Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lặng xuôi năm tháng êm trôi
Con đò kể chuyện một thời rất xưa
Rằng người chèo chống đón đưa
Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều
Bay lên tựa những cánh diều
Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên
Rời xa bến nước quên tên
Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười
Giọt sương rơi mặn bên đời
Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông
Mắt thầy mòn mỏi xa trông
Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian.
Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?
Ngàn bông hoa thắm kính thưa dâng thầy
Cho con cuộc sống hôm nay
Mừng ngày Nhà giáo ơn thầy chẳng quên!
Đây chỉ là bài tham khảo thôi nên nó chưa được hay lắm, mong bạn thông cảm.
Bổn phận làm con
Không được coi thường
Làm con không dễ
Như trò trẻ con
Phải biết giúp đỡ
Cha mẹ của ta
Để không phụ lòng
Công lao cha mẹ
Bao công vất vả
Bao giọt mồ hôi
Không ngại nắng mưa
Những ngày làm lũ
Nuôi ta ăn học
Lớn khôn trưởng thành
Tóc trắng vài sợi
Chỉ vì lũ con
Để giúp cha mẹ
Thì ta phải ngoan
Chăm làm chăm học
Mới xứng là con
Đang đi trực thăng
Bỗng nhiên hết xăng
Tình hình rất căng
Rơi xuống mặt trăng
Liên quan quá nhỉ
Chẳng liên quan gì
Đến đây là hết
Bai bai mọi người
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.
Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.
Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.
Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.
Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.
Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian
Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc
Rồi mai đây bé làm người lớn
Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng
Còn ai làm con thuyền giấy trắng
Mùa hạ về lấp lánh bên sông
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non ríu rít sân trừng
Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.
Bài làm 2
Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.
Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.
Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.
Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.
mỗi ngày đến trường
cô đều vui vẻ
day cho chúng em
bao điều mới mẻ
em yêu cô lắm
cô giáo dạy văn!!!
ui soi lại là tủ của tui
em vào lớp ..
cô giáo dạy văn
là cô .... đó
tính cô đâu khó
mà rất dễ thương
“Mây và sóng” của Ta-go đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng.
Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Hay:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Rồi như chợt nhớ ra, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.
Để rồi em bé đã sáng tạo ra một trò chơi chỉ dành riêng cho hai mẹ con mà thôi:
“Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.”
Và cả:
“Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.”
Những câu thơ trên đã cho người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Khi đọc “Mây và sóng”, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy vô cùng cảm động trước tình cảm của em bé và người mẹ.
Lòng ngày nay là ngày gì thế
Tôi ngước lên nhìn thẳng người cô
Cô lắc đầu tựa như không biết
Hôm nay là ngày của cô thôi!
Hôm nay xin cô đừng buồn nhé
Em sẽ cố gắng học chăm hơn
Mong rằng kết quả như mong muốn
Để cô có thể được vui lòng
Ngày nay cô vẫn chưa được nghỉ
Cô thật là siêng năng, chăm chỉ
Là một bà tiên luôn mỉm cười
Mong rằng cô luôn luôn khỏe mạnh!