vẽ lớp Một. Cô bày cả lớp hát và chơi trò chơi. Từ đó bạn nào cũng thích học. Em nhớ có lần đến lớp, cô bị cảm, mặt đỏ bừng mà vẫn cố gắng giảng bài cho chúng em'. Không hiểu chứng nhức đầu của cô có thuyên giảm chút nào không? Bé Lan, con cô chắc năm nay đã vào mẫu giáo rồi, cô nhỉ?
Mỗi lần lười học, nhớ đến những lời khuyên của cô, em vội ngồi vào bàn học bài, làm bài. Hình ảnh cô, giọng nói, cử chỉ dịu dàng làm cho em thích thú và nhớ mãi.
Thôi thư đã dài, em xin ngừng bút. Em chúc cô và gia đình sức khỏe. Em xin hứa sẽ là một học sinh giỏi và đứa con ngoan để cô vui lòng.
Học sinh của cô Nguyễn Vĩnh Anh
Vĩnh Phúc , ngày 13 tháng 5 năm 2018
Ngọc thân mến!
Lúc chia tay ở Sầm Sơn, cậu hứa với mình, về nhà, cậu sẽ viết thư cho mình ngay. Thế mà đến giờ mình vẫn không nhận được một lời hỏi thăm của cậu. Không biết cậu đã làm mất địa chỉ của mình hay vì mấy cuốn truyện “Giỏ trái cây” làm cậu bận bịu đến quên hết cả bạn bè? Thôi thì, mình đến thăm cậu trước vậy.
Cậu vẫn khỏe đấy chứ? Đầu năm đến giờ được mấy điểm mười rồi? Hai mươi hay ba mươi? Còn mình, vừa mới tăng thêm được một kí, chiều cao vẫn như cũ. Thế mới bực chứ. Riêng việc học hành thì luôn được cô giáo khen là tiến bộ hơn trước. Từ đầu năm đến giờ, mình đã có hai mươi lăm điểm mười, nhưng lại bị một điểm bốn môn Toán, vì ham thả diều, quên không làm bài tập. Đến lớp, cô gọi lên bảng chữa bài tập, hai bài sai một. Mình xấu hổ lắm. Mình hứa với cậu từ nay về sau mình quyết không để bất kỳ môn nào bị điểm yếu nữa. Mình với cậu cùng bắt tay thi đua nhé! Thôi, mình đi học bài đây, chúc cậu vui vẻ. Nhớ ghi thư cho mình nhé!
Bạn thân
(kí tên)
Vũ Hà Khánh Linh
Các chú bộ đội chiến sĩ Trường Sa kính mến!Từ thành phố Nha Trang thân thiện và mến khách, cháu là Trần Khánh Hòa - học sinh Trường THCS Thái Nguyên. Hôm nay cháu viết thư này nhằm gửi đến các chú những tình cảm chân thành tự sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu và đặc biệt là gửi đến các chú những lời chúc sức khỏe, mong các chú thật khỏe mạnh để cầm chắc tay súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương, đất nước.
Theo chúng cháu được biết, hiện nay các chú rất vất vả và căng thẳng đối với việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ Quốc. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm chập chùng sóng vỗ ấy, chúng cháu biết các chú phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn: sự khắc nghiệt khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất tinh thần, sự cô đơn buồn bã giữa đêm khuya thanh vắng....rất nhiều và rất nhiều, vì lẽ đó chúng cháu rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các chú - những người con của tổ Quốc. Từ sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của chúng cháu đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để thi đua cùng các chú như thi đua học tốt đạt nhiều điểm mười tặng các cô chú, ở các buổi chào cờ thì chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, được tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Trường Sa, chúng cháu được nghe về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng....Và trường chúng cháu cũng đã phát động nhiều phong trào như quyên góp quỹ ủng hộ vì Trường Sa, quyên góp mua máy rađio, mua ti vi, mua đàn ghitar, mua banh bóng chuyền ...để gửi tặng các chú phần nào làm cho mọi người vơi đi nỗi nhớ đất liền.
Các chú kính mến! Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, bốn bề vây quanh là nước, các chú có buồn không? Sau một ngày vất vả, gian lao với những nhiệm vụ thì khi màn đêm buông xuống, các chú có lẽ rất nhớ nhà, nhớ người mẹ từng ngày mong con, nhớ người vợ với nỗi nhớ chồng không nguôi, nhớ con thơ từng ngày đợi cha,...Nhưng chúng cháu thật khâm phục khi các chú đã kiên cường vượt qua tất cả những điều đó vì sứ mạng thiêng liêng của Tổ qốc đã giao cho. Các chú đã hãy yên tâm về nơi hậu phương này, vì ở đây mọi người luôn cố gắng sống và làm việc thật tốt để các chú vững tâm thực hiện nhiệm vụ, mọi người ở đất liền luôn hướng về vùng đất Anh hùng - nơi các chú đang làm việc vì sự bình yên của Tổ quốc. Chúng cháu ước ao một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng này, được thực hiện sứ mạng vinh quang ấy ... Và bây giờ chúng cháu thật thấm thía những lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và đó ắt hẳn cũng là nỗi lòng của các chú:
"Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Cuối cùng cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương, mong các chú thật khỏe mạnh để giữ vững tay súng bảo vệ, vùng trời Tổ Quốc ... chúc các chú hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua các chú, cháu và các bạn gửi lời thăm các bạn học sinh đang sinh sống và học tập trên đảo Trường Sa xa xôi, những công dân đặc biệt của tổ quốc Việt Nam .
đoạn văn này ý tưởng tốt, diễn đạt cũng khá nhưng cách sắp xếp và diễn đạt của bạn còn chưa mạch lạc lắm, cần chỉnh sửa 1 số chỗ, nó sẽ giúp đoạn văn của bạn diễn tả ý trọn vẹn và sâu sắc hơn.
Đó chì là ý kiến riêng của mình.
viết ngắn nhé
10 dòng là đc
Bn vô link này mà tham khảo nha !
https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-thu-tri-an-cha-me-45154n.aspx
~ Hok tốt ~