Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nền kinh tế Nhật Bản dần được khôi phục và chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khi Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950) - được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai trên thế giới - sau Mĩ (830 tỉ USD).
Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai trên thế giới - sau Thụy Sĩ (29850 USD).
Về công nghiệp, trong những năm 1950 - 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, những năm 1961 - 1970 là 13,5%.
Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt, sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng thứ hai trên thế giới - sau Pê-ru.
Kết quả là từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản :. trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại... và chủ yếu là từ những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản. Đó là :
- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc ;
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản ;
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng ;
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Nền kinh tế Nhật Bản cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như hầu hết năng lượng, nguyên liệu đều phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác...
Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút liên tục : những năm 1991 - 1995 là 1,4%, năm 1996 nhích lên 2%, nhưng đến năm 1997 lại xuống âm 0,7%, năm 1998 - âm 1,0%, năm 1999 - âm 1,19%. Nhiều công ti bị phá sản, ngân sách thâm hụt. Dư luận thế giới nhận xét rằng : Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX. Những biện pháp khắc phục của chính phủ đã không thu được kết quả như mong muốn.
EM HÃY NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA TRUNG QUỐC (1978)?
→ công cuộc cải cách và đổi mới của Trung Quốc 1978 là cuộc cải cách đúng đắn , giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng trong nước và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng
VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC TẬP NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TỪ CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?
– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
- Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).
- Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
MÌNH CẦN GẤP Ạ
Biết tận dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật
biết cách "len lỏi" để xâm nhập thị trường
Chấp nhận đặt dưới sự bảo trợ của Mỹ
Đặc biệt chú trọng đến yếu tố con người
Biết tận dụng các nguồn vốn để phát triển