K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2021

ummmmmmmmm mk ko biết nhưng mk sẽ tim

24 tháng 5 2021

cảm ơn ạeoeo

20 tháng 2 2019

Thành tựu

Tính đến năm 2016, sau 30 năm, kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả sau[21][22]:
  • Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân 7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế giới.
  • Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188 USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần 2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng.
  • Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013[23].
  • Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
  • Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991.
  • Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.
  • Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang tích cực đàm phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP).
21 tháng 7 2018

- Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt những thành tựu to lớn, toàn diện.

  + Nước ta đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

  + Từ chỗ thiếu ăn, phải phập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì). Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo.

  + Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. Nhiều khu công nhiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây dựng và đi vào sản xuất.

  + Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước.

- Liên hệ thực tế địa phương: về đới sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất…

13 tháng 1 2018

1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á
– Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: đất liền và hải đảo.
– Vị trí nằm về phía đông của châu Á. Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 50oB đến 20oB.

2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình và sông ngòi:
Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ đông sang tây.
+ Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích khu vực.
– Tại đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây.
– Vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn ở phía đông ven vùng duyên hải.
– Mạng lưới sông dày đặc có các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Phần hải đảo: là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương.
b. Khí hậu và cảnh quan:
+ Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Có khí hậu gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ mát ẩm mưa nhiều.
+ Nửa phía tây phần đất liền: Với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao.

19 tháng 3 2017

thành tựu:

-nền kinh tế có sự tăng trưởng

-cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (2001-2010)

-đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển

-nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho nhân dân. tạo nền tảng đến năm 2020, cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

19 tháng 3 2017

-nền kinh tế có sự tăng trưởng

-cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối hợp lí, chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

mục tiêu phấn đấu trong 10 năm (2001-2010)

-đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển

-nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho nhân dân. tạo nền tảng đến năm 2020, cơ bản nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

22 tháng 2 2018

Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc. Mọi nguồn lực kinh tế, xã hội cả trong và ngoài nước đã được phát huy. Sản xuất nông nghiệp liên tục phát triển. Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vững chắc vấn đề an ninh lương thực. Trong nông nghiệp đã hình thành một số sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, :cao su, chè, điều và thủy hải sản.
Công nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ, nhất là các ngành then chốt, như dầu khí. than, điện, thép, xi măng, giấy, đường.

Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối. hợp lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến dán tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. tỉ lệ nghèo đói giảm nhanh

23 tháng 3 2021

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Trong thời gian qua, ở nhiều địa phương, mùa màng đã bị mất trắng do thiên tai (lũ lụt và hạn hán).

21 tháng 4 2021

Lợi ích của sông:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp bồi đắp phù sa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Du lịch sông nước

- Giao thông đường thủy

- Phát triển thủy điện, thủy lợi

Tác hại của sông:

- Về mùa lũ, nước sông dâng cao nhiều khi gây lụt lội gây thiệt hại nhiều đến sản xuất và sinh mạng của nhân dân quanh vùng, về mùa khô gây hạn hán

22 tháng 4 2021

phan van qua.nhonhung

6 tháng 3 2018

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

6 tháng 3 2018

có j bạn chọn lọc nha

- Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%.

-Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.